Hạng F
Super Moderators
11/2/15
7.342
17.912
113
Lâm Đồng
Những bê bối lớn nhất ngành ô tô trong thập kỷ qua


Trong thập kỷ qua, ngành ô tô thế giới đã phát triển vượt bậc về công nghệ tự lái, công nghệ pin và động cơ điện. Tuy nhiên, đi cùng với những điểm sáng là những scandal cũng không hề nhỏ. Hãy cùng điểm qua một số biến cố tồi tệ nhất ngành ô tô trong thập kỷ 2010-2019 vừa qua.

Dieselgate – Volkswagen gian lận mức phát thải

Từ 2010-2015, EPA đã chứng nhận cho 480.000 xe trang bị động TDI 2 lít của VW đạt tiêu chuẩn an toàn về phát thải được phép lưu hành ở thị trường Mỹ cho dù những xe này phát thải NO2, một loại khí độc hại gấp nhiều lần CO2, gấp 30 đến 40 lần tiêu chuẩn. Tuy nhiên, âm mưu này đã được một nhóm nghiên cứu đến từ West Virginia vạch trần, kéo theo sự mất mặt và suy yếu của cả ngành xe Đức sau đó.

Những bê bối lớn nhất ngành ô tô trong thập kỷ qua


Bắt đầu từ mùa xuân năm 2014, một nhóm nghiên cứu đến từ West Virginia thực hiện đề tài nghiên cứu đánh giá mức độ phát thải của các xe chạy dầu của châu Âu trên thị trường Mỹ. Và với tư cách là một nhà nghiên cứu, nhóm nghiên cứu gồm 2 giáo sư và 2 sinh viên này đã thu thập nhiều hơn và kỹ hơn dữ liệu về đề tài.

Arvind Thiruvengadam – một sinh viên trong nhóm nói: “Vì là những học giả, nên chúng tôi làm hơi ‘lố’”. Sự "lố" của họ đã phát hiện ra rằng những chiếc xe VW lại có mức phát thải NOx cao gấp 30 lần cho phép. Trong khi chiếc BMW cùng tham gia lại có mức phát thải bình thường như công bố. Nhóm nghiên cứu nhanh chóng gửi báo cáo đến CARB để điều tra.

Những bê bối lớn nhất ngành ô tô trong thập kỷ qua


Sau đó, vào tháng 9/2015, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) và sở Quản lý Tài nguyên Không khí bang California (CARB) chính thức cáo buộc tập đoàn Volkswagen đã vi phạm nghiêm trọng luật pháp bảo vệ môi trường bằng việc sử dụng một phầm mềm (được gọi là defeat-device software) làm sai lệch kết quả kiểm định khí thải của 482.000 xe động cơ diesel VW và Audi đã được bán ở Mỹ từ 2009 nhằm né tránh yêu cầu phát thải khí NO2.

Scandal này khiến cho hàng loạt nhân sự cấp cao của hãng xe Đức, Audi bị bắt để điều tra. Volkswagen phải mất hàng tỷ USD tiền phạt, mở hàng chục chiến dịch triệu hồi trên khắp thế giới, đối mặt với hình ảnh thương hiệu bị xuống cấp, doanh số xe lao đao... Thậm chí, qua nhiều năm sau, hãng này buộc phải thúc đẩy dự án đổi logo và làm mới thương hiệu để xóa nhòa vết nhơ này.

Những bê bối lớn nhất ngành ô tô trong thập kỷ qua


Takata - Túi khí gây chết người

Va chạm xe hơi là điều vô cùng đáng sợ, va chạm xe hơi mà túi khí không nổ càng đáng sợ hơn. Nhưng va chạm xe hơi, túi khí nổ gây chết người thì chắc chắn là đáng sợ nhất rồi.

Và điều đáng sợ này đã thực sự tồn tại trên những chiếc túi khí của Takata, đe dọa sinh mạng của hàng triệu người trên thế giới. Kinh khủng hơn nữa khi hãng túi khí này cung ứng đến 20% lượng túi khí trên toàn cầu. Tức là cứ 10 thương hiệu xe thì có 2 chiếc dùng Takata.

Những bê bối lớn nhất ngành ô tô trong thập kỷ qua

Ít nhất có 23 trường hợp tử vong trên toàn thế giới có liên quan đến lỗi túi khí Takata, trong đó có 15 trường hợp tại Mỹ. Hơn 290 trường hợp bị thương do hệ thống bơm túi khí Takata phát nổ, làm văng các mảnh kim loại bên trong xe. Tổng cộng có 19 nhà sản xuất ôtô đang thu hồi hơn 100 triệu hệ thống bị lỗi trên toàn cầu. Vụ lùm xùm này cũng đã khiến Takata tuyên bố phá sản vào tháng 6/2017.

Những trường hợp va chạm ở ngưỡng kích hoạt túi khí, bộ phận bơm khí có thể bị vỡ. Các mảnh vỡ của bộ phận bơm khí có thể văng vào người ngồi trên xe gây chấn thương nghiêm trọng hoặc tử vong.

Những bê bối lớn nhất ngành ô tô trong thập kỷ qua


Nguyên nhân được xác định là do sự kết hợp giữa yếu tố thời gian sử dụng, biến động nhiệt độ cao và độ ẩm trong một số điều kiện môi trường làm suy giảm tính chất của chất giản nở bên trong bộ phận bơm khí.

Sự suy giảm này có thể dẫn đến chất giãn nở cháy quá nhanh, tạo ra áp suất cao bên trong bộ phận bơm khí, và trong trường hợp áp suất tăng cao quá mức sẽ làm vỡ bộ phận bơm khí khi xảy ra va chạm làm kích hoạt túi khí.

Những bê bối lớn nhất ngành ô tô trong thập kỷ qua


Cựu CEO Nissan - Carlos Ghosn bị bắt

Từ siêu sao ngành xe hơi, cựu chủ tịch Nissan trở thành tội phạm, bị bắt và bỏ trốn về quê nhà bằng thùng đựng nhạc cụ.

Những bê bối lớn nhất ngành ô tô trong thập kỷ qua


Ông Ghosn bị bắt giữ vào tháng 11/2018 và bị Nissan sa thải vài ngày sau đó. Nissan cáo buộc cựu chủ tịch và cựu Giám đốc Greg Kelly biển thủ hơn 327 triệu USD. Các cáo buộc mà ông Ghosn đối mặt có thể bị kết án tối đa 15 năm tù.

Tuy nhiên, Ghosn phủ nhận mọi cáo buộc và bị giam giữ 108 ngày trước khi được tại ngoại hồi tháng 4. Tại Nhật Bản, nhà ông Ghosn bị giám sát bằng video 24/24. Ông cũng bị hạn chế sử dụng điện thoại và máy vi tính. Truyền thông Lebanon đưa tin Ghosn giấu mình trong chiếc thùng chứa nhạc cụ của ban nhạc đến chơi trong bữa tiệc tại biệt thự của ông ta ở Tokyo.

Ghosn trốn thoát bằng cách nào thì cuộc đào tẩu gây chấn động của cựu chủ tịch Nissan vẫn là một vết nhơ đáng xấu hổ của ngành công nghiệp ôtô toàn cầu trong suốt 3 thập kỷ cạnh tranh khốc liệt vừa qua.

Những bê bối lớn nhất ngành ô tô trong thập kỷ qua


Cuộc chiến giữa các đại gia xe hơi General Motors và Fiat Chrysler

General Motors đã đệ đơn kiện Fiat Chrysler đóng vai trò chủ đạo trong âm mưu hối lộ các quan chức UAW nhằm có được sự ủng hộ của nghiệp đoàn này với một hợp đồng liên quan tới GM.

Ngày 20/11, hãng sản xuất ôtô General Motors (GM) đã đệ đơn kiện đối thủ Fiat Chrysler (FCA) lên tòa án liên bang Mỹ với cáo buộc đối thủ đã hối lộ các quan chức Nghiệp đoàn Công nhân ngành tự động Mỹ (UAW) để đảm bảo lợi thế trong các cuộc đàm phán về vấn đề người lao động và ép GM vào thế phải chấp nhận một thỏa thuận sáp nhập.

Những bê bối lớn nhất ngành ô tô trong thập kỷ qua


Đơn kiện nhắm tới cố Giám đốc điều hành của FCA Sergio Marchionne, cáo buộc ông này đóng vai trò chủ đạo trong âm mưu hối lộ các quan chức UAW nhằm có được sự ủng hộ của nghiệp đoàn này với một hợp đồng liên quan tới GM, buộc GM tham gia kế hoạch sáp nhập với FCA.

Đơn kiện của GM nêu rõ ông Marchionne đã vạch kế hoạch ép GM tham gia hợp đồng sáp nhập với FCA, một phần nhờ vào việc thao túng các cuộc đàm phán về hợp đồng lao động với UAW theo cách có lợi cho FCA và gây bất lợi cho GM.

Trong nhiều năm, cố CEO của FCA đã thể hiện mong muốn sáp nhập hai công ty nhưng khi GM từ chối, ông và một số người của FCA đã lên kế hoạch hối lộ các quan chức UAW, để đưa các cuộc đàm phán theo hướng tạo ra các chi phí ngoài dự tính cho GM, buộc hãng này phải chấp nhận sáp nhập.
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng D
9/7/09
1.754
962
113
Vụ túi khí Takata là nghiêm trọng nhất vì liên quan đến tính mạng của chủ xe.