Tập Lái
28/5/11
40
14
8
Huyện Cẩm Mỹ Đồng Nai có vị trí địa lý cùng các điều kiện thuận lợi vô cùng thuận lợi, đang dần nhận được sự quan tâm của giới đầu tư bất động sản. Hiện nay, nhu cầu mua bán đất Cẩm Mỹ Đồng Nai để sinh sống hoặc chuẩn bị đầu tư những dự án mới tại đây đang rất nóng sốt. Tuy nhiên, có rất nhiều người vẫn chưa nắm rõ các thông tin về cơ sở hạ tầng cũng như sự biến động thị trường bất động sản Cẩm Mỹ Đồng Nai như thế nào. Sau đây sẽ là những công trình hạ tầng tiêu biểu góp phần làm giá trị đất nền huyện Cẩm Mỹ Đồng Nai sẽ còn tăng trưởng mạnh trong thời gian tới.

Những công trình góp phần “cất cánh” Bất động sản Cẩm Mỹ


Cảng hàng không Quốc tế Long Thành
Đại diện Tổng công ty Cảng hàng không VN (ACV) cho biết đến nay dự án đầu tư xây dựng sân bay Long Thành giai đoạn 1 (dự án thành phần 3) đã đào đắp san nền hơn 14 triệu m3 đất. ACV đang tập trung san lấp khu vực nhà ga và đã đóng khoảng 1.400 cọc nhà ga, chỉ còn 10% cọc phải đóng tiếp.

Những công trình góp phần “cất cánh” Bất động sản Cẩm Mỹ


“Việc đóng cọc nhà ga vượt tiến độ 1 tháng trong điều kiện mưa nhiều. ACV đang cùng Bộ GTVT, Bộ Xây dựng tập trung thẩm định thiết kế cho xong nhà ga để mời thầu. Tháng 10 sẽ khởi công phần thân nhà ga hành khách” – đại diện ACV cho hay và giải thích việc đào đắp, san nền được làm cuốn chiếu không chỉ ở khu vực nhà ga mà tập trung thêm ở khu vực đường băng cất, hạ cánh để thực hiện tiếp gói thầu này vào cuối năm 2022.

Cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết
Đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây dài 99km, có quy mô 4 – 6 làn xe, là dự án đường cao tốc đã được khởi công thuộc tuyến đường cao tốc Bắc – Nam Việt Nam phía Đông. Khi hoàn thành, đường cao tốc sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ Thành phố Hồ Chí Minh đến các tỉnh vùng duyên hải Nam Trung Bộ, cũng như giải quyết tình trạng quá tải cho Quốc lộ 1 hiện tại.

Những công trình góp phần “cất cánh” Bất động sản Cẩm Mỹ


Tuyến cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đã được điều chỉnh quy hoạch với quy mô 6 làn xe, vận tốc thiết kế 120 km/ giờ. Trong giai đoạn 1, dự án sẽ xây dựng 4 làn xe có chiều rộng từ 25 – 27m. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 của dự án hơn 18.100 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng khoảng 11 ngàn tỷ đồng. Dự án dự kiến hoàn thành trong 36 tháng xây dựng. Hệ thống công trình cầu gồm 68 cầu, với 18 cầu trên đường cao tốc, 40 cầu vượt trực thông với đường cao tốc, 10 cầu trong nút giao liên thông. Đường cao tốc chính thức khởi công vào tháng 9 năm năm 2020 và dự kiến hoàn thành vào năm 2022. Tổng chi phí xây dựng dự kiến khoảng 750 triệu đô la Mỹ.

Đường Hương lộ 10 (Tỉnh lộ 773)
Tỉnh Đồng Nai cho hay đã có quy hoạch và đầu tư dự án nâng cấp, mở rộng tuyến đường ĐT 773 (Long Thành – Cẩm Mỹ – Xuân Lộc) với tổng mức đầu tư khoảng 4.311 tỉ đồng để kết nối vào sân bay. Do đó đã kiến nghị Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chấp thuận bổ sung dự án này vào dự án thu hồi đất, bồi thường,… sân bay quốc tế Long Thành.

Theo đó, Đồng Nai đề nghị được sử dụng 4.136 tỉ đồng (tiết kiệm từ đấu thầu các công trình và không thực hiện dự án khu tái định cư xã Bình Sơn…) để làm đường ĐT 773 nhưng không làm tăng mức đầu tư dự án thu hồi đất, bồi thường, tái định cư sân bay quốc tế Long Thành.

Đường Vành đai 4
Đường Vành Đai 4 TP. HCM có tổng chiều dài 197,6 km, đi qua 5 tỉnh, thành là: Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh, Long An. Sau khi hình thành, tuyến đường Vành đai 4 góp phần tạo điều kiện thuận lợi kết nối các tỉnh trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, kết nối khu vực đồng bằng sông Cửu Long với khu vực miền Đông Nam Bộ với khu cảng Hiệp Phước, cảng Long An góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hóa, tạo điều kiện phát triển dịch vụ cảng.

Những công trình góp phần “cất cánh” Bất động sản Cẩm Mỹ


Hướng tuyến: Đường Vành đai 4 bắt đầu tại điểm giao với đường cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu tại Km40+000 (khu vực thị xã Phú Mỹ), tuyến hướng về sân bay quốc tế Long Thành, giao với đường cao tốc TP. HCM – Long Thành – Dầu Giây (Km 39 + 150). Hướng lên phía Bắc giao với Quốc lộ 1 tại thị trấn Trảng Bom (Km 1834 + 700), vượt sông Đồng Nai tại cầu Thủ Biên, giao với quốc lộ 13 (Km 30 + 700) tại thị xã Bến Cát. Vượt sông Sài Gòn tại cầu Phú Thuận, giao cắt quốc lộ 22 (Km 23 + 500) tại Củ Chi, đi song song ĐT 823 đến thị trấn Hậu Nghĩa. Rẽ trái đi song song với đường ĐT 825 đến khu vực cầu Đức Hòa rồi nhập vào đi trên cao dọc theo dải phân cách của ĐT 830. Đến khu vực Bến Lức giao cắt với đường cao tốc TP. HCM – Trung Lương, Quốc lộ 1 tại Khu công nghiệp Long Hiệp. Giao với Quốc lộ 50 (Km 19 + 900) đến điểm cuối nối với đường trục Bắc – Nam tại Khu đô thị – cảng Hiệp Phước, Thành phố Hồ Chí Minh.

Quốc lộ 56, Quốc lộ 1A
Quốc lộ 56, trước đây là tỉnh lộ 2, là con đường nối thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, dài 50 km.

Quốc lộ 56 khởi đầu tại bùng binh Hòa Long, xã Hòa Long, thành phố Bà Rịa, đi qua các huyện Châu Đức (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), Cẩm Mỹ (tỉnh Đồng Nai) và kết thúc tại ngã ba giao với Quốc lộ 1 tại ngã ba Tân Phong, phường Xuân Tân, thành phố Long Khánh.

Tỉnh lộ 765, Tỉnh lộ 764
Là trục đường huyết mạch kết nối Quốc lộ 1A, Cẩm Mỹ và Châu Đức, Long Hải (Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). Giúp việc di chuyển, giao thương giữa các địa phương được thuận tiện và nhanh chóng.

Xung quanh những trục đường này dân cư sinh sống sầm uất, đầy đủ mọi tiện ích như Chợ, Trường học, Bệnh viện, Trung tâm giải trí, Nhà hàng, Khách sạn, …

Khu du lịch nghỉ dưỡng Hồ Sông Ray
Hồ Sông Ray được hình thành bởi việc con đập ngăn dòng sông Ray, hồ rộng 2.503 ha, nằm trên địa phận huyện Cẩm Mỹ (tỉnh Đồng Nai), huyện Châu Đức, huyện Xuyên Mộc (Bà Rịa – Vũng Tàu).

Những công trình góp phần “cất cánh” Bất động sản Cẩm Mỹ


Dường như tất cả mọi thứ thuộc về vùng đất xinh đẹp này đều mãn nhãn theo một cách riêng khiến ta lưu luyến mãi chẳng rời. Vậy trên cuộc hành trình khám phá những điểm đến độc đáo và mới lạ ở nơi đây, không biết các bạn đã từng đặt chân tới đập hồ Sông Ray hay chưa? Đây chắc chắn là địa điểm sống ảo đậm chất Hàn Quốc cho các tín đồ đam mê check in săn đón.


MỌI NGƯỜI THẤY CÓ CẦN BỔ SUNG THÊM GÌ KHÔNG NHỈ ..