Hạng D
3/5/09
2.214
48
0
Dạo này tình hình đang căng thẳng, nên rảnh rỗi em ngồi đoán xem để diệt được chiếc Thi Lang của TQ thì Vn cần sắm những món nào?

plan-carrieroverview_-01.jpg


PLAN-carrierweapons-01.jpg




Theo thông tin tới giờ thì trang bị đáng chú ý để phòng thủ của TL là 3 hệ thống súng bắn nhanh tầm gần CIWS, 2 cái sau đuôi, 1 cái trước mặt. Tấm rất ngắn như video bên dưới ví dụ. chỉ từ 1-3km. Nguyên tắc hoạt động độc lập, súng có radar tự dò mục tiêu và khai hỏa. Cái này thì cũng dễ test thôi, cứ đem ra bãi tập, ngắm tên lửa vào xử lý nó, hoạt động tốt hay kém là biết ngay, 5 phút là xong.

[tube]http://www.youtube.com/watch?v=nY6nm-6eCzM[/tube]

Hệ thống ASW rocket chống ngầm. và hệ thống tên lửa tầm gần FL 3000, tầm bắn 6km đổ lại. Nhìn chung trang bị trên tàu TL là đồ TQ tự trồng, dĩ nhiên là copy mẫu từ Nga hay phương tây. bên cạnh đó không thể thiếu hệ thống gây nhiễu và các loại khói mù nhằm làm nhiễu loạn tên lửa tấn công.

Một điều đáng chú ý là TL trang bị 3 máy bay trực thăng cảnh báo sớm. Bởi vì TQ chưa có máy bay cảnh báo cất cánh từ tàu sân bay như Mỹ, nên họ dùng trực thăng thay thế. Đây là bài học mà Anh chỉ học được sau khi hy sinh 2 tàu cho Argentina. Sẽ có bài chi tiết riêng về cách triển khai đội tàu sân bay từ vụ Falkland war.

Z8 Airborne early warning. Tương tự như K 31 của Nga, tuy nhiên thiết kê có vẻ là copy từ Pháp và Israel. Có khả năng quét 360 độ.
Z-8JA+AEW-3.jpg


Ka 31 cùng tương tự Z8, hàng này nhập từ Nga, cũng bao quát 360 độ với kha 3năng quét mục tiêu trên mặt biển và trên không, tầm từ 100-200km. Tracking từ 30-40 mục tiêu.

kamov_ka31.jpg


Ka 27 anti submarine warfare. TQ có 3 chiếc này và hình như 5 chiếc Ka 28 dùng để chống ngầm, nhập khẩu từ Nga. Vn cũng có phiên bản Ka 27 hoặc 28, không nhớ bao nhiêu?

800px-Kamov_Ka-27PS.JPEG


Như vậy nhìn chung là TL trang bị đầy đủ những tính năng cần để phòng vệ, cũng như cảnh báo sớm.
 
Hạng D
3/5/09
2.214
48
0
Cuộc chiến Falkland giữa Anh-Argentina và khả năng tiêu diệt 1 tàu sân bay.

Cuộc chiến Falkland được xem như 1 cuộc chiến tranh hiện đại với sự tham dự của tàu sân bay, tuy nhiên lúc ấy, vai trò công nghệ không thực sự được quan tâm. Chỉ sau cuộc chiến này, người ta mới có nhiều thay đổi.
Sự thay đổi chỉ đến với người phương tây mà thôi, chứ TQ thì không quan tâm. Trong 1 bài báo viết về học thuyết quân sự TQ, cho tới những năm 2000 TQ mới thực sự thay đổi tư duy về quân sự. Còn trước đó họ chỉ vận dụng cách đánh cũ, đến nỗi họ dùng Su -27 phiên bản đầu dành cho không chiến, lại mang đi tập ném bom và tấn công mặt đất.

Trở lại cuộc chiến Falkland, Anh triển khai hải quân nhưng không trang bị máy bay cảnh báo sớm, do đó họ không phát hiện máy bay của hải quân Argentina. Khi đó Argentina trang bị máy bay cảnh báo sớm Neptune P-2H của Mỹ, họ phát hiện đội hình của Anh và vạch ra phương án tấn công, tránh khỏi máy bay harrier bay tuần tra của Anh. Vai trò của việc có máy bay cảnh báo sớm là vô cùng quan trọng, vì nó giúp vạch ra phương hướng tiếp cận mục tiêu, né đội bay tuần tra...

images827703_Hinh_02A.jpg


Còn đây là cách triển khai đội hình bảo vệ tàu sân bay

images827704_Hinh_02B.jpg


Phải qua 2-3 lớp tàu phòng vệ mới chạm vào tàu sân bay. Do đó nếu tàu sân bay có mang theo máy bay cảnh báo sớm (AEW), thì việc đối thủ dùng máy bay để tiếp cận mục tiêu coi như phá sản. Bởi vì radar từ máy bay không mạnh bằng radar của AEW. bên nào có AEW, bên đó nắm quyền điều khiển cuộc chơi.
Bởi vì người Argentina có AEW, họ đã tránh khỏi đụng độ với máy bay tuần tra của Anh, bắn tên lửa và rút lui an toàn. Tuy nhiên họ không thể tiếp cận tàu sân bay, bởi vì xung quanh có nhiều lớp tàu bảo vệ.

Sau cuộc chiến Falkland, Anh đã trang bị trực thăng cảnh báo sớm, tương tự TQ trang bị hôm nay. Có thể nói về lý thuyết, TQ đã nắm giữ luật chơi.
Bởi vì ngoài 2 trực thăng cảnh báo sớm, TQ còn có máy bay cảnh báo sớm loại lớn, Kj 2000 và Kj 200

KJ 2000, hợp tác với Israel và sau này thì quay qua Nga vì Iareal bị Mỹ cấm chia sẽ kỹ thuật với TQ. Có thể bay trong 7.7 giờ và radar track mục tiêu 300km, điều khiển 60-100 mục tiêu trong mọi thời tiết.
PLAAF_KJ_2000_oh.jpg

KJ 200
8QwF7.jpg


Với tầm bay khá xa, thì KJ 2000 có thể tham gia tuần tra khu vực biển Đông, yêu cầu máy bay hộ vệ đi kèm.
Với khả năng quét xa và quét mạnh, phi cơ Vn muốn tiếp cận nó có lẽ là bất khả thi. Giải pháp đánh chặn có lẽ chỉ có những nước có dàn máy bay đông đảo, để chấp nhận đối diện trực tiếp với đội bay bảo vệ từ TQ.
 
Hạng D
3/5/09
2.214
48
0
Còn 2 phần hạm đội bảo vệ tàu sân bay TQ và chiến lược của Vn có thể áp dụng, em viết sau.
Tìm hiểu thêm về vũ khí khả dĩ chống lại TL, và Brahmos dù Vn chưa sở hữu, cũng hy vọng khả quan, nhưng thất vọng tràn trề vì nó chỉ có radar dẫn đường quán tính và active/passive radar. Không có lưu trữ ảnh hồng ngoại hay GPS.

http://www.missilethreat.com/cruise/id.18/cruise_detail.asp
The missile operates on the “fire and forget” principle, meaning that once it has been launched, it will correctly strike its target without requiring any assistance. It has an inertial navigation system (INS) for use against ship targets, and an INS/Global Positioning System for use against land targets. Terminal guidance is achieved through an active/passive radar.
 
Last edited by a moderator:
Hạng F
30/3/09
6.132
20.141
113
Cái thớt này của bác rất hợp lý, vì nêu đúng sự việc cần giải quyết.
Nêú bác định đưa ra chiến lược kiểu du kích đánh nhanh, rút gọn, rình mò khi địch sơ hở thì bùm bùm bùm rồi dông .... thì # toàn tập.
 
Hạng D
3/5/09
2.214
48
0
Chưa hiểu ý bác tonyhao? :D
Cuộc chiến giữ đảo thì em nghĩ muốn đánh du kích cũng khó làm lắm.

Phần tiếp theo là nói về hạm đội Nam hải, hạm đội có dịp đụng độ với Vn từ trận Hoàng Sa cho tới những vụ đánh nhỏ gần cuối những năm 90. Đội tàu hải giám cũng thuộc biên chế hạm đội này. Một cách tuần tra quân sự bằng tàu dân sự, có chúa mới biết nó trang bị gì trong những tàu thí giám này?

Trang bị hiện này của hạm đội Nam hải đáng chú ý là lớp 052C, là những tàu khu trục mới đóng của TQ, trang bị tên lửa HQ 9, tương sự loại S 300V của Nga, đây là phiên bản S300 phóng từ tàu chiến, giống s300 Vn phòng thủ ở HN và SG. HQ 9 có tầm bắn 200km, tốc độ mach 4. Độ chính xác thì không biết, vì cũng như S300, chưa biết nó bắn có trúng ai không, có điều suy luận họ thử cũng rất dễ. Giống Nga thử nghiệm bằng các máy bay giả kích cở nhỏ để xem khả năng dò mục tiêu .

Ngoài ra tàu trnag bị 1 máy bay Ka 27 chống ngầm, và các loại pháo bắn nhanh, tên lửa tầm gần...Đại khái đây là lớp tàu mới nhất, và TQ ưu tiên bàn giao cho hạm đội Nam Hải, chứng tỏ biển Đông được ưu tiên mạnh.

type052c.jpg


type052clanzhouclass.jpg


Theo thống kê thì hạm đội NH có khoảng 10 chiếc khu trục lớn, 18 khu trục nhỏ trang bị vũ khí tầm gần và chống ngầm. 8 tàu ngầm chạy diesel và khoảng 20 tàu đổ bộ, vận tải.
Từ những năm 2000, TQ cho xây căn cứ ngầm và năm 2010, ảnh vệ tinh chụp được 1 tàu ngầm hạt nhân của TQ đậu ở hạm đội HN. Theo bộ quốc phòng Mỹ thì TQ có thể trang bị 5 tàu ngầm lớp 094 cho hạm đội, để kiểm soát tình hình biển Đông vốn đang nóng dần.

Như vậy nếu dốc hết vốn liếng của hạm đội, họ có khoảng 28 tàu chiến trang bị từ mạnh tới vừa, đảm nhiệm từ phòng không tới chống ngầm. Trung bình để hộ vệ cho 1 tàu sân bay, có lẽ 10 tàu khu trục là đủ sức lập 2 vành đai an toàn. Các tàu ngầm cũng sẽ đảm nhiệm giúp các tàu chống ngầm để tăng độ an toàn.

Với giả thiết TQ có thể vận hành máy bay J-15, phiên bản copy Su 33 thành công, và kết hợp với máy bay cảnh báo sớm KJ 2000 cất cánh từ đảo Hải Nam, thì TQ hoàn toàn khống chế được mặt biển và bầu trời trong phạm vi các đảo tranh chấp với VN.
 
Hạng D
3/5/09
2.214
48
0
Welcome bác tuansaigon đóng vai phản biện :D

Giải pháp nào cho VN nếu có 1 trận đánh giả sử ở TS?
Từ những vụ đụng độ trên biển thời hiện đại, người ta kết luận là nếu hải quân mình yếu, thì tránh ra gió, vì sẽ thitt hại triệt để. Trong cuộc chiến Falkland, hải quân Argentina không hề xuất kích, vì quá lép vế so với hải quân Anh. Dù Argentina đóng vai chủ nhà.

Lý do vì sao yếu thì không ra gió. Trước nhất về mặt kỹ thuật. Chúng ta biết tàu chiến đều trang bị radar nhưng mà tầm quét của nó lại bị hạn chế bởi đường chân trời. Nói cho dễ hình dung thì chúng ta ra ngắm biển, sẽ thấy những con tàu dần chìm vào cuối chân trời.
Bởi vì mặt biển cũng cong vòng, và radar từ tàu chiến cũng bị những góc chết như vậy. Tính toán với sai số nhỏ thì nếu 1 radar đặt trên boong tàu cao 20m, cho phép nó quét mục tiêu xa 30km. Bất kể nó quét mạnh cỡ nào, đều không thoát khỏi góc chết của đường chân trời.

Cho nên nếu vác tàu chiến ra khơi, mà không thể phát hiện mục tiêu từ xa, còn đối phương dùng máy bay cảnh báo sớm nhìn thấy mọi diễn biến của hạm đội mình, thì chết chắc rồi. Nó sẽ ra phương án triển khai, còn mình thì bị đồng phòng thủ, ai ngon ăn hơn khỏi bàn, chưa kể tàu mình trang bị kém hơn tàu địch.

Vì vậy Vn nên dành những tàu mới sắm để chống tàu lạ, không đem đi so kè với TQ khi có tranh chấp được, trừ khi mình trang bị đủ ngon như tQ.

Một giải pháp dành cho kẻ ở thế yếu, đó là tên lửa tầm xa và tàu ngầm. Chính TQ cũng phát triển giải pháp này để chống Mỹ can thiệp vào biển Đông, với điển hình là tên lửa Đông Phong 21 mà họ quảng cáo bắn chìm tàu sân bay, với tầm xa cả ngàn km.

Về tên lửa, không biết VN trang bị thể loại nào rồi. Nhưng về cơ bản, để diệt tàu sân bay là khó.
Như ví dụ về trận đánh Falkland, Argentina có thể bay gần tới hạm đội của Anh mới khai hỏa, bởi vì hải quân Anh bị mù, không phát hiện mục tiêu từ xa, máy bay Harrier bảo vệ thì bị mù tập 2. Cho nên Argentina có thể phóng tên lửa Exocet chính xác. Một ưu thế là Exocet bay tầm thấp, loại bỏ hệ hto6ng1 phòng không của hải quân Anh.

Vn có thể học theo Argentina hay không? Có thể nhưng mà khó. Bởi vì TQ nắm quyền chủ động phát hiện mục tiêu từ xa. Khi Vn cất cánh ra biển thì e là TQ cũng biết mấy chiếc, bay theo hướng nào. Do đó chúng ta có thể phải khai hỏa từ xa, vì tầm các tên lửa diệt ham rất lớn, tầm 200-300km.
Nhưng đáng buồn là bởi vì tầm quá xa, mà kích cỡ tên lửa lại bị giới hạn, cho nên radar chủ động của tên lửa chỉ có thể "nhìn" trong mức giới hạn chừng 30km.

Vì vậy tên lửa trang bị 1 hệ thống định vị quán tính. Khi máy bay lock mục tiêu, nó sẽ nạp tọa độ mục tiêu cho tên lửa, từ đó tên lửa bay với sự chỉ đường của hệ định vị này. Nó có sai số nhiều hay ít, tùy vào thiết kế.
Khi tới gần mục tiêu nó mới dùng radar chủ động dò mục tiêu.
Nhưng nếu tàu chiến di chuyển, thì hệ định vị quán tính sẽ không hay biết, và khi bay tới nơi, chỉ còn biển xanh và mây trắng.
Do đó LX mới trang bị cho máy bay mình những radar mạnh, để khi khai hỏa rồi, máy bay vẫn rọi đèn pha để cập nhật tọa độ cho tên lửa. Nhưng vấn đề ở đây là chúng ta làm sao loại các máy bay hộ vệ của TQ?
Đó là bài toán mà phái VN phải giải, để vừa quần ẩu với không quân TQ, vừa lâu lâu rọi đèn pha cho tên lửa bay đúng hướng.

Người Mỹ thì sao? Họ gặp vấn đề y chang, nhưng họ có ưu thế về công nghệ, nên giải pháp quá nhiều.
Thứ nhất Mỹ triển khai 1 hệ thống không lực áp đảo trên bầu trời, đảm bảo an toàn cho máy bay cảnh báo sớm. Với tầm quét 400-500km, các máy bay này đảm nhiệm rọi đèn cho tên lửa Mỹ nếu cần thiết.
Thứ 2 là người Mỹ trang bị quá nhiều options cho tên lửa. Đầu tiên là hệ thống bay quán tính, kèm theo hệ định vị GPS.
Khi tàu chiến chạy tới đâu, thì GPS sẽ nạp tọa độ mới cho tên lửa. Nhưng nếu tới gần tàu chiến, bị các loại gây nhiễu, làm cho GPS không có khả năng cập nhật, và các loại gây nhiễu cũng làm cho radar tên lửa vốn đã nhỏ, nay tèo luôn. Thì Mỹ còn 1 loại ảnh hồng ngoại, nó sẽ nạp vào đầu dò tên lửaảnh mục tiêu. Khi tên lửa bay tới gần mục tiêu, nó sẽ dò tín hiệu ảnh, để khi trùng khớp tức là biết dò trúng.
Vậy có thể thấy tên lửa có tới 4-5 đầu dò thay thế nhau, cái này nhiễu, sài cái khác.
Theo cái link trên, Bahmos chỉ có dẫn bằng quán tính và đầu dò chủ động. Nếu không có máy bay cập nhật tọa độ, và đầu dò bị tàu đối phương gây nhiễu, khả năng thành công rất khó nói.

Tư thực tế kỹ thuật trên, việc đánh chìm tàu sân bay bằng tên lửa là rất khó, vì khi đó đòi hỏi bay qua vài lớp tàu bảo vệ trang bị tên lửa và súng bắn nhanh tầm gần. Mục tiêu khả dĩ hơn, chính là các tàu hộ vệ. Bắn nhiều tên lửa vào 1 tàu, sẽ làm nó quá tải. Bao nhiêu tên lửa mới đủ, cái này tùy thuộc khả năng xử lý của tàu đó, và tốc độ tên lửa. Có 1 báo cáo giả lập, đọc lâu quên mất con số, đại loại tên lửa M3, có lẽ gần 5-6 cái để tiếp cận tàu chiến Mỹ. đó là họ tính sự quá tải của 1 vị trí ở tầm gần. Còn thực tế, để tiếp cận và khai hỏa thì khó, vì Mỹ xử lý mục tiêu từ xa rồi.
Chúng ta có quyền hy vọng TQ không như Mỹ, và khả nang họ rối loạn cao hơn. Và xác xuất vũ khí dỏm nửa, chẳng biết được. nếu nếu họ không sài hàng dỏm nhiều trong quân sự thì sẽ khó khăn cho đối thủ.
 
Hạng D
3/5/09
2.214
48
0
Nói về tàu ngầm, VN sẽ có 6 chiếc Kilo. Đây là niềm hy vọng lớn nhất cho hải quân VN. trong 1 thế trận bị bao vây tứ phía, thì cũng nhiều khả năng Vn bị bao vây luôn dưới biển.

Từ thực tế của cuộc chiến tranh lạnh. KHi mà Mỹ và NATO đã nắm rõ vị trí các căn cứ đóng quân của tàu ngầm LX, họ túc trực liên tục ở cửa căn cứ. Bất cứ khi nào tàu ngầm LX rời bến, đều có tàu Mỹ và NATO bám theo. Bởi vị họ sợ mất dấu, khi xảy ra chiến tranh, tàu ngầm này sẽ phóng tên lửa hạt nhân vào nội địa Mỹ, EU.
Trong 1 cuốn sách của cựu binh Mỹ viết, họ kể rằng nhiều khi bị đeo bám quyết liệt, tàu ngầm LX đã quay đầu và ủi thẳng vào tàu ngầm Mỹ-NATO. bằng cách đó, có khi họ cắt đuôi được những kẻ đeo bám. Dĩ nhiên nếu cả 2 đều lỳ thì sẽ có vụ va chạm hữu nghị dưới biển. Nó cũng như mấy cha xỉn lái xe máy ủi đầu vào các bác OS nhà ta vậy thôi, mình nhát gan thì né, không chơi với Chí Phèo.

Quay lại vấn đề TQ có thể sẽ áp dụng chiến lược của Mỹ thời chiến tranh lạnh. Tức là dùng tàu ngầm hạt nhân, đóng quân tại cửa biển căn cứ hải quân của VN. Nó không cần tiếp liệu nên có thể nằm dưới biển cả tháng trời không ai hay biết. Khả năng này không phải không có.
Tuy nhiên hiện nay có nhiều loại mìn chống tàu hiện đại. Có thể phong tỏa những khu vực riêng chỉ mình nhận biệt. Thằng nào đi qua, chết ráng chịu, cả ta lẫn địch, vì nó hoạt động nhờ từ trường. Vn có thể áp dụng để ngăn chặn các tàu khác lai vảng gần căn cứ.

Thứ 2 là các tàu Gapard Vn mới nhập về, hy vọng khả năng chống ngầm cao. Khi đó triển khai liên tục tại căn cứ tàu ngầm, sẽ ngăn chặn tình trạng bị theo dõi từ phía TQ.
Khi không bám được tàu ngầm, thì nó là sát thủ thực sự.
Hiện nay giải pháp dò tìm mục tiêu của tàu ngầm là dùng sonar chủ động và bị động. Sonar chủ động phát ra sóng âm, đo tín hiểu phản xạ để xác định mục tiêu, cự ly...Tuy nhiên dưới biển không bằng phẳng, do đó việc lập bản đồ đáy biển và tính toán thủy lưu rất quan trọng, vì nó ảnh hưởng tới tín hiệu thu phát sóng. Mỹ triển khai tàu vẽ bản đồ ở biển Đông năm ngoái, và bị TQ can thiệp.
Các sonar bị động thì dò tìm âm thánh đối phương phát ra. Dữ liệu gốc vô cùng quan trọng, vì trong 1 mớ âm thanh hỗn tạp, của đủ loại cá...kỹ thuật viên phai lọc để coi đặc trưng âm thanh nào do tàu ngầm đối phương phát ra. Do đó thiết kế chân vịt rất quan trọng và bí mật, nhờ nó người ta dò biết âm thanh tàu ngầm.

Vn chưa có kinh nghiệm tác chiến tàu ngầm, còn TQ đã làm quen từ những năm 60. Nhiều khả năng TQ đã nắm vững địa hình đáy biển Đông, những vị trí nào để nằm phục...Và khi LX triển khai ở Cam Ranh, có lẽ họ cũng đã có dữ liệu vùng này. VN có thể cũng mua được thông tin này để sài cho đội tàu ngầm mới.

Cái không mua được là trình độ kỹ thuật viên. Họ phải đào tạo lâu dài để làm quen các loại tín hiệu. Nhưng VN có 1-2 tàu ngầm mini của Bắc Hàn. Có lẽ cũng không đến nỗi bỡ ngỡ khi tiếp nhận Kilo.
Khi tàu ngầm rời bến mà không bị phát hiện. Thì nó có thể nằm phục, rải mìn, phóng ngư lôi bất ngờ. Bởi vì không thể đảm bảo có thể quét sạch 1 vùng biển rộng lớn. Có tin đồn tàu ngầm TQ từng nổi gần 1 tàu sân bay Mỹ khi đang tập trận. Các vụ va chạm giữa tàu ngầm và tàu chống ngầm cũng không phải chưa xảy ra.

Do đó việc chống ngầm vẫn là khó khăn nhất, so với việc chống tàu nổi hay tên lửa. Vn có thể hy vọng vào 6 con bài chưa mật để thay đổi tình hình.
Một điểm quan trọng của tàu ngầm đó là khai hỏa bằng ngư lội có hiệu quả cao hơn hẳn tên lửa diệt hạm.
Mới đây 1 tàu Hàn Quốc gãy đôi vì ngư lôi của ai đó? Nếu trúng 1 tên lửa, nó chưa chìm ngay như vậy.

Hiện nay có loại ngư lôi không nổ khi chạm thân tàu, mà nó nổ cách đáy tàu 1 khoảng. Khi đó lực nổ sẽ ép nước biển, tạo 1 quả bóng khổng lồ nâng thân tàu lên khỏi mặt nước, làm rạn nứt khung sườn. Sau khi quả bóng vỡ, nó giải phóng năng lượng, xé rách lỗ hổng, và khi nước chưa kịp tràn vào, thân tàu bị bẻ cong lần nửa theo chiều ngược lại. Chỉ cần 1 quả ngư lôi là xé rách 1 con tàu cỡ vừa.
Ngược lại 1 tên lửa diệt hạm, có thể chỉ khoan 1 lỗ vào thân tàu, chìm hay không thì chưa chắc.

800px-Mark_48_Torpedo_testing.jpg
 
Hạng B2
24/1/08
101
2
18
HCM
Bác sinhviengia hiểu biết nhiều quá. Bác làm tham mưu cho Bộ quốc phòng VN được đó.