Hạng B2
19/8/09
418
12
18
Các Cụ bàn luận sôi nổi quá. Sau khi “lót dép” ngồi nghe, em – Gaudong cũng có gọi là “chút chút” “vải thưa che mắt thánh”. E có chút “võ vẽ” Quansu – Quân sự - hay Quân sử cũng đc – Cho các Cụ “ném đá” “thoải mái con gà mái”

- Xin phép các Cụ đi thẳng vào vấn đề: Các Cụ chưa bàn đến, hay chưa “ngâm cứu” lịch sử: Đồng minh thắng phe Trục, Mẽo thắng “Thần đạo” là nhờ “bá đạo” – đánh vào đội tàu vận tải. Vậy khi có “Hải chiến Trường Sa”, không cần phải to tát nhiều; chỉ cần vài khẩu đội pháo “đại bác” cỡ nòng <155mm + vài khẩu đội pháo phản lực + vài con PT2000 trở lên là đủ phong tỏa đường biển từ Malacka ngang qua vùng biển đảo Phú Quốc, Côn Đảo, Hòn Khoai… rùi. Chưa kể Mã, Nam Dương quần đảo “phụ theo” Vịt (chỉ cần Vịt không quá “tham lam” – chuyển biến về ý thức hệ, gọi “Ao nhà mình” là Biển Đông Nam Á – South-East Sea). Thế là :yết hầu năng lượng” của Tung Cẩu bị “thắt” rồi. Chưa kể Mẽo đang triển khi vài cái tàu nhôm 3 thân ở Sinh. Cơ mà 2 “tay chơi lớn này” không tin lắm đâu:

Xưa Mẽo đập Vịt …cộng tơi bời vì dám theo Nga Xô – Trung Cộng “gác cho hòa bình thế giới” – bây giờ chỉ có “anh Cu” là “ảo tưởng" thôi - Vậy nên Cụ Tổng nhà mình mới có “cớ” mà đi “giảng dạy” đó. Còn khi Mẽo “đổi thị trường 50 tr. dân lúc đó lấy TT 1 tỷ dân (gấp 20 lần) thì “thí” cho Trung Cộng cái HKMH không bao giờ chìm HS – nhưng tọa độ nằm trong tầm Tomahow (sau này) rùi. Chính các Cụ VNCH mới cay đắng mà thốt lên: “Mẽo chỉ có đồng minh, không bao giờ có bạn.” Đ.Minh khi còn chung quyền lợi, còn tao “éo” cần bạn vì phải cam kết trách nhiệm – ngu gì.

Còn đảo quốc SHIHAPURA – kinh đô Trà Kiệu xưa (Vịt san làm bình địa lâu rùi – vậy nên Vịt cũng phải chịu “quả báo” thui); có dân số 76% là … con cháu của đại thi hào Lỗ Tấn.

Chỉ khi nào Tung Cẩu cạnh tranh ngang ngửa với Đại bàng và Gấu – mở đường qua Bắc Băng Dương - Thương thuyền thẳng từ Sanghai đến… Hamburg (Gaudong học ở đó 3 weeks rùi) thì Tung Cẩu mới “éo ngán” thằng cu Vịt.

Còn Vịt vẫn theo các bậc “tiền bối” mà đầu trò là ông bác Nazi, sau này là Mẽo: Thắt cái “cổ họng” năng lượng – tàu dầu (1 tàu cá vớ vẩn K có chủ ý nào đó làm cháy lây tàu dầu 100.000 tấn – dân ta hôi của nữa - ACE Oser mừng nữa vì có dầu chạy miễn phí). Còn thương thuyền Tung Cẩu chạy nhanh – dọc he: Học theo chính bài của…. Cẩu: 2 nước đang có chiến tranh, mời ông anh vào đây nghỉ - chạy chi cho tốn dầu, lại K an toàn. Khi nào “Mẫu quốc” chi tiền chuộc thì thằng em Vịt cho ông anh thương thuyền đi mà chở hàng của “công xưởng thế giới.

Các Cụ “ném đá” nhẹ tay./.
 
Last edited by a moderator:
T34
Hạng C
20/5/10
856
9
18
Hotline 0903.611.243
Thấy có bày so sánh này cũng hay hay, gửi các Bác xem chơi ....

So sánh Tàu sân bay Kuznetsov và tàu sân bay Liêu Ninh</h1> Thứ ba 02/10/2012 06:35

(GDVN) - Mặc dù là “chị em” với tàu sân bay Kuznetsov Nga, nhưng tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc cũng có nhiều điểm khác biệt.


[*]Tàu sân bay Liêu Ninh đại diện cho ý đồ tương lai của Bắc Kinh[*]Tàu sân bay Liêu Ninh là bước đi được tính toán rất kỹ của TQ[*]Trực thăng MV-22 Osprey của Mỹ đã có mặt tại Futenma bất chấp phản đối[*]Dự án chế tạo thiết bị tấn công táo bạo Bachem Ba 349 Natte của Đức Quốc Xã[*]Trung Quốc sắp có tàu sân bay nội địa đầu tiên sao chép từ Liêu Ninh?[*]Video: Những phi công đỉnh cao của Nga trên tàu sân bay Kuznetsov[*]Thêm những hình ảnh tư liệu về tàu sân bay Kuznetsov của Hải quân Nga[*]Chi tiết bên trong tàu sân bay duy nhất của Nga - Đô đốc Kuznetsov [/list]

Lieu_Ninh_TSB_TQ.jpg
Tàu sân bay Liêu Ninh Trung Quốc Tàu sân bay Liêu Ninh vừa được bàn giao cho Hải quân Trung Quốc, đánh dấu Trung Quốc trở thành quốc gia thứ 10 trên thế giới sở hữu tàu sân bay, cũng là thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cuối cùng sở hữu tàu sân bay.
Tàu sân bay Liêu Ninh được cải tạo trên nền tảng tàu sân bay Varyag do Liên Xô chế tạo trước đây. So với tàu sân bay “chị em” Kuznetsov, tàu sân bay Liêu Ninh đã có những thay đổi gì? Từ các hình ảnh của tàu sân bay Liêu Ninh có thể thu được những thông tin gì về đống sắt được tái chế này?
"Cột buồm" thay thế ống vòng tròn lớn
Tàu sân bay Liêu Ninh được cải tạo từ tàu sân bay Varyag do Liên Xô chế tạo. Về thiết kế, tàu Varyag cùng một cấp với tàu sân bay Kuznetsov của Nga. Vì vậy, về các chỉ tiêu cơ bản như ngoại hình tổng thể, độ dài, độ rộng, lượng giãn nước của tàu sân bay, cả hai không có sự khác biệt lớn.
Trong các tàu sân bay hiện có trên thế giới, kích cỡ và lượng giãn nước của tàu sân bay Kuznetsov chỉ đứng sau tàu sân bay động cơ hạt nhân lớp Enterprise và lớp Nimitz của Mỹ. Gần đây có tin tiết lộ, tàu sân bay động cơ lớp Enterprise sắp nghỉ hưu năm 2012, như vậy có thể xác định, tàu sân bay cỡ lớn như Kuznetsov (gồm cả tàu sân bay Liêu Ninh) đã đứng vững ở vị trí thứ hai trên thế giới nếu so sánh ở 2 tiêu chí trên.
Do tàu sân bay Kuznetsov sử dụng động cơ thông thường, vì vậy đảo tàu trên đường băng tàu sân bay lớn hơn so với đảo tàu của tàu sân bay động cơ hạt nhân của Mỹ, Pháp - điều này không chỉ do phải giữ lại không gian cho ống khói nồi hơi sử dụng cho tàu sân bay, hơn nữa cũng đã phản ánh, vào thập niên 60-70 của thế kỷ trước, trình độ của công nghiệp điện tử Liên Xô cũ còn chưa thể thực hiện “nhỏ hóa” và “tích hợp hóa” thiết bị điện tử, chỉ có thể lấy thể tích lớn để thực hiện yêu cầu thiết kế.

Lieu_Ninh_so_sanh_cau_tau_ngang_ong_khoi_giua_TSB_Kuznetsov_Nga_va_Lieu_Ninh_TQ.jpg
So sánh cầu tàu (ngang ống khói) giữa tàu sân bay Liêu Ninh Trung Quốc với tàu sân bay Kuznetsov của Nga Nhưng, so sánh chi tiết các hình ảnh của tàu sân bay Liêu Ninh và tàu sân bay Kuznetsov sẽ không khó phát hiện, đảo tàu của tàu sân bay Liêu Ninh đã không có các loại dây anten đứng dày như tàu Kuznetsov, không có ống tròn lớn trên đảo tàu nữa, thay vào đó là một "cột buồm", trên là radar do Trung Quốc sản xuất – radar mảng pha quét điện tử chủ động "Aegis Trung Hoa". Toàn bộ cửa sổ mạn tàu bị đóng, trông sáng hơn với lớp sơn màu xám nhạt theo tiêu chuẩn của Hải quân Trung Quốc.
Ngoài đảo tàu, tàu sân bay Kuznetsov vốn trang bị hệ thống phòng thủ tầm gần Kashtan và AK-630 xung quanh đường băng, nhưng trên tàu sân bay Liêu Ninh đã đổi sang trang bị hệ thống phòng thủ tầm gần pháo và tên lửa tự sản xuất, cùng với thiết bị phóng tên lửa chống tàu ngầm và máy phóng mồi nhử gây nhiễu điện tử.

Còn ở trên đường băng, thiết bị phóng tên lửa chống hạm cỡ lớn “Granite” vốn có của tàu sân bay Kuznetsov cũng đã bị bỏ đi.
Báo Trung Quốc cho rằng, từ những điểm trên có thể thấy, một số “đường vòng” trong phát triển tàu sân bay của Liên Xô cũ đã được Trung Quốc nghiên cứu nghiêm túc, khắc phục được những hiệu quả kém của tàu sân bay Liên Xô cũ, sự phát triển của tàu sân bay Trung Quốc lấy tấn công và phòng thủ của máy bay làm chính.
Tăng góc nhảy cầu
Tàu sân bay Kuznetsov và tàu sân bay Varyag ban đầu mặc dù là tàu cùng một cấp, đều sử dụng phương thức cất cánh kiểu nhảy cầu, nhưng góc vểnh lên của đường băng trước có chút khác nhau.
Khi Liên Xô cũ thiết kế tàu sân bay Kuznetsov, đã xác định góc nhảy cầu là 12 độ, nhưng sau vài năm thử nghiệm, căn cứ vào ý kiến của phi công tham gia thử nghiệm và kết quả thử nghiệm để phân tích, nếu tăng góc nhảy cầu, có thể tiếp tục nâng cao tính năng an toàn cất cánh cho máy bay và khả năng tải trọng, có lợi hơn cho việc nâng cao tính năng tác chiến tổng thể, do đó góc nhảy cầu của tàu sân bay Varyag đã tăng lên thành 14 độ.

Như vậy, trong điều kiện cùng sử dụng máy bay chiến đấu Su-33, đường băng của tàu sân bay Liêu Ninh có thể tăng 10% trọng lượng cất cánh.

Lieu_Ninh_duong_bang_kieu_nhay_cau_copy.jpg
Đường băng kiểu nhảy cầu Kết cấu khoang thay đổi, lượng giãn nước đầy tăng
Ngoài ngoại hình, bên trong tàu sân bay Liêu Ninh cũng có một số điểm mới cần phân tích, nghiên cứu. Căn cứ vào tình hình có liên quan của tàu sân bay Kuznetsov Nga, có thể thấy được mức độ phức tạp bên trong của một chiếc tàu sân bay cỡ lớn.
Tàu sân bay Kuznetsov có tổng cộng 7 tầng boong tàu, 3.800 khoang, có thể chứa 1.900 thủy thủ, 17 máy bay chiến đấu cánh cố định và 17 máy bay trực thăng.
Tàu sân bay Varyag (tức tàu sân bay Liêu Ninh hiện nay) và tàu sân bay Kuznetsov hoàn toàn không có sự khác biệt lớn về các phương diện như bố cục thân tàu, nhưng do sự thay đổi về lượng vận chuyển nhiên liệu (dầu) và kết cấu khoang bên trong, lượng giãn nước đầy đã tăng hơn 6.000 tấn.
Đồng thời, tàu sân bay Varyag đã áp dụng phương pháp chế tạo mô-đun hóa mới, toàn bộ con tàu do 1.059 phân đoạn và đơn vị gắn kết tạo thành, đã giảm 35% so với tàu sân bay Kuznetsov. Các loại máy móc cỡ lớn đều sử dụng phương thức tổ máy chỉnh thể để lắp ráp trong tàu, tỷ lệ hoàn hảo của thiết bị, khả năng tích hợp hệ thống trong tàu và lắp ráp đều đã được nâng cao rất lớn.

Lieu_Ninh_tau_san_bay_TQ1_copy.jpg
Tàu sân bay Liêu Ninh Về phương diện bảo vệ thân tàu, tàu sân bay Varyag và tàu sân bay Kuznetsov có sự khác biệt rất nhỏ. Có tư liệu cho biết, tàu sân bay Kuznetsov bắt đầu áp dụng kết cấu bảo vệ dưới nước kiểu mới để cải thiện khả năng chống tấn công và khả năng sinh tồn của tàu, từ ngoài vào trong lần lượt là: khoang trống (khoang mở rộng), khoang thu nhận (khoang chứa dầu), khoang lọc (lắp các đường ống dẫn), đồng thời đã lắp đặt tấm giáp chống đạn phức hợp cường độ cao dày 120 mm.
Cùng với việc kế thừa kết cấu bảo vệ của tàu sân bay Kuznetsov, tàu sân bay Varyag hoàn toàn không còn sử dụng tấm giáp chống đạn phức hợp cường độ cao, đã tiết kiệm trọng lượng kết cấu gần 200 tấn cho tàu sân bay Varyag, khả năng bảo vệ lại không bị giảm đi.
Trước khi tàu sân bay Liêu Ninh đi vào hoạt động vài ngày, tàu sân bay cũ Vikramaditya của Ấn Độ mua của Nga bất ngờ gặp sự cố nồi hơi khi chạy thử, khiến cho thời gian đi vào hoạt động của tàu sân bay này tiếp tục bị chậm lại. Có thể thấy, tàu sân bay dù có mạnh hơn, không có động cơ đáng tin cậy là tuyệt đối không được.
Nhìn vào các tàu sân bay hiện có trên thế giới, tàu sân bay của Mỹ và Pháp đều sử dụng động cơ hạt nhân, nhưng tàu sân bay hạng nhẹ khoảng 20.000 tấn thường sử dụng tua-bin chạy ga. Trong khi đó, tàu sân bay cỡ lớn nếu không sử dụng động cơ hạt nhân, thì động cơ hơi nước là sự lựa chọn rất thích hợp, công nghệ cũng tương đối nắm chắc và hoàn thiện hơn.

Đương nhiên, sự hoàn thiện công nghệ cũng “tương đối” với động cơ hạt nhân, cho dù là động cơ hơi nước, do tàu sân bay có trọng tải lớn, tốc độ nhanh, yêu cầu đối với nồi hơi rất cao. Nếu công nghệ không đạt sẽ gây ra “chuyện cười” thứ Nga đang chế cho Ấn Độ.
Nhìn vào sự phát triển trong tương lai, động cơ hạt nhân tàu sân bay là xu thế. Thậm chí những năm trước Nga cũng có tín hiệu tàu sân bay Kuznetsov đổi sang sử dụng động cơ hạt nhân, nhưng thực tế đây là nhiệm vụ không thể hoàn thành, độ khó của nó không kém việc tái chế một chiếc tàu sân bay mới.

Đối với Hải quân TQ, tàu sân bay Liêu Ninh sử dụng động cơ hơi nước đã thích hợp. Họ cho rằng không cần thiết phải mạo hiểm trên phương diện này.

Kuznetsov_TSB_Nga3.jpg
Tàu sân bay Kuznetsov Nga Yếu kém về năng lực và quan hệ hay lý luận "tự sướng"?

Ở hiện trường đi vào hoạt động của tàu sân bay Liêu Ninh, ngoài bản thân tàu sân bay, còn có tàu chiến cỡ lớn đánh số mạn tàu màu trắng là 88. Nhìn vào con số này, tàu này thuộc tàu hỗ trợ tương tự tàu huấn luyện, bởi vì trong danh sách thứ tự của Hải quân Trung Quốc có tàu huấn luyện Trịnh Hòa 81, tàu động viên quốc phòng Thế Xương 82.
Nhìn vào các bức ảnh tàu 88 ở trên mạng sẽ thấy, xung quanh thân tàu khổng lồ của nó có nhiều cửa sổ và tay vịn, trong phạm vi tầm mắt không lắp bất cứ vũ khí trang bị nào, trên boong tàu trống và bằng phẳng, bố trí đường băng keo nhựa đan xen xanh-đỏ, thậm chí còn có khung bóng rổ.

Điều này có sự khác biệt rất lớn so với tàu Trịnh Hòa, tàu Thế Xương. Có dân mạng cho rằng, nhìn vào thiết bị bên trong ngoại hình, tàu 88 càng giống với tàu chuyến khổng lồ phiên bản hải quân.
Ngồi tàu chuyến (tàu du lịch) đi du lịch đã trở thành “mốt” nghỉ ngơi của nhiều người trong những năm gần đây. Tàu chuyến cỡ lớn là một công trình để các thủy thủ tàu sân bay của hải quân học tập và nghỉ ngơi ở biển xa, tiến tới nhanh chóng hình thành sức chiến đấu của tàu sân bay, đây vẫn là thứ “tự mình” trong phát triển của hải quân thế giới.
Sự phát triển của tàu sân bay hiện đại, không những bị hạn chế bởi công nghệ của bản thân tàu sân bay, hơn nữa có liên quan trực tiếp tới số lượng các căn cứ ở nước ngoài. Mỹ sở dĩ có thể có lực lượng tàu sân bay mạnh nhất thế giới có liên quan chặt chẽ tới việc quân Mỹ có các căn cứ ở nước ngoài rộng khắp thế giới. Tàu sân bay của quân Mỹ đều được các căn cứ tiếp tế khi huấn luyện hoặc tác chiến ở biển xa, thủy thủ cũng có thể lên đất liền nghỉ ngơi.

Varyag_TQ111.jpg
Tàu sân bay Liêu Ninh Trái lại, sự phát triển tàu sân bay của Liên Xô cũ, do không có sự hỗ trợ của các căn cứ ở nước ngoài, mỗi lần tàu sân bay huấn luyện ở biển xa, các thủy thủ sống dài ngày trên biển, đều buồn tẻ vô vị, khổ đến mức không chịu nổi.

Hiện nay, tàu sân bay Kuznetsov Nga cơ bản bị giới hạn ở Địa Trung Hải, biển Đen và biển Barents, hầu như không thể tiến hành các chuyến đi biển xa.
Nhưng hoàn toàn không phải là mỗi một quốc gia đều có thể có mạng lưới căn cứ trên toàn thế giới như Mỹ. Sự xuất hiện của tàu 88 đã tìm ra một lối đi khác giải quyết mâu thuẫn giữa phát triển tàu sân bay với sự hỗ trợ của các căn cứ.

Đương nhiên, tàu 88 không thể hoàn toàn thay thế cho sự tồn tại của các căn cứ ở nước ngoài, nhưng có thể giảm bớt yêu cầu của tàu sân bay đối với các căn cứ trên đất liền, có thể thông qua phương thức tổ hợp là thay phiên giữa tàu chuyến trên biển và căn cứ trên đất liền, nâng cao tỷ lệ hiệu quả chi phí của cụm tác chiến tàu sân bay.

Dù sao, chi phí cho các căn cứ ở nước ngoài rất đắt đỏ, kể cả quân Mỹ, những năm gần đây cũng đang giảm bớt số lượng căn cứ ở nước ngoài. Báo Trung Quốc tự tin dự đoán, mô hình đi theo bảo đảm của tàu 88 là "sáng tạo của Hải quân Trung Quốc".


* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!
 
Hạng D
14/1/11
1.324
7.454
113
- Em thì thấy là nhà nghèo như mình thì dùng thủy lôi dàn trận bát quái, giam chiếc HKMH đó vào trận thủy lôi chiến thì hay hơn. Tất cả các đảo đều có một trận địa thủy lôi ngầm dưới chờ đợi tín hiệu chiến tranh thì sẽ trồi lên giam cầm các chiến hạm nào mon men đến vùng biển.
 
23/8/12
1.162
3
38
Diệt 1 TSB chỉ cần 1 tàu ngầm mang ngư lôi, anti-ship hoặc 1 vài tàu cao tốc mang anti-ship là đủ. Tiêu đề phải là diệt hạm đội TSB mới khó ăn
 
23/8/12
1.162
3
38
Mang tàu sân bay đấu với Mỹ, Trung Quốc “tự rước vạ vào thân”

Vy Lam | 10/03/2015 13:30



4389d6-1f4ba-crop1377071321040p-1425923930529-6-0-343-660-crop-1425923945206.jpg

Đồ họa tàu sân bay Liêu Ninh thành "biển lửa" trong trận chiến giả định với Nhật Bản.

Chia sẻ:
Khoảng cách rõ rệt về số lượng, năng lực kỹ thuật và kinh nghiệm tác chiến sẽ khiến tàu sân bay của TQ trở thành “gánh nặng”, thay vì một “vũ khí” khi đối đầu hải quân Mỹ.

Trung Quốc cần nhìn gương Argentina
Tạp chí quốc phòng Kanwa Defense Review (trụ sở tại Canada) số ra tháng Ba nhận định, không có gì to tát nếu Trung Quốc sở hữu 3 tàu sân bay trong 10 năm tới, sau khi bổ sung thêm 2 tàu nữa ngoài Liêu Ninh – tàu sân bay duy nhất của Trung Quốc cho tới nay.
Khi đó, Mỹ sẽ vẫn duy trì lợi thế đáng kể về số lượng, với hạm đội gồm 11 tàu sân bay hạt nhân, mặc dù vấn đề lớn hơn đối với Trung Quốc là Hải quân Mỹ sẽ luôn chiếm ưu thế về hoạt động và kỹ thuật trong bất cứ cuộc đối đầu tàu sân bay nào.
mang-tau-san-bay-dau-voi-my-trung-quoc-tu-ruoc-va-vao-than.jpg

Tàu sân bay Veinticinco de Mayo đã trở thành gánh nặng của Hải quân Argentina trong cuộc chiến với Anh.​
Theo Kanwa, tình huống giữa 2 phía sẽ tương tự như cuộc chiến Falkland giữa Argentina và Anh vào năm 1982.
BÀI LIÊN QUAN
Cuộc xung đột kéo dài 74 ngày, trong đó Anh đã tái chiếm Falkland, sau khi Argentina xâm nhập và chiếm đóng quần đảo.​
Trong cuộc chiến, tàu sân bay ARA Veinticinco de Mayo ít nhiều đã trở thành một gánh nặng đối với Argentina bởi khoảng cách khá lớn trong năng lực và kinh nghiệm tác chiến của nó.​
Phía Anh đã triển khai ít nhất 2 tàu ngầm hạt nhân – mối đe dọa lớn đối với các tàu sân bay.​
HMS Conqueror, một chiếc trong số này, đã đánh chìm tàu tuần dương hạng nhẹ General Belgrano của Argentina.​
Sau đó, các tàu còn lại của hạm đội Argentina đã quay về cảng và để lực lượng đặc nhiệm Anh nắm quyền kiểm soát thế trận hải quân trong suốt phần còn lại của cuộc xung đột.
Kanwa cho hay, quân đội Anh chiến thắng vì đã bảo vệ các tàu sân bay tốt hơn và lợi dụng được điểm yếu thiếu năng lực tác chiến chống ngầm của Argentina.
Anh cũng có nhiều kinh nghiệm hoạt động hơn và có khả năng tấn công dồn dập từ trên không – điều rất nguy hiểm đối với các tàu sân bay trong tác chiến hiện đại.
Kanwa nhận định, nếu Trung Quốc đối đầu với Mỹ trong một cuộc xung đột hải quân ngày nay, Liêu Ninh sẽ trở nên vô dụng, như tàu sân bay ARA Veinticinco de Mayo.
Đừng dại đối đầu với Mỹ!
Theo Kanwa, Mỹ đã có gần 90 năm kinh nghiệm với các nhóm tác chiến tàu sân bay, nhiều hơn bất cứ quốc gia nào trên thế giới.
Mặc dù có những tiến bộ chóng mặt nhưng khả năng chống ngầm và kỹ thuật bảo vệ tàu sân bay của Trung Quốc vẫn đi sau Mỹ và Nhật Bản 10 năm, thậm chí là 20 năm.
Máy bay chống ngầm của Trung Quốc thua kém máy bay chống ngầm của Mỹ và Nhật Bản nhiều hơn một thế hệ, nếu xét về công nghệ.
mang-tau-san-bay-dau-voi-my-trung-quoc-tu-ruoc-va-vao-than.jpg

Máy bay chống ngầm P-3C của Nhật Bản...​
mang-tau-san-bay-dau-voi-my-trung-quoc-tu-ruoc-va-vao-than.jpg

... và P-8A của Mỹ​
Nhật Bản hiện có hơn 80 máy bay chống ngầm P-3 Orion, còn Mỹ vận hành những máy bay tuần thám P-8A tiên tiến hơn.
Trong khi đó, Trung Quốc chỉ có 2 chiếc máy bay chống ngầm Y-8GX6 hay Gaoxin-6.
Thêm vào đó, các tàu sân bay của Mỹ có thể mang 5-8 máy bay săn ngầm S-3B và 5-8 trực thăng săn ngầm SH-60F/R. Còn Trung Quốc chỉ mới bắt đầu thử nghiệm trực thăng săn ngầm Z-18 cuối tháng Bảy năm ngoái.
Dưới mặt nước, Mỹ có 61 tàu ngầm hạt nhân, Nhật Bản có 16 tàu ngầm động cơ thông thường. Tất cả các tàu ngầm này đều được trang bị tên lửa chống tàu tầm xa.
Trên không, trong 30 năm tới, Mỹ sẽ chuyển sang trang bị các tiêm kích F-35C/B tiên tiến, với khả năng tàng hình tốt hơn và khả năng tấn công tầm xa vượt trội bất cứ máy bay chiến đấu nào của Trung Quốc.
Mỹ có nhiều loại tên lửa chống tàu khác nhau, gồm tên lửa AGM-158 tầm bắn 370 km, AGM-154 tầm bắn 130 km, AGM84H/K tầm bắn 270 km.
Ngoài ra, Washington cũng đang trong quá trình phát triển tên lửa chống tàu có thể bắn trúng mục tiêu cách xa gần 1.000km.
Trong một cuộc tấn công dồn dập trên không, Mỹ có thể phóng hơn 100 đầu đạn trong vòng 1 phút, khiến không hệ thống phòng thủ tên lửa nào hiện tại có thể chống đỡ được.
Kanwa cho rằng, bước đi duy nhất cho Trung Quốc trong cuộc xung đột hải quân với Mỹ là tránh một trận chiến tàu sân bay.
Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa với việc quân đội Trung Quốc cần cải thiện đáng kể năng lực phòng không và chống ngầm, cũng như tăng cường hỏa lực đất đối không và số lượng máy bay chiến đấu của nước này.