Hạng C
15/6/17
867
919
93
Trước đây Bác Trà đã trả lời rồi, khi đó Bác Phong đang là Phó, không biết Bác Phong có " nghe " Bác Trà đã trả lời không nữa!!!. mà Bác trả lời hay quá ak.
Trích đoạn ngắn Bác Trả lời:
" Chúng tôi hỏi: “Vậy CSGT được đứng ở đoạn đường cong, đổ dốc cầu để dừng xe vi phạm hay không?”.
Ông Phong đáp: “Căn cứ luật chúng tôi trả lời như vậy đó, đường cong phải thực tế, cho vị trí cụ thể mới biết là đứng hay không được đứng chứ biết khúc nào là cong, khúc nào là không cong”.
Vậy gắn biển đường cong để làm gì , mà lại trả lời vậy.

Chạy xe vào đường cong không bật xi nhan: Trưởng Phòng CSGT TP.HCM nói gì?
Sau rất nhiều thắc mắc của bạn đọc, Trung tá Huỳnh Trung Phong, Trưởng phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC67, Công an TP.HCM) cho biết tại TP.HCM, phải mời Sở GTVT khảo sát thì mới biết được đoạn đường cong nào CSGT được đứng, đoạn nào không...
TIN LIÊN QUAN
Sau khi Thanh Niên đăng tải bài viết CSGT có quyền phạt người chạy xe vào đường cong không bật xi nhan? rất nhiều bạn đọc đã bày tỏ ý kiến của mình.
Trong đó, đa số các ý kiến cho rằng những đoạn đường cong mà CSGT lập chốt đứng đó thì rất nguy hiểm. Bạn đọc cũng thắc mắc, đường cong như thế nào thì không cần bật xi nhan?
[xtable=skin1|bcenter|100%x@]
{tbody}
{tr}
{td}

sequence01still001_nnvb.jpg

VIDEO: Người dân quay clip CSGT xử phạt ở đoạn đường cong nguy hiểm{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]

TIN LIÊN QUAN

CSGT có quyền phạt người chạy xe vào đường cong không bật xi nhan?
Ở TP.HCM có một số đường cua phải không có đường cắt ngang như: đường Xa lộ Hà Nội (đoạn khu công nghệ cao, Q.9), đường Phổ Quang (quận Tân Bình), vòng xoay An Lạc (quận Bình Tân),... người dân khi ôm cua phải theo hướng cong của đường có phải bật đèn xi nhan hay không?
Trao đổi với chúng tôi, trung tá Huỳnh Trung Phong, Trưởng phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC67, Công an TP.HCM) cho biết theo Luật Giao thông đường bộ 2008 khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.
Do đó, những trường hợp người điều khiển xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy khi chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ thì sẽ bị xử phạt theo Nghị định số 46/2016/NĐ-CP.
Cụ thể:
Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô và phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ.
Trừ những trường hợp người điều khiển xe đi theo hướng đường cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức thì vẫn xem là đang đi trên một đoạn đường thẳng, theo một hướng, nếu trong trường hợp này người điều khiển phương tiện không có tín hiệu báo hướng rẽ thì không bị xử phạt.

TIN LIÊN QUAN

Người 'lạ' đứng gần CSGT lên tiếng: ‘Nó tông vào xe tôi rồi chạy luôn thì có'
Sau nhiều lần liên lạc, Thanh Niên đã kết nối với ông Nguyễn Anh Hào (35 tuổi), người được cho là 'người lạ' đứng gần CSGT và có sự đe dọa đối với thanh niên quay phim CSGT tại cầu vượt trạm 2.
Chúng tôi hỏi: “Vậy CSGT được đứng ở đoạn đường cong, đổ dốc cầu để dừng xe vi phạm hay không?”.
Ông Phong đáp: “Căn cứ luật chúng tôi trả lời như vậy đó, đường cong phải thực tế, cho vị trí cụ thể mới biết là đứng hay không được đứng chứ biết khúc nào là cong, khúc nào là không cong”.
“Cụ thể là cầu vượt trạm 2 đoạn đổ dốc cầu CSGT được đứng và xử phạt hay không?”, chúng tôi hỏi.
“Nếu chị đã hỏi vậy thì chúng tôi phải mời Sở Giao thông vận tải tiến hành khảo sát độ cua, độ dốc, hệ thống biển báo cụ thể thế nào rồi mới xác định được. Có những đường cong đứng được, những đường cong không đứng được. Nếu muốn hỏi cụ thể thì chị phải làm công văn từng điểm gửi qua phòng, chúng tôi khảo sát rồi trả lời”, ông Phong nói.
Vũ Phượng
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng B2
2/10/15
306
646
93
34
Trơ trẽn, đó là cách Trung tá Huỳnh Trung Phong, Trưởng phòng CSGT đường bộ - đường sắt đã trả lời trong bài báo. Và cũng là cách hành xử chung hiện nay của lực lượng CSGT.
 
Hạng B2
27/5/16
346
761
93
“Cụ thể là cầu vượt trạm 2 đoạn đổ dốc cầu CSGT được đứng và xử phạt hay không?”, chúng tôi hỏi.
“Nếu chị đã hỏi vậy thì chúng tôi phải mời Sở Giao thông vận tải tiến hành khảo sát độ cua, độ dốc, hệ thống biển báo cụ thể thế nào rồi mới xác định được. Có những đường cong đứng được, những đường cong không đứng được. Nếu muốn hỏi cụ thể thì chị phải làm công văn từng điểm gửi qua phòng, chúng tôi khảo sát rồi trả lời”, ông Phong nói.
Vậy có nghĩa là GTVT chưa khảo sát mà CSGT đã đứng rồi à?
Cha này nói trước sau đá nhau bôm bốp y như thằng chim lợn Hào :)
 
Hạng C
15/6/17
867
919
93
Vậy là các bác tài xế nhớ nha.
Đoạn đường cong, (có), hoặc không có biển báo, mà có lỡ đậu xe, khi bị bắt cứ trả lời như sau:
"đoạn đường này cong, nhưng có đoạn cong được đậu, đoạn cong không được đậu. để tôi kêu sgtvt khảo sát lại. " và nhớ Nhấn Mạnh rằng: cái này Sếp anh trả lời tôi vậy đó