Hạng B2
15/9/14
107
181
43
59
Với việc Xử lí mạnh tay các tài xế có hành vi chống đối tại BOT Cai Lậy, cũng như bắt buộc áp dụng hệ thống đóng phí tự động và không tiếp nhận tiền lẻ có mệnh giá thấp hơn 5.000 đồng. Đề nghị từ các chuyên gia BOT hy vọng việc ùn tắc giao thông tại các Trạm thu phí sẽ chấm dứt hoàn toàn.
h1-2.jpg


Lái xe phản đối trạm bằng cách trả tiền lẻ, mệnh giá nhỏ, sau đó cho vào chai nhựa hoặc đưa nhân viên thu phí đếm.

Theo một nguồn tin cho biết, sáng ngày 16/8 Tổng cục đường bộ Việt Nam vừa nhận được công văn từ ông Nguyễn Phú Hiệp, Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư quốc lộ 1 Tiền Giang (BOT Tiền Giang) đơn vị trực tiếp quản lí các BOT trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, trong đó có trạm BOT Cai Lậy.
Trong công văn được gửi lên Tổng cục đường bộ, ông Nguyễn Phú Hiệp kiến nghị xử lí, rút giấy phép hoạt động khai thác vận tải với những doanh nghiệp vận tải có các tài xế tạo thành đoàn vào Trạm thu phí để phản đối, gây ùn tắc giao thông. Ông nêu rõ danh sách những phương tiện có hành vi cố ý gây rối làm ách tắc giao thông và làm mất an ninh trật tự tại Trạm thu phí. Các tài xế cố tình dùng tiền lẻ với các mệnh giá thấp 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng, 2000 đồng rồi vò nhỏ cho vài chai lọ để đưa cho nhân viên soát vé từ đó làm chậm quá trình thu phí gây ùn tắc kéo dài tại đoạn đường trên.
h2a.jpg

h2b.jpg

Danh sách các phương tiện gây mất trật tự tại trạm BOT Cai Lậy bị yêu cầu xử lý theo công văn từ Công ty TNHH Đầu tư quốc lộ 1 Tiền Giang

Ông Hiệp cũng cho rằng Trạm thu phí BOT Cai Lậy đã được UBND tỉnh Tiền Giang đồng ý và Bộ GTVT với Bộ Tài chính đồng thuận. Nên hành vi chống đối của các tài xế trên là hoàn toàn khó chấp nhận. Còn về mức phí thì chủ đầu tư BOT Tiền Giang không có quyền áp đặt mà do hai Bộ liên quan ban hành kèm theo thông tư 30/2016 của Bộ Tài chính và 35/2016 của Bộ GTVT.
h3-2.jpg

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật làm việc với ông Nguyễn Phú Hiệp, Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư quốc lộ 1 Tiền Giang.

Trước đó, khi trao đổi với ông Phạm Quang Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tasco, và cũng là đại biểu Quốc hội khóa XIV, Ủy viên Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội. Ông còn được biết tới như một “ông trùm” đứng sau hàng loạt BOT giao thông trên khắp cả nước.
Ông cho biết tình trạng tài xế cố tình đưa tiền lẻ hoặc tiền có mệnh giá quá to khi qua các trạm thu phí gây ùn tắc giao thông, đã xảy ra từ rất lâu chứ không phải riêng BOT Cai Lậy. Trước tình hình diễn ra ồn ào gầy đây, ông Phạm Quang Dũng đã có ý kiến với Bộ GTVT và Bộ Tài chính.
h4-1.jpg

Ông Phạm Quang Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tasco, và cũng là đại biểu Quốc hội khóa XIV, Ủy viên Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội.

Cụ thể là, đề nghị Bộ GTVT và Bộ Tài chính bắt buộc các doanh nghiệp vận tải phải triển khai hệ thống đóng phí tự động trên các phương tiện vận tải khi đi qua các Trạm thu phí, tránh tình trạng ùn tắc như hiện nay. Hơn nữa ông cũng cho rằng chỉ nên sử dụng tiền mệnh giá từ 5.000 đồng trở lên khi đi qua trạm để cắt đứt tình trạng tài xế cố tình gây rối bằng cách dùng tiền lẻ làm khó cho nhân viên thu phí, từ đó gây nên cảnh ùn ứ kéo dài.
Những ngày gần đây Trạm thu phí Cai Lậy vấp phải phản ứng dữ dội của người dân do phí dịch vụ tại đây được cho là quá cao và thiếu hợp lí. Trong đó, các tài xế lái xe tải là nhóm chịu phí cao nhất và cũng là những người phản ứng dữ dội nhất, với mức giá lên đến 180.000 đồng cho xe có tải trọng từ 18 tấn trở lên.
Trạm thu phí Cai Lậy thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình quốc lộ 1 đoạn tránh thị trấn Cai Lậy (nay là thị xã Cai Lậy) và tăng cường mặt đường đoạn Km1987+560 – Km2014+000 tỉnh Tiền Giang (gọi tắt là Trạm thu phí tuyến tránh thị xã Cai Lậy) được đưa vào hoạt động từ ngày 1-8, do BOT Tiền Giang làm chủ đầu tư.
Đây là trạm thu phí được thực hiện theo hình thức BOT để hoàn vốn dự án, đã được Bộ GTVT và UBND tỉnh Tiền Giang chấp thuận hoạt động, thu phí trong thời gian 6 năm 4 tháng. Theo đó, mức thu, chế độ thu nộp và quản lý phí sử dụng đường bộ qua trạm thu phí này được thực hiện theo Thông tư 30/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 23-2- 2016 và Thông tư số 35/2016/TT-BGTVT ngày 15-11-2016 của Bộ GTVT.
Theo mức phí đã công bố, mỗi xe qua trạm mua phí từ 35.000 – 180.000 đồng, tùy loại xe. Trong đó, chiều dài tuyến tránh Cai Lậy khoảng 12,02km, tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng; gia cường mặt đường quốc lộ 1 (từ xã Nhị Quý, thị xã Cai Lậy) đến xã Mỹ Đức Đông (huyện Cái Bè) chiều dài 26,5km, tổng vốn đầu tư khoảng 340 tỷ đồng.
Theo Giao Thông
http://phapluat.news/ong-trum-bot-yeu-cau-cam-su-dung-tien-le-khi-qua-tram-thu-phi.html
 
Hạng D
4/11/16
1.807
3.973
113
Mấy ông càng cố bảo vệ cái trạm BOT hút máu thì càng lòi cái sai. Tiền lẻ hay tiền chẵn đều là tiền do NHNN phát hành và đảm bảo giá trị lưu hành. Luật GTĐB cũng không có điều khoản nào khống chế thời gian dừng mua vé ở trạm thu phí.