Lơ Xe
6/6/04
15.562
12.404
113
Vietnam
www.otosaigon.com
Sau một đêm ngon giấc tại khách sạn 4 sao thuộc hàng cao cấp nhất tại Siem Riêp, đúng 6:30 sáng tất cả thành viên trong đoàn được báo thức và chuẩn bị cho hành trình ngày thứ 2 dự kiến sẽ khởi hành đúng 8 sáng.

OS_Camravan_09_017.jpg


Cả đoàn OS chụp ảnh trước khi khởi hành
OS_Camravan_09_018.jpg

OS_Camravan_09_019.jpg

OS_Camravan_09_016.jpg

Các thành viên OS trong tương lai

OS_Camravan_09_020.jpg

Với sự hỗ trợ nhiệt tình của cảnh sát du lịch, cả đoàn xe gồm 32 chiếc từ từ lăn bánh vào Kinh Đô Angkor Wat!

OS_Camravan_09_021.jpg

Một góc cổng thành của khu vực đền

OS_Camravan_09_022.jpg

Tượng các vị thần linh

OS_Camravan_09_023.jpg

bác Mimo

OS_Camravan_09_024.jpg

Một góc đền

OS_Camravan_09_025.jpg

Một chú Vịt cũng chào mừng "đoàn OS Caravan"...

OS_Camravan_09_026.jpg


Đoàn chụp hình lưu niệm trước đền Bayron

OS_Camravan_09_027.jpg


OS_Camravan_09_028.jpg

Bác Xedap, em, Mimo và F1Racer

OS_Camravan_09_029.jpg


OS_Camravan_09_030.jpg

Xe số 2 tranh thủ chụp ảnh

OS_Camravan_09_031.jpg

Đoàn OS thăm quan đền thờ

OS_Camravan_09_032.jpg

Gia đình bác Lascotte.com

OS_Camravan_09_033.jpg

Bác ATM
OS_Camravan_09_034.jpg


OS_Camravan_09_035.jpg


OS_Camravan_09_036.jpg

Gia đình bác Vankhanh

OS_Camravan_09_037.jpg


OS_Camravan_09_038.jpg

Gia đình bác Lascotte.com

OS_Camravan_09_039.jpg

Một thành viên tham gia cùng đoàn OS Camravan

OS_Camravan_09_040.jpg

Bác này thì em không rõ..

OS_Camravan_09_041.jpg

Bác Tuấn Camera Man của đoàn

OS_Camravan_09_042.jpg

"Hello Webmaster OS"

OS_Camravan_09_043.jpg

Đôi uyên ương Xe số 11

OS_Camravan_09_044.jpg


OS_Camravan_09_045.jpg

Các trẻ em Cam bắt bướm ngoài đền

OS_Camravan_09_046.jpg


OS_Camravan_09_047.jpg

các member VIP chụp hình lưu niệm...

OS_Camravan_09_048.jpg


OS_Camravan_09_049.jpg

Đoàn xe OS
 
VIP CARD MEMBER
2/2/09
88
0
6
campuchia cũng có cảnh đào đường các bác nhẩy...
 
Lơ Xe
6/6/04
15.562
12.404
113
Vietnam
www.otosaigon.com
Re:OS Camravan 09 ngày 2 - khám phá kinh đô Angkor Wat!

OS_Camravan_09_051.jpg

gia đình thành viên xe số 23

OS_Camravan_09_052.jpg

Một góc đền trong film Bí Mật Ngôi Mộ Cổ

OS_Camravan_09_053.jpg


OS_Camravan_09_054.jpg


OS_Camravan_09_055.jpg


OS_Camravan_09_056.jpg


OS_Camravan_09_058.jpg


OS_Camravan_09_061.jpg


OS_Camravan_09_057.jpg

thành viên nhí trong đoàn

OS_Camravan_09_059.jpg


OS_Camravan_09_060.jpg

Gia đình bác Vankhanh

OS_Camravan_09_062.jpg


OS_Camravan_09_067.jpg


OS_Camravan_09_068.jpg

Ảnh đền Angkor Wat

Angkor Wat được xây dựng vào năm 1113 dưới thời vua Surja-warman II và mất hết 38 năm để hoàn tất công trình đồ xộ này với chu vi gần 6km và diện tích khoảng 200 ha.

OS_Camravan_09_065.jpg

Anh em nhà cướp biển

OS_Camravan_09_066.jpg

Bác Mimo

OS_Camravan_09_063.jpg

Gia đình bác nào đây nhỉ??
 
Last edited by a moderator:
Lơ Xe
6/6/04
15.562
12.404
113
Vietnam
www.otosaigon.com
Re:OS Camravan 09 ngày 2 - khám phá kinh đô Angkor Wat!

Nhân dịp đoàn OS Camravan khám phá Kinh Đô Angkoro Wat, em xin trích dẫn thông tin từ Wiki để các bác tham khảo..

Lịch sử Vương quốc Khmer

Thời kì của vương quốc Khmer bắt đầu từ khoảng những năm đầu thế kỉ thứ 9, khi Vua Jayavarman II tuyên bố nền độc lập cho vùng đất Kambujadesa (Campuchia ngày nay), tách khỏi Java và đặt thủ đô tại Hariharalaya ở phái Nam Biển Hồ. Bằng những biện pháp chính trị, kinh tế, quân sự; Vua Jayavarman II đã thống nhất được một vùng đất đai khá rộng lớn, phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp vương quốc Champa(nay thuộc miền trung Việt Nam) và phía nam giáp biển. Khu vực phía tây chưa được xác định cụ thể, chỉ mới tìm thấy một phiến đá có khắc dòng chữ " miền đất của cây bạch đậu khấu và xoài".

Vào năm 802, vua Jayavarman chính thức lên ngôi, tự xưng là chakravartin, có nghĩa là "vua thiên hạ". Trước cuộc khởi nghĩa của Jayavarman, Campuchia là một trong số những nước chư hầu của Trung Quốc, theo cách gọi của người Hoa là Phù Nam và Chân Lạp. Năm 889, vua Yasovarman lên ngôi, ông là người có công lớn trong việc xây dựng Angkor. Ở khu vực gần cố đô Hariharalaya, Yasovarman đã cho xây dựng một thành phố mới được gọi là Yasodharapura. Theo truyền thống của tổ tiên, ông cũng xây ở đây những hồ nước lớn mà cho đến ngày nay ý nghĩa của nó vẫn là đề tài tranh cãi của nhiều học giả trên thế giới. Một bộ phận nghiêng về giả thiết cho rằng đó là những công trình thủy lợi của người Angkor. Số còn lại nhìn nhận chúng như là những biểu tượng tôn giáo, tượng trưng cho những đại dương bao quanh ngọn núi Meru, nơi ngự trị của những vị thần trong truyền thuyết. Yasovarman cho xây dựng ngôi đền trung tâm trên một ngọn đồi thấp có tên là Phnom Bakheng, xung quanh là những hào nước lón. Ông còn cho xây dựng rất nhiều ngôi đền của đạo Hindu và vô số nơi ẩn cư cho những nhà tu khổ hạnh. Trên 300 năm sau, khoảng từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ thứ XIII, vương quốc Khmer đã tạo nên rất nhiều kiệt tác kiến trúc để lại cho đời sau, tất cả chúng đều nằm trong quần thể Angkor. Hầu hết chúng đều nằm tập trung trong một khu vực rộng lớn có chiều dài xấp xỉ 24km (gần 15dặm) và chiều rộng khoảng 8km (gần 5dặm). Khoảng 72 đền thờ chính và những công trình khác được xây dựng trên khu vực này. Những ngôi làng nhỏ nằm xung quanh quần thể đền đài có diện tích xấp xỉ 3000km² (tương đương 1150 dặm vuông), gần bằng Los Angeles ngày nay.

Jayavarman II - người sáng lập Angkor

Jayavarman II là một hoàng tử của triều đại Sailendra ở Java như là một con tin hoàng gia của vương quốc chư hầu của Java hay là đến để học tập (hoặc cả hai) vẫn chưa được khẳng định. Nhờ thời gian ở Java, ông đã mang nghệ thuật và văn hóa của triều đình Sailendran của Java về cho triều đình Khmer. Sau khi trở về nhà ở vương quốc Chân Lạp, ông đã nhanh chóng xây dựng thế lực của mình, đánh bại nhiều vị vua khác và năm 790 trở thành hoàng đế của vương quốc Khmer. Trong những năm tiếp theo, ông đã mở rộng lãnh thổ của mình và cuối cùng đã thành lập kinh đô mới Hariharalaya gần thị xã Roluos của của Campuchia ngày nay. Do vậy, ông đã đặt nền móng cho kinh đô Angkor trải dài đến 15 km về phía tây bắc. Năm 802, ông tự xưng Chakravartin (vua thiên hạ) bằng một lễ đăng quang theo phong cách Ấn Độ giáo. Bởi thế, ông không những trở thành một vị vua được thành thánh sắc phong và vô địch mà còn đồng thời tuyên bố sự độc lập của vương quốc mình khỏi vương quốc Java. Jayavarman II mất năm 834.

Yasodharapura - thành phố đầu tiên của Angkor

Các vị vua kế nhiệm Jayavarman II đã liên tục mở rộng lãnh thổ vương quốc Khmer. Indravarman I (trị vì từ 877 - 889) đã thành công trong việc mở rộng vương quốc của mình mà không cần chiến tranh và ông đã triển khai các dự án xây dựng lớn nhờ vào của cải giành được thông qua mậu dịch và nông nghiệp. Công trình đầu tiên là đền Preah Ko và các công trình thủy lợi. Con ông là Yasovarman I (trị vì từ 889 - 915), là người thiết lập một kinh đô mới Yasodharapura - thành phố đầu tiên của Angkor.

Ngôi đền trung tâm của thành phố được xây ở Phnom Bakheng, một ngọn đồi cao 60 m giữa đồng bằng trong khu vực Angkor. Dưới triều Yasovarman I công trình Đông Baray cũng được tạo dựng, đây là công trình hồ chứa nước có kích thước 7,5 x 1,8 km.
Một bức phù điêu thế kỷ 12 hoặc 13 tại đền Bayon tại Angkor Thom miêu tả chiến tranh giữa Khmer và Chămpa.

Vào đầu thế kỷ 10 thì đế quốc này bị chia rẽ. Jayavarman IV thiết lập một kinh đô mới ở Koh Ker, cách Angkor 100 km. Chỉ có dưới triều đại của Rajendravarman II (trị vì 944 - 968) thì hoàng cung mới được quay trở lại Yasodharapura. Ông ta bắt đầu bắt đầu các dự án xây dựng lớn mà các vua đầu tiên đã dự tính và đã cho thiết lập một loạt các đền ở khu vực Angkor; trong đó có Đông Mebon, trên một cù lao của Đông Baray, và nhiều đền thờ Phật và chùa. Năm 950, chiến tranh lần đầu nổ ra giữa đế quốc Khmer và Vương quốc Chămpa ở phía đông (ngày nay là miền Trung Việt Nam).

Từ năm 968 đến 1001 là thời kỳ trị vì của con trai Rajendravarman II, Jayavarman V. Sau khi ông ta đã đăng quang ngôi vua sau khi đã vượt qua các hoàng thân khác, giai đoạn trị vì của ông phần lớn là thời kỳ thanh bình, đánh dấu bởi sự phát triển thịnh vượng và phát triển rực rỡ nền văn hóa. Ông cho thiết lập một kinh đô mới gần Yashodharapura, Jayenanagari. Dưới triều của vua Jayavarman V có các nhà triết học, các học giả và các nghệ sỹ. Các ngôi đền mới cũng được xây dựng, trong đó, quan trọng nhất là Banteay Srei, được xem như công trình có tính nghệ thuật và thẩm mỹ bậc nhất của Angkor và Ta Keo là ngôi đền đầu tiên của Angkor xây hoàn toàn bằng sa thạch.

Sau cái chết của Jayavarman V là một thập kỷ xung đột. Các vị vua chỉ trị vì vài năm và bị thay thế thông qua bạo lực của các vị kế nhiệm cho mãi đến thời vua Suryavarman I (trị vì 1010 - 1050) cuối cùng giành được ngôi báu. Thời kỳ trị vì của ông được đánh dấu bằng các nỗ lực đảo chính liên tục của các đối thủ hòng lật đổ bằng quân sự. Về phía tây, ông đã mở rộng vương quốc của mình đến tỉnh Lopburi của Thái Lan ngày nay, về phía nam đến eo đất Kra. Tại Angkor, việc xây dựng Tây Baray bắt đầu dưới triều Suryavarman I, một hồ chứa nước thứ 2 và rộng hơn hồ Đông Baray với kích thước 8 x 2,2 km.

Suryavarman II - Angkor Wat

Thế kỷ 11 là thời kỳ của các cuộc xung đột và tranh giành quyền lực tàn bạo để mở rộng lãnh thổ. Dưới sự cai trị của ông, ngôi đền lớn nhất của Angkor được xây dựng trong khoảng thời gian 37 năm: Angkor Wat, là nơi thời thần Vishnu. Suryavarman II xâm chiếm vương quốc Haripunjaya của dân tộc Môn đến phía tây (ngày nay là miền Trung Thái Lan) và một khu vực xa hơn về phía tây của vương quốc Pagan (Myanmar ngày nay), phía nam lấn về khu vực bán đảo Malay đến vương quốc Grahi (nay là tỉnh Nakhon Si Thammarat của Thái Lan), về phía đông lấy nhiều tỉnh của Champa, về phía bắc đến biên giới phía bắc của Lào ngày nay. Sự kết thúc của hoàng đế Suryavarman II không được rõ ràng lắm. Văn bia cuối cùng ghi nhận tên ông có liên quan đến cuộc xâm lược Đại Việt là từ năm 1145. Có lẽ ông qua đời trong một cuộc hành quân trong khoảng thời gian từ năm 1145 đến 1150.

Thời kỳ tiếp theo các vua trị vì trong thời gian ngắn và bị vị vua sau lật đổ bằng vũ lực. Cuối cùng, năm 1177, Khmer đã bị quân Chămpa đánh bại trong một trận thủy chiến trên hồ Tonlé Sap và bị chiếm đóng trong một thời gian ngắn.

Jayavarman VII - Angkor Thom
Đế quốc Khmer cuối thế kỷ 12

Vị vua tương lai Jayavarman VII (trị vì từ 1181-1219) đã là một nhà lãnh đạo quân sự như với tước vị hoàng thân dưới thời các vua trước. Sau khi người Chăm đã xâm chiếm Angkor, ông đã tập hợp một đội quân và giành lại kinh đô Yasodharapura. Năm 1181, ông đã lên ngôi và tiếp tục gây chiến chống lại các vương quốc phía đông trong 22 năm cho đến khi Đế quốc Khmer đánh bại Champa năm 1203 và xâm chiếm phần lớn lãnh thổ của Chăm Pa.

Jayavarman VII được coi là vị hoàng đế vĩ đại cuối cùng của Angkor không chỉ vì những chiến công của ông chống lại quân Chăm Pa mà còn là một người cai trị không phải là bạo chúa như cách các hoàng đế trước đó đã cai trị vì ông là người thống nhất đế quốc này và trên cả là do các công trình xây dựng được tiến hành dưới thời kỳ cai trị của ông. Kinh đô mới có tên gọi là Angkor Thom (có nghĩa là: "Thành phố vĩ đại") được xây dựng. Ở khu trung tâm, nhà vua (một phật tử Phật giáo Đại thừa) đã cho xây dựng làm tòa tháp quốc gia - Bayon với các tháp được cho là mang hình khuôn mặt của Quán Thế Âm bồ tát, mỗi tháp cao vài mét được chạm khắc bằng đá. Các đền chùa khác được xây dựng dưới thời Jayavarman VII là Ta Prohm, Banteay Kdei và Neak Pean, cũng như hồ chứa nước Srah Srang. Cùng với những công trình đó, một hệ thống các đường phố đã được xây dựng kết nối các trấn của đế quốc. Bên các phố này, 121 nhà nghỉ được xây cho các nhà buôn, quan chức và lữ khách. Ông cũng cho thiết lập 102 bệnh xá.

Chu Đạt Quan (周达观) và thời kỳ rực rỡ cuối cùng

Sau cái chết của vua Jayavarman VII, con trai ông Indravarman II (trị vì 1219-1243) lên ngôi. Giống như cha mình, ông là một Phật tử và ông đã cho xây xong một loạt chùa chiền được khởi công từ thời cha mình. Ông không thành công về mặt chiến tranh. Năm 1220, người Khmer rút khỏi nhiều tỉnh mà trước đó đã chiếm được của Chăm-pa. Về phía tây, các thần dân người Thái của ông đã nổi lên chống lại và thành lập nên vương quốc Xiêm đầu tiên là Vương quốc Sukhothai và đẩy lùi người Khmer. Trong 200 năm tiếp theo, người Thái đã trở thành đối thủ chính của Kambuja. Jayavarman VIII (trị vì 1243-1295) kế nhiệm Indravarman II. Trái với các vua trước đó, Jayavarman VIII theo Ấn Độ giáo và là một người chống Phật giáo một cách kịch liệt. Ông đã cho phá hủy phần lớn các tượng Phật ở Đế quốc này (các nhà khảo cổ ước đoán có khoảng hơn 10.000, trong đó còn rất ít phế tích còn sót lại đến ngày nay) và cho chuyển các chùa Phật giáo thành đền thờ Ấn Độ giáo. Từ bên ngoài, Đế quốc Khmer đang bị quân Nguyên Mông của tướng Sagatu của Hốt Tất Liệt đe dọa. Ông ta đã tránh đụng độ với quân Mông Cổ (khi đó đã chiếm hết Trung Hoa) bằng cách cống nạp hàng năm cho nhà Nguyên. Triều đại của Jayavarman VIII kết thúc năm 1295 khi ông bị con rể là Srindravarman (trị vì 1295-1309) lật đổ. Vua mới là người theo Phật giáo Nam truyền (Theravada), một trường phái của Phật giáo du nhập vào Đông Nam Á từ Sri Lanka và sau đó lan ra khắp khu vực.

Tháng 8/1296, một sứ thần Trung Hoa là Chu Đạt Quan đến Angkor và ở lại triều đình của vua Srindravarman cho đến 1297. Chu Đạt Quan không phải là người đầu tiên hay người cuối cùng viếng thâm vương quốc Khmer, nhưng cuộc viếng thăm của ông trở nên nổi tiếng vì ông đã ghi chép lại cuộc sống ở Angkor một cách chi tiết. Miêu tả của ông ngày nay là nguồn tham khảo quan trọng nhất để tìm hiểu về Angkor. Ngoài các miêu tả về các đền lớn như (Bayon, Baphuon và Angkor Wat), mà nhờ Chu Đạt Quan chúng ta được biết rằng các tháp của Bayon đã từng được dát vàng, các ghi chép của ông còn đem lại nhiều thông tin có giá trị về cuộc sống thường nhật và các tập quán của cư dân Angkor.

Sự suy tàn của Angkor

Có rất ít tư liệu lịch sử về thời kỳ sau triều vua Srindravarman. Văn bản cuối cùng người ta biết được là một bia khắc từ năm 1327. Không có ngôi đền lớn nào được xây thêm. Các nhà sử học ngờ rằng có mối liên hệ giữa việc nhà vua theo Phật giáo Nam truyền (do đó không được xem là "devaraja" nữa) và việc không cần phải xây dựng các đền lớn cho devarajas hay để thờ các thần linh bảo vệ cho họ. Việc từ bỏ quan niệm devaraja cũng có thể dẫn đến sự đánh mất quyền lực của hoàng gia và do đó dẫn đến thiếu nhân công. Hệ thống thủy lợi cũng bị thoái hóa dẫn đến mùa màng thất bát do lũ lụt và hạn hán. Trong khi trước đó mỗi năm có 3 vụ lúa - điều này đã góp phần cốt yếu cho sự thịnh vượng và quyền lực của đế quốc Khmer - sự giảm sút mùa màng đã làm cho đế quốc này suy yếu thêm. Quốc gia lân bang phía tây của đế quốc này là Vương quốc Xiêm đầu tiên - Vương quốc Sukhothai, bị một vương quốc khác của người Thái (vương quốc Ayutthaya) đánh bại vào năm 1350. Sau năm 1352, người Thái đã mở nhiều cuộc tiến công vào đế quốc Khmer nhưng đều bị đánh bật. Cuối cùng, năm 1431, Ayutthaya đã chiếm được Angkor.

Trung tâm của của vương quốc Khmer còn sót lại nằm ở phía nam, ở khu vực mà ngày nay là Phnôm Pênh. Tuy nhiên, có nhiều dấu hiệu cho thấy Angkor không bị bỏ hoang. Một chi của các vua Khmer vẫn còn ở lại Angkor. Sự sụp đổ cuối cùng của Angkor vào thời ấy là sự chuyển đổi tầm quan trọng về kinh tế, và do đó là chính trị, khi Phnôm Pênh trở thành một trung tâm mậu dịch bên sông Mê Kông. Các công trình xây dựng tốn kém và các xung đột quyền lực trong nội bộ hoàng gia cũng đánh dấu chấm hết cho đế quốc Khmer. Sự hủy hoại sinh thái và hư hỏng hạ tầng cơ sở là một cách lý giải mới khác cho sự chấm dứt của đế quốc này. Dự án Đại Angkor tin rằng người Khmer đã có một hệ thống kênh rạch và hồ chứa phức tạp phục vụ cho mậu dịch, giao thông và thủy lợi. Các kênh được sử dụng để thu hoạch mùa màng và khi dân số tăng lên thì hệ thống kênh rạch bị cản trở dẫn đến thiếu nước và bị lũ lụt hoành hành. Để đáp ứng cho số dân tăng thêm, người ta đã chặt cây trên các ngọn đồi ở Kulen để lấy đất canh tác lúa. Đồi trọc làm cho kênh bị bồi lấp khi mưa to. Sự phá hủy hệ thống thủy lợi đã dẫn tới các hậu quả nghiêm trọng khác[1].

Có một số bằng chứng cho thấy Angkor được sử dụng lâu hơn. Dưới thời vua Barom Reachea I (trị vì 1566 - 1576), là vị vua đã tạm thời kế vị sau khi đã đẩy lùi quân Thái đã quay lại đóng đô ở Angkor trong một thời gian ngắn. Từ thế kỷ 17, đã có những văn bản khắc chạm cho thấy đã có các khu định cư của người Nhật dọc theo phần còn lại của Đế quốc Khmer. Câu chuyện nổi tiếng nhất là của Ukondafu Kazufusa, người đã ăn Tết Khmer ở đó vào năm 1632.

Angkor Wat

Angkor Wat (hay Ăng-kor Vat), còn có tên cổ tiếng Việt là đền Đế Thiên, trong khi đó, Angkor Thom thì được gọi là đền Đế Thích, cả khu đền Angkor được gọi chung là Đế Thiên Đế Thích. Theo tiếng Khmer Angkor: kinh đô, Wat: đền thờ hay chùa, là một đền thờ vị thần Visnu của Ấn Độ Giáo tại Angkor - địa điểm của các thủ đô của Đế quốc Khmer. Đây là một trong các là di tích quan trọng bậc nhất tại Campuchia, được xem là tuyệt đỉnh của nghệ thuật và kiến trúc Khmer.

Nằm cách thủ đô Phnôm Pênh 240 km về Hướng Bắc, được xây dựng dưới thời vua Surja-warman II (1113-1150), Angkor Wat mới đầu để thờ thần Viśnu của Ấn Độ giáo. Về sau, khi vương triều Khmer theo Phật giáo, Angkor Wat trở thành linh đền thờ Phật. Sau khi kinh đô của đế quốc Khmer bị người Xiêm phá hủy và các nhà vua Khmer bỏ về Phnom Penh trong thế kỉ 15, Angkor Wat rơi vào quên lãng, bị rừng già vây phủ và được khám phá lại vào năm 1860 bởi Herri Mouhot.


Khu Angkor Wat có chu vi gần 6 km và diện tích khoảng 200 ha, nơi cao nhất là đỉnh tháp của ngôi đền chính, có độ cao 65 m. Angkor Wat là đền núi duy nhất ở Campuchia có lối vào chính ở hướng tây, hướng Mặt Trời lặn.

Cách bố cục này gây cảm giác ức chế cho người đi vào đền, bởi hình ảnh khu đền đồ sộ nổi bật trên ánh sáng chói lòa của Mặt Trời. Khu đền gồm 4 tầng nền, càng lên cao càng thu nhỏ lại, mô phỏng hình ảnh "núi vũ trụ Mêru" của người Ấn Độ. Vị thần linh được thờ ở đây là thần Viśnu. Khu đền chính bao gồm 398 gian phòng với nghệ thuật chạm khắc đá trên trần phòng, hành lang, các lan can... thể hiện sức mạnh phi thường và bàn tay điêu luyện của người Khmer cổ đại. Chính phủ Campuchia đã cho tiến hành phục chế, tu bổ khu di tích và ngày nay, quần thể này là địa điểm thu hút hàng trăm du khách từ khắp nơi trên thế giới.

Xung quanh ngôi đền, có hào rãnh bao bọc; bên ngoài bức tường có nhiều hồ chứa nước, sự thiết kế của ngôi đền này rất cân đối và xinh đẹp, có qui mô to lớn, khu vực nằm trong vòng tường, rộng tới 83610 m².

Trung tâm của thánh điện là một toà tháp cao 61m. Muốn đi tới đó phải qua mấy cửa, một bậc thềm cao và một sân rộng. Chung quanh toà tháp thấp hơn, đó là dấu hiệu đặc trưng của toàn bộ kiến trúc.

Với những phù điêu phong phú, nhiều màu sắc để trang trí, hoàn toàn tương xứng với sự thiết kế cân đối và nghiêm trang. Trên những bức phù điêu đá này, đã miêu tả những cảnh tượng trong sử thi Ấn Độ. Rất nhiều thần linh nam và nữ vui vẻ nhảy múa với nhau trong tư thế trêu chọc. Qua một hành lang phù điêu nối tiếp nhau, chạy dài đến mấy trăm thước Anh, đã thể hiện nhiều nhân vật chân thật trong lịch sử của Campuchia. Hình tượng được mọi người yêu thích và thường xuất hiện trên phù điêu, chính là vị nữ thần nhảy múa của Campuchia.

Miêu tả

Miêu tả đền đưới đây là miêu tả từ ngoài vào, từ dưới lên và từ thấp lên cao và được chia làm các khu vực.

* Chu vi đền là 6 km vuông, tường đá cao 8 m, bề dày 1 m. Có tất cả 5 tháp, tháp chính cao 65 m, 4 tháp phụ cao 40 m.
* Con đường dẫn tới chính môn Angkor Wat cũng được làm bằng đá tảng dài 230 mét, mặt lộ rộng gần 10 mét cao 5 m so với mặt nước hồ trong xanh ở hai bên.
* Hào nước bao bọc Angkor Wat rộng 190m tạo nên một hình vuơng dài một cây số rưỡi. Khu đền chính được xây dựng theo hình Kim Tự Tháp, với 5 tháp chính tượng trưng cho núi Meru của Ấn Độ và được chia làm 3 cấp độ cao, độ cao thứ nhất tượng trưng cho địa ngục hay là đất, tầng 2 tượng trưng cho đất liền hay là đất, độ cao thứ 3 tượng trưng cho gió hay thần thánh. Tầng trên cùng được xem là cao nhất với độc cao tuyệt đối là 65 m, có 7 vòng tượng trưng cho bảy rặng núi thiêng của Meru vươn lên giữa rừng già. Mỗi tháp có hình dáng nột đóa hoa sen đang nở. Đền Angkor không phải là ngôi đền đẹp nhất mà là ngôi đền được bảo quản ở tình trạng tốt nhất.
* Chính điện Angkor Wat là một kiến trúc ba tầng, kết nối với nhau nhờ những hành lang sâu thẳm. Điểm cần lưu ý là toàn bộ kiến trúc Angkor Wat là những phiến đá xanh, ở đâu cũng thấy chạm trổ hoa văn, phù điêu theo tích xưa chuyện cổ mà các chuyên gia nói rằng xuất phát từ sử thi Ấn Độ Mahabharata và Raymana.
* Tầng 1: Có thể nói Angkor Wat được xem là công trình được xây dựng vào nền cực thịnh của Angkor. Có lẽ độc đáo nhất là những bức tranh điêu khắc trên tường của dãy hành lang tầng thấp nhất. Đây có thể xem là bức tranh điêu khắc trên đá to nhất, dài nhất của thế giới được điêu khắc hoàn toàn bằng tay. Với bề cao 2,5 m và chạy dài hơn 800 mét miêu tả những điển tích trong kinh điển Bà La Môn, những chiến công của vua Suryavarman II - người tạo dựng ngôi đền. Nhờ được bảo vệ bởi bức trần và mái hành lang chạy xuyên suốt, bức tranh dường như còn nguyên vẹn và như mới. Phía trong cùng của bức tranh là cuộc chiến khuấy biển sữa trong truyền thuyết, những chú khỉ và trận chiến của thần Sita, những điệu múa của tiên nữ Aspara... Tại các góc của Angkor Wat và từng centimet của ngôi đền, không chỗ nào là không có điêu khắc. Những đường nét điêu khắc trên đá tỉ mỉ đến mức người ta lầm tưởng là chúng được điêu khắc trên một khuôn mẫu có sẵn. Nguyên tắc xây dựng ngôi đền được xây dựng trên nguyên tắc, sắp xếp đá trước, sau đó các kiến trúc sư mới bắt đầu điêu khắc. Bằng chứng là tại các cây cột ở tầng thứ nhất vẫn còn vết tích của những bức tranh điêu khắc còn dang dở. Tầng nhất của Angkor có các hồ nước dùng cho vua tắm rửa, tẩy rửa tội lỗi và thoát y hiện nay đã khô cạn nước và nhằm bảo vệ cho di tích.

* Tầng 2 của ngôi đền là một khoảng sân rộng được bao bọc bởi dãy tường thành bao bọc, bên trong là các gian điện thờ các vị thần, khu vực tầng tháp thứ hai là nơi có hệ thống thoát hước cho cả ngôi đền. Tại các gian điện thờ các vị thần Visnu giáo to lớn bằng đá đen nhưng lại bị người dân Campuchia hiện tại lầm tưởng là Phật Thích Ca nên đã mặc áo vàng và thờ cúng như Phật giáo. Sự lầm tưởng về vị thần của Hindu giáo và Phật giáo cũng dễ dàng chấp nhận bởi sự giao thoa về tôn giáo. Tại tầng 2 có vô số những bức tranh Apsara nhảy múa với bộ ngực trần. Cặp nhũ hoa của bức tượng bóng loáng do du khách nghịch ngợm sờ mó lâu ngày. Có hướng dẫn viên đã biết cách phân biệt nữ thần nào có gia đình và nữ thần nào chưa có gia đình nhờ vào nếp nhăn ở bụng.

* Tầng 3 là tầng cao nhất, nơi được xem là nơi cư ngụ của thần thánh với độ cao 65 m.Các cầu thang đi lên các tháp trung tâm chia làm 4 mặt. Tầng thứ ba gồm hai hành lang chữ thập cắt nhau thẳng góc ở giữa. Ở điểm giao tiếp của hai hành lang là trung tâm đền Angkor Wat. Xưa kia trung tâm đền có tượng thờ bằng vàng thần Vishnu, nhưng tượng đã bị mất. Ngày nay trung tâm đền có các tượng thờ Phật. Tháp ở trung tâm đền là tháp cao nhất Angkor Wat, chung quanh tháp là bốn hành lang hình vuông. Ở mỗi góc hành lang là một tháp. Tháp trung tâm và bốn tháp chung quanh tạo thành toà chân trời nổi tiếng của Angkor Wat khi ta nhìn từ đàng xa hay lúc gần đến khuôn viên đền. Các cầu thang đi lên dốc đứng gần như 45 độ, hẹp và vô cùng khó leo. Nó không dành cho những du khách tim mạch và những người lớn tuổi. Đã xảy ra tai nạn đối với du khách và nhiệm vụ đặt ra cho các nhà quản lý Angkor chính là việc phải xây dựng một cầu thang sắt có tay vịn và bục gỗ che chắn nhằm bảo vệ di tích. Bốn mặt của tháp đã được xây dựng một tháp có cầu thang sắt đi lên.

Trong những gian phòng lớn của ngôi đền, có một gian rất huyền bí, du khách thường đến đó đứng hơi sát tường nắm chặt bàn tay và vỗ lên ngực nhẹ nhẹ thì lập tức có tiếng vang vọng như mình đang đánh trống, gian phòng này nếu nhìn từ bên ngoài vào thì được thiết kế ở phía bên trái. Với rất nhiều các tiên nữ được điêu khắc trên tường thì có một tiên nữ há miệng nhe bốn cái răng do cô này mắc cỡ mới tiến cung nên đứng thầm cười một mình bên phải sát cánh cửa

Nhận xét về ngôi đền

Đền Angkor là một thành tựu kiến trúc huy hoàng, nó thể hiện một trình độ sâu sắc về thể tích, không gian và sự tổ hợp kỷ hà. Thời bấy giờ, kỹ thuật phong cách kiến trúc còn hết sức giới hạn - việc sử dụng đá lại có tính chất như sử dụng gỗ; những kết cấu có hình bán nguyệt và nóc vòm, là những kỹ thuật mà ta chưa biết - những hiệu quả toàn diện của nó làm cho mọi người phải ngạc nhiên.

Chiến tranh tàn phá

Năm 1973, các nhà khảo cổ học người Pháp từng tiến hành quản lý ở đây, nhưng do chiến tranh leo thang nên bắt buộc học phải dời đi. Ngôi chùa vĩ đại này cũng như quần thể kiến trúc xung quanh trở thành nơi ẩn náu của Khmer Đỏ (gần 160km² ở đó, tồn tại khoảng 200 chùa miếu, Angkor Wat nằm giữa trung tâm của những kiến trúc đó). Hiện nay, khắp ngôi chùa này, vẫn còn lỗ chỗ những vết đạn.
 
Hạng B2
2/5/07
208
3
16
55
Saigon
Re:OS Camravan 09 ngày 2 - khám phá kinh đô Angkor Wat!

Cảm ơn Bác Hải, nhiều hình đẹp và lịch sử rất hay cho mình hiểu thêm nhiều kiến thức ở vùng đất mà mình vưà đi qua!
 
Lơ Xe
6/6/04
15.562
12.404
113
Vietnam
www.otosaigon.com
Re:OS Camravan 09 ngày 2 - khám phá kinh đô Angkor Wat!

Chút ngoài lề vào ngày thứ 2. Do bác Mimo có việc về vào buổi tối nên sau khi tham qua đền Angkor thì "mini team" quyết định tổ chức tham quan biển hồ .... tốn 120USD cho 6 người đi tour riêng nhưng khi đến tầm 1/2 đường kênh ra biển hồ thì tàu bị kẹt do nước chỉ tầm 0.50 mét, phần trễ và phần sợ bị trễ chuyến bay nên cả đoàn quay trở lại bến tàu và tranh thủ test các đoạn đường xấu ở khu vực biển hồ.

OS_Camravan_09_187.jpg


OS_Camravan_09_189.jpg


OS_Camravan_09_190.jpg


OS_Camravan_09_192.jpg


OS_Camravan_09_193.jpg


OS_Camravan_09_194.jpg


OS_Camravan_09_196.jpg


OS_Camravan_09_197.jpg


OS_Camravan_09_195.jpg
 
Hạng D
28/7/08
2.284
3.715
113
Re:OS Camravan 09 ngày 2 - khám phá kinh đô Angkor Wat!

080402cool_prv.gif


Cám ơn bác lơ!
033102flo_1_prv.gif