Hạng D
2/12/03
1.557
3.954
113
Vietnam
Phát triển công nghệ sản xuất lốp xe làm từ mủ rễ cây Bồ Công Anh

Bồ Công Anh (Dandelion), một loài cỏ dại thường hay xâm lấn các bãi cỏ trong công viên hay vườn hoa gia đình mà người dân vùng ôn đới phải mất nhiều công sức để nhổ bỏ, lại có chứa cao su trong bộ rễ.

Mới đây, nhà sản xuất lốp xe Continental đã công bố một dự án thí điểm hợp tác giữa công ty với Viện nghiên cứu Sinh học phân tử và Sinh thái học ứng dụng Fraunhofer đã được triển khai đầu tháng 10. Dự án thí điểm nhằm nghiên cứu quy trình tối ưu cho các công đoạn: trồng, thu hoạch rễ cây Bồ Công Anh, chiết suất cao su, và sản xuất lốp xe. Theo Continental sản phẩm lốp xe từ Bồ Công Anh sẽ ra mắt vào năm 2015.
[pagebreak]
Cũng theo Continental, các nhà nghiên cứu Đức đã tạo ra được một giống Bồ Công Anh mới có nguồn gốc từ Nga tên khoa học là Taraxacum koksaghyz cho sản lượng cao su cao hơn giống gốc.

Ý tưởng sử dụng cao su chiết suất từ Bồ Công Anh không có gì mới. Từ những năm 1932 đến 1950, Liên bang Xô Viết, Mỹ, Anh, Đức, Thụy Điển, Tây Ban Nha do lo ngại nguồn cung cao su từ các quốc gia Đông Nam Á bị Nhật Bản khống chế đã tiến hành sản xuất lốp xe từ cao su Bồ Công Anh. Tuy nhiên chỉ có giống Bồ Công Anh của Nga cho năng suất cao su cao nhất 200 kg/ha, giống của Mỹ và châu Âu chỉ đạt 110 kg/ha. Sau năm 1950 khi nguồn cung cao su từ Brazil và Đông Nam Á ổn định, người ta không sản xuất lốp xe từ cao su Bồ Công Anh nữa.

Phát triển công nghệ sản xuất lốp xe làm từ mủ rễ cây Bồ Công Anh
Cánh đồng hoa Bồ Công Anh

Các nhà khoa học Đức cho biết giống Bồ Công Anh mới cho năng suất cao su cao hơn giống của Nga nhưng không bằng cây cao su (Hevea brasiliensis) hiện đang trồng ở Brazil và các quốc gia Đông Nam Á có năng suất bình quân 800 kg/ha.

Những năm gần đây, cây cao su Hevea brasiliensis bị bệnh vàng lá năng suất giảm sút, hơn nữa năng suất cao su lại chịu ảnh hưởng bởi biến động thời tiết, giá cả biến động thất thường nên Continental quay lại với Bồ Công Anh xem đây như phương án phụ hạn chế biến động của nguồn cung.

Cũng theo các nhà khoa học Đức, Bồ Công Anh có khả năng chống chịu với sâu bệnh, phù hợp với thời tiết vùng ôn và hàn đới. Bồ Công Anh sẽ không tranh đất trồng cây lương thực do có thể phát triển tốt ở những vùng đất xấu nhất. Chất lượng cao su Bồ Công Anh không thua kém cao su Hevea brasiliensis.

Theo Arnoldclark.com, không chỉ Continental và các nhà khoa học Đức quan tâm đến lốp xe cao su Bồ Công Anh. Công ty Kultevat được thành lập bởi doanh nhân Mỹ, Daniel R. Swiger cũng đang nghiên cứu trồng Bồ Công Anh Nga để lấy lá sản xuất sirô và rễ để sản xuất cao su.

Phát triển công nghệ sản xuất lốp xe làm từ mủ rễ cây Bồ Công Anh
Bồ Công Anh Nga được Kultevat trồng trong phòng thí nghiệm

Nhà sản xuất lốp đến từ Nhật Bản, Bridgestone cũng đang tài trợ cho dự án trồng Bồ Công Anh Nga để thay thế cho cây cao su của trường Đại học Ohio, Mỹ.

Hãng xe Ford và công ty sản xuất lốp Ấn Độ, Apollo-Vredestein cũng đang hợp tác thực hiện dự án cao su Bồ Công Anh Nga, liên kết này đã tạo ra được lốp nguyên mẫu.

(tổng hợp Internet - theo greencarcongress, arnoldclark, nydailynews)
 
Last edited by a moderator:
Hạng F
26/6/07
5.370
76
38
OS ... 5-YEAR BIRTHDAY
Năng suất cao nhất cũng chỉ được 200kg/ha - tức là ...khoảng ...10 bộ lốp xe/ha ...
Vậy trồng cây này để khai thác cao su ...có mà ăn cám !
(Kể cả nghĩa đen luôn)
 
Hạng C
10/4/13
882
4
16
47
Khi phát triển mạnh có thể tăng năng suất chứ bác... chứ kiểu này chỉ đủ để làm thí nghiệm thôi
Công nghệ ngày nay nể thật
Thanks
 
Hạng B2
28/9/12
177
76
28
37
Binh Phuoc
Cây bồ công anh này phù hợp trồng ở các nơi ôn-hàn đới; tận dụng các vùng đất bỏ hoang hoặc trồng xen canh với cây lương thực thì được chứ mà trồng chuyên canh thì có nước mà ăn cám thật! Năng suất thấp như thế này thì ko thể cho hiệu quả kinh tế = cây cao su Hevea. Chưa kể việc trồng xen canh sẽ khá khó khăn cho việc thu hoạch. Thậm chí có tăng năng suất như bác Core One nói cũng khó mà có sự đột biến. (Hiện nay năng suất cao su Hevea ở Đông Nam bộ ta đạt khoảng 2,2 tấn mủ khô/ha - sau ~70 năm nghiên cứu và phát triển giống cũng như kỹ thuật khai thác mới đạt con số này).
Việc chiết xuất mủ từ rễ nên dẫn đến thường xuyên phải trồng mới, chăm sóc sẽ vất vả hơn cây cao su Hevea - Chỉ kiến thiết cơ bản 5 năm đầu (total 100 tr/ha) sau đó thu hoạch được ~ 20 năm. Hơn nữa, cao su Hevea còn có giá trị lấy gỗ khi thanh lý. Chưa kể đến hàng loạt công nghệ phải thay đổi để thu hoạch và chế biến được mủ từ cây này ...