Chuyên
16/6/22
568
477
63
Các chuyên gia cho rằng một trong những định hướng quan trọng đó là phát triển nhà ở xã hội xung quanh khu vực dọc theo điểm kết nối giao thông công cộng trọng điểm như metro số 1, metro số 2, metro 3A.

b10n.jpg


Theo Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) Bùi Xuân Dũng, trong giai đoạn 2016 - 2020, vốn ngân sách để phát triển nhà ở xã hội bố trí cho Ngân hàng Chính sách xã hội đạt thấp, khoảng 2.163 tỉ đồng/9.000 tỉ đồng theo đề xuất của Ngân hàng Nhà nước, chỉ đáp ứng khoảng 24% nhu cầu. Trong khi đó, nguồn vốn để cấp bù lãi suất cho 4 ngân hàng thương mại được chỉ định cho vay thực hiện chính sách nhà ở xã hội theo kế hoạch vốn đến năm 2020 (nhu cầu vốn 248,63 tỉ đồng) vẫn chưa bố trí được.

Trong khi đó, theo các thống kê cho thấy, thu nhập của công nhân (bao gồm cả tiền lương làm thêm giờ và các loại phụ cấp khác) trong khoảng từ 6,7 - 7,8 triệu đồng/người/tháng tùy ngành nghề. Với mức thu nhập này, nếu không được hỗ trợ từ gia đình và người thân, người lao động rất khó có đủ tiền để mua nhà ở xã hội. Nói cách khác, nếu không có sự hỗ trợ hay ưu đãi từ Nhà nước và doanh nghiệp nơi họ làm việc. Giấc mơ an cư với người công nhân càng trở nên xa vời, nhất là trong hoàn cảnh dịch bệnh.

GS.TS Lưu Đức Cường - Viện trưởng Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia (Bộ Xây dựng), cho rằng, cần đưa danh mục phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp vào danh mục đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025; bổ sung gói tín dụng cho các chủ đầu tư loại hình nhà ở này; đồng thời, khi phát triển các khu công nghiệp trong quy hoạch tỉnh, phải tính đến việc bố trí nhà ở cho công nhân và các thiết chế xã hội liên quan...

Phát triển nhà ở xã hội dọc các tuyến metro, đường Vành đai 3


Khi quy hoạch các khu đô thị mới, khu công nghiệp mới, mạng lưới các cơ sở đào tạo nhất thiết phải kèm theo quy hoạch nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở sinh viên và quy hoạch các khu chức năng dịch vụ giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao... theo quy định. Bố trí nguồn lực hợp lý để đầu tư kết cấu hạ tầng thiết yếu như trường học, nhà trẻ, cơ sở khám chữa bệnh, sinh hoạt cộng đồng, văn hóa, thể thao... trong và ngoài các dự án nhà ở xã hội, đặc biệt là tại các khu vực có đông công nhân và người lao động.

Cũng theo các chuyên gia, một trong những định hướng quan trọng đó là phát triển nhà ở xã hội xung quanh khu vực dọc theo điểm kết nối giao thông công cộng trọng điểm như metro số 1, metro số 2, metro 3A. Cụ thể, Sở Xây dựng đề xuất tăng hệ số sử dụng đất quanh khu vực metro bằng cách phát triển loại hình chung cư, tận dụng cơ sở hạ tầng của tuyến giao thông này để thu hút người dân, đồng thời cũng là đáp ứng nhu cầu cho đối tượng được mua, thuê mua nhà ở xã hội. Mô hình phát triển nhà ở xã hội dọc theo tuyến metro TP.HCM có thể nhân rộng cho các tỉnh thành khác, đặc biệt là vùng đô thị TP.HCM.

Tương tự, khi tuyến Vành đai 3 hoàn thiện sẽ hình thành các khu đô thị vệ tinh như: Nhơn Trạch (Đồng Nai), khu đô thị Tây Bắc Củ Chi (TP.HCM), khu đô thị Đức Hòa, Đức Huệ (Long An), thành phố Thuận An (Bình Dương). Việc phát triển nhà ở nói chung dọc theo đường Vành đai 3 là cơ hội tăng quỹ đất cho nhà ở xã hội.

Phát triển nhà ở xã hội dọc các tuyến metro, đường Vành đai 3


Đường Vành đai 4 với mục tiêu là kết nối khu vực Tây Nam bộ với khu vực miền Đông Nam bộ với khu cảng Hiệp Phước, cảng Long An. Ngoài việc tạo điều kiện phát triển dịch vụ cảng, còn góp phần gia tăng giá trị bất động sản các địa phương nơi có tuyến đường giao thông này chạy qua. Thực tế thì việc bất động sản “ăn theo” đường Vành đai 4 đã và đang diễn ra, chỉ là về dự án cụ thể cho nhà ở xã hội vẫn chưa rõ. Như vậy, tương tự Vành đai 3, Vành đai 4 cũng có tiềm năng lớn trong việc dành ra quỹ đất để xây dựng và phát triển các dự án nhà ở xã hội.

Thực tế thì việc bất động sản "ăn theo" đường Vành đai 4 đã và đang diễn ra, chỉ là về dự án cụ thể cho nhà ở xã hội vẫn chưa rõ. Như vậy, tương tự Vành đai 3, Vành đai 4 cũng có tiềm năng lớn trong việc dành ra quỹ đất để xây dựng và phát triển các dự án nhà ở xã hội.

Theo tính toán của nhóm tác giả Trung tâm mô phỏng và Dự báo kinh tế - xã hội thuộc Viện Nghiên cứu phát triển thành phố thì khoảng tám năm nữa (2030), nhu cầu nhà ở xã hội của thành phố sẽ đạt gần 58.000 căn hộ.

Thời điểm đó, các dự án đường vành đai 3, 4 kết nối giữa TP.HCM và các tỉnh miền Đông và miền Tây sẽ thúc đẩy các dự án nhà ở xã hội phát triển ở các tỉnh trong vùng. Vấn đề về khoảng cách di chuyển giữa các tỉnh và TP.HCM sẽ được thu hẹp. Các chuyên gia cho rằng, yếu tố liên kết vùng sẽ được đặt vào vị thế quan trọng, hàng đầu trong việc giải quyết nhu cầu về nhà ở xã hội cho người dân đang làm việc tại TP.HCM trong thời gian tới đây.​

Xem thêm:
Theo Thanh Niên
 
  • Like
Reactions: Tommyteo