Hạng B2
21/2/23
206
1
18
24
Trong giai đoạn 3 tháng đầu mẹ bầu cần chú ý rất nhiều điều để không ảnh hưởng đến thai nhi. Nhiều mẹ không biết liệu bầu 3 tháng đầu xông hơi có được không? Hãy tìm hiểu những tác dụng và cách xông hơi hiệu quả trong bài viết này ngay mẹ nhé!

Phụ nữ có thai 3 tháng đầu xông hơi được không?
Điều này còn phụ thuộc vào mục đích xông hơi của mẹ bầu 3 tháng đầu. Nếu mẹ bị cảm cúm muốn xông giải cảm thì không nên vì điều này làm ảnh hưởng đến thai nhi. Khi xông mẹ thường trùm kín chăn và xông với nước nóng ở nhiệt độ cao từ đó nhiệt độ cơ thể mẹ tăng lên dẫn đến nước ối nóng lên gây ảnh hưởng đến thai nhi. Ngoài ra nếu nhiệt độ cao còn khiến ngăn cản quá trình cung cấp oxy đến thai nhi. Nhiệt độ quá nóng gây ảnh hưởng đến huyết áp, gây chóng mặt và giảm lưu lượng máu đến thai nhi.

Nếu nhiệt độ cơ thể mẹ trên 38 độ C thì trong 3 tháng đầu có nguy cơ bị khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi. Trong khi đó, thông thường nhiệt độ trong lều xông hơi (phòng xông hơi hay túi xông hơi) ướt có thể lên tới 50 độ. Còn đối với phòng xông hơi khô nhiệt độ có thể lên đến khoảng 80-100 độ. Do đó mẹ không nên xông hơi toàn thân.

Vậy mẹ bầu nên xông hơi trong những trường hợp nào? Trong 3 tháng đầu, mẹ bầu cần cẩn trọng trong việc xông hơi. Mẹ có thể xông hơi trong những trường hợp sau:
  • Xông mũi họng
  • Xông mặt làm đẹp da
  • Xông da đầu

Cách xông hơi cho mẹ bầu 3 tháng đầu an toàn hiệu quả
Mẹ cần chú ý xông hơi đúng cách để có hiệu quả cao mà tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Dưới đây là những phương pháp xông hơi đúng chuẩn cho mẹ bầu 3 tháng đầu mẹ có thể tham khảo ngay nhé.
Mẹ bầu xông mũi họng trong 3 tháng đầu
Mẹ bầu xông mũi được không? Xông mũi họng là phương pháp đơn gian và hiệu quả cho mẹ bầu bởi nó đơn giản là làm ấm và ẩm khoang mũi và giữ cho cổ họng không bị khô, có thể làm thông mũi tức thì.

Mẹ có thể xông hơi mũi họng bằng phương pháp dùng khăn ấm. Với phương pháp này, mẹ cần chuẩn bị 1 chiếc ăn mặt sạch, một chậu nhỏ nước ấm. Đầu tiên mẹ làm ấm khăn mặt với nước ấm. Sau đó mẹ đắp khăn ấm lên mặt và hít sâu vào và thở từ từ ra. Mẹ lưu ý không nên sử dụng nước quá nóng để tránh gây bỏng rát. Tình trạng viêm mũi sẽ giảm sau khi mẹ xông bằng khăn ấm.

Mẹ xông mặt làm đẹp cho mẹ bầu 3 tháng đầu
Phương pháp xông mặt chính là câu trả lời cho câu hỏi bầu 3 tháng đầu có xông hơi được không? Với xông mặt để làm đẹp, mẹ có thể dùng khi mẹ gặp các vấn đề về da như mụn nhiều, tàn nhang, nám,… do nồng độ nội tiết tố nữ tăng lên.

Mẹ có thể xông bằng sả là thực phẩm tự nhiên có tác dụng diệt khuẩn tốt và giúp da đẹp hơn. Mẹ có thể dùng phương pháp này 2 – 3 lần/ tuần, mỗi lần 10-15 phút sẽ thấy tác dụng rất tốt.

Để thực hiện, mẹ cần chuẩn bị 5-6 củ sả, nước sôi và chiếc chậu sạch. Mẹ thực hiện theo các bước sau: Mẹ rửa sạch củ sả, đập dập để tinh dầu sả thoát ra. Mẹ cho vào nước rồi đun sôi. Đun đến khi sôi, mẹ đổ ra chậu nhỏ, để hơi ấm rồi xông mặt. Lưu ý trong khi xông mẹ nên dùng tay massage da mặt.

>>Xem thêm: thuốc bổ sung DHA cho bà bầu loại nào tốt

Xông da dầu cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Mẹ bầu 3 tháng đầu xông hơi da đầu khi tóc yếu, gãy rụng nhiều, đau đầu, hoặc cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng do nghén thai kỳ. Phương pháp này giúp mẹ dễ dàng loại bỏ bụi bẩn, giảm tiết bã nhờn, làm sạch chất bẩn ở chân tóc. Nhờ đó, tóc mẹ trở nên chắc khỏe và mềm mại hơn, giảm đau đầu.

Mẹ cần chuẩn bị các thảo dược như sả, bưởi, hương nhu, kinh giới, bạc hà,… Thực hiện theo các bước sau để có hiệu quả: Mẹ gội sạch tóc trước khi xông hơi. Sau đó mẹ cho các loại thảo dược đã chuẩn bị đun sôi với nước và đổ ra chậu. Mẹ xông hơi với tóc và da đầu, kết hợp với massage tóc nhẹ nhàng để thuốc có thể thấm sâu vào chân tóc, sau đó gội sơ lại.

Bên cạnh đó việc kết hợp cùng chế độ dinh dưỡng khoa học giúp mẹ bầu khỏe mạnh. Mẹ có thể sử dụng viên uống sắt và axit folic cho bà bầu để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể.

Hy vọng với những thông tin trên đây, mẹ bầu đã giải đáp được thắc mắc “mang thai 3 tháng đầu có được xông hơi không”. Mẹ đã biết cách thực hiện xông hơi an toàn trong 3 tháng đầu thai kỳ. Chúc mẹ bầu luôn mạnh khỏe và thai nhi phát triển toàn diện.