OSS
Thành viên BQT
Super Moderators
28/11/09
1.239
2.868
113
“Tổng cục Du lịch Thái Lan lo ngại về sự trỗi dậy của du lịch Việt Nam” – đây là thông tin do CBRE công bố cuối tháng 8 vừa qua. Triển vọng tươi sáng của ngành du lịch đã khiến bất động sản nghỉ dưỡng trở thành kênh đầu tư hấp dẫn nhất Việt Nam năm 2016.[pagebreak][/pagebreak]

Điều làm nên sức hút của kênh đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng chính là cam kết chia sẻ lợi nhuận. Theo đó, các chủ dự án bán biệt thự/căn hộ cho các nhà đầu tư với cam kết “bao tiêu” lợi nhuận tối thiểu từ 10-14% trong vòng 5-10 năm. Nếu so với đầu tư bất động sản thông thường hay gửi tiết kiệm thì lựa chọn này “tích hợp” cả hai ưu điểm “vừa cao, vừa an toàn”, đồng thời, đem lại sự thảnh thơi “kê cao gối chờ sinh lợi” cho nhà đầu tư.

Thế nhưng, điều đó lại đang trở thành “con dao hai lưỡi” đối với các nhà đầu tư trong bối cảnh thị trường lên cơn sốt, dự án bùng nổ cùng “mê hồn trận” cam kết lợi nhuận “khủng”.

“Thật - ảo” cam kết lợi nhuận

Năm 2016, thị trường dự án bất động sản nghỉ dưỡng chứng kiến cảnh “trăm hoa đua nở” với hàng loạt dự án và cả những mức cam kết bỏ xa mức tối thiểu trung bình 8% - 10%. Đặc biệt, các dự án càng xây dựng chưa được bao nhiêu, chủ đầu tư càng chưa rõ kinh nghiệm thế nào thì càng mạnh miệng “cam kết lợi nhuận” với mức “khủng” bấy nhiêu. Mức cam kết tối thiểu liên tục tăng vọt lên 12% - 14% nhằm lôi kéo nhà đầu tư xuống tiền.
[QC] Biệt thự nghỉ dưỡng: Hàng hot coi chừng hớ nặng

Triển vọng tươi sáng của ngành du lịch đã khiến bất động sản nghỉ dưỡng trở thành kênh đầu tư hấp dẫn nhất Việt Nam năm 2016.​

Trong khi đó, mức cam kết thông thường của khu vực chỉ 5-7%. Cho dù thị trường nghỉ dưỡng Việt Nam rất có triển vọng thì nhiều chuyên gia vẫn khẳng định, con số 14% là quá “ảo”, nhà đầu tư cần cảnh giác.

Phân tích kỹ hơn, một chuyên gia trong lĩnh vực này cho biết với mức 12-14%, cam kết trong 5 năm, chắc chắn các chủ đầu tư mới bước vào kinh doanh chắc chắn sẽ lỗ. Thông thường các khách sạn luôn phải chấp nhận lỗ trong 3 đến 5 năm đầu sau khai trương, cộng với chi phí trả cho công ty quản lý nước ngoài tầm 13-15%. Với mức “lỗ khẳm” như vậy, lại phải chịu cam kết lợi nhuận tối thiểu 14% trong 5 năm - rất khó có cơ sở để các “Dự án tay ngang” trụ được chưa nói đến có thể bảo đảm hiệu suất đầu tư, duy trì khả năng chia lại lợi nhuận lâu dài cho khách hàng như đã hứa.

Thừa nhận sự “nhiễu loạn” của các phần trăm cam kết lợi nhuận, bà Đỗ Thu Hằng, trưởng bộ phận nghiên cứu Savills Việt Nam, cũng khuyến cáo, nhà đầu tư không nên chỉ nhìn vào lợi nhuận cao được cam kết, bởi sẽ đối diện với nhiều rủi ro khó lường.

Chọn “cao” hay chọn “vững”?

Thực tế, nhiều cam kết lợi nhuận đang được tung ra không dựa trên bất cứ cơ sở nào. Và nếu dự án vận hành kém hiệu quả, mức lợi nhuận này sẽ thành mức cho vay nặng lãi với chủ đầu tư. Điều này đương nhiên ảnh hưởng đến tính khả thi cũng như khả năng sinh lời bền vững của dự án.
[QC] Biệt thự nghỉ dưỡng: Hàng hot coi chừng hớ nặng

Việc chọn dự án nào để đầu tư thực tế quan trọng hơn con số cam kết về lợi nhuận.​

Do đó, theo ông Trương Lê Quân, Quản lý bộ phận tư vấn Đầu tư – Savills Hà Nội, uy tín và năng lực tài chính của chủ đầu tư là yếu tố quan trọng để lựa chọn dự án, nhằm tránh rủi ro về khả năng thanh toán lãi khi dự án hoạt động. Chỉ những doanh nghiệp trường vốn, tiềm lực tài chính mạnh, có kinh nghiệm lâu năm, có khả năng tự vận hành và có sẵn nguồn khách hàng từ các đối tác lớn trong và ngoài nước mới có thể đảm bảo sự khả thi của cam kết.

Tuy nhiên, muốn chọn dự án tự vận hành mà vẫn đảm bảo công suất “full phòng” hơn 90% để có lợi nhuận cao không đơn giản. Thực tế, trừ một số “ông lớn” hiếm hoi có khả năng tự vận hành, những dự án nghỉ dưỡng tham gia thị trường hầu hết đều phải “dựa hơi” thương hiệu quản lý nước ngoài để hút khách.

Ngoài ra, không thể không nhắc tới nguy cơ đầu tư ăn xổi của nhiều chủ dự án. Khi thị trường BĐS nghỉ dưỡng lên ngôi liền ồ ạt nhảy vào dù không có kinh nghiệm và năng lực kinh doanh trong lĩnh vực nghỉ dưỡng. Và các “tay ngang” vốn không có ý định “ăn đời ở kiếp” với mảng nghỉ dưỡng sẽ tung ra các cam kết lợi nhuận “trên trời” để “đẩy hàng” nhanh, đem lại rủi ro rất lớn cho nhà đầu tư.

Do vậy, chọn dự án nào để đầu tư thực tế quan trọng hơn con số cam kết về lợi nhuận. “Nếu chủ đầu tư đưa ra mức cam kết thực sự hấp dẫn thì cũng phải chứng minh được bài toán kinh doanh khả thi, rõ ràng” - bà Đỗ Thu Hằng nhấn mạnh.

 
Chỉnh sửa cuối:
  • Like
Reactions: Bé Mập and HG-Q2
Hạng B2
28/11/11
120
35
28
Thuận An, Bình Dương
Tập Lái
31/8/16
0
0
0
31
Đà nẵng mưa bão hoài công suất không thể ổn định được như Phú Quốc mà cam kết khủng như này. nghe hơi hoảng hồn chút chút :3dngacnhien:
 
Tập Lái
15/12/15
0
15
3
33
Tham làm gì mấy cái phần trăm. em có tiền thì cứ phải chọn thằng nào uy tín, ăn chắc mặc bền các bác ạ. Chứ cao chót vót rồi đến lúc bán xong nó phẩy tay là toi.:(:(:rolleyes:
 
  • Like
Reactions: ttttvin
Tập Lái
7/9/16
6
118
28
33
Ngay cả a X 10%/năm ở nha trang, pq còn chưa tin, cái cocobay thì khỏi nói rồi. Theo e cđt thật chỉ nên cam kết tầm 5-7% và tăng dần thôi
 
1/6/13
203
441
63
HCMC
themgm-hoian.com
Em cũng ngán tụi cò này lớm. Mà em cứ nghĩ mãi vụ 12% 1 năm mà trong 8 năm. Như vậy thì lợi nhuận quá cao, người ta sẽ nghĩ tội tình gì không đầu tư. Đầu tư xong tới năm thứ 9 thì không biết của đó tính như thế nào. Hay là nhà đầu tư cho vay trả góp không chừng. Haizz
Không muốn tranh luận với anh, nhưng thấy anh cứ post nào cũng lôi Coco Bay vào, và bất kỳ 1 chủ đề nào liên quan đến nghĩ dưỡng đều có anh với những câu nói y chang. Cảm thấy rất khó hiểu, gần đây dự án nghĩ dưỡng ra hàng nhiều nên cũng cần phải dumo dìm hàng đối thủ chăng? Hoặc anh rất quan tâm nhưng không ai chịu giải thích cho anh hiểu nên anh tức và liên tục chém dự án thanh khoản tốt nhất?
  • 12% ~ 10% net cao hay thấp tuỳ quan niệm. Nhưng cao hơn những chủ đầu tư lớn khác như Vin, Sun đúng 1% net.
  • Chủ quyền của anh, hết hợp đồng THUÊ thì nó quay lại của anh. Cũng giống như chuyện anh có căn hộ cho người ta thuê, chẳng lẽ cũng phải quy định là hết thời gian thuê thì PHẢI trả căn hộ lại cho anh muốn làm gì làm? Điều đó là hiển nhiên.
  • Anh có từng đọc bất kỳ cái hợp đồng nào chưa? Hợp đồng phải đọc từ đầu đến cuối, kỹ lưỡng chứ không thể trích riêng 1 đoạn ra. Đấy là nguyên tắc khi đọc bất kỳ văn bản nào, anh phải biết chuyện này chứ. Trong hợp đồng có ràng buộc trách nhiệm ra sổ hồng cho chủ nhà, có ràng buộc phí phải đóng sau 8 năm nếu không cho thuê tiếp tục.
  • Anh làm ơn đừng so sánh kiểu cho vay trả góp. Cam kết bằng hợp đồng, chắc là chưa đủ. Sau đó còn có chứng thư bảo lãnh tiến độ. Sau đó sẽ là sổ hồng, cái này có thể chậm nhưng không bao giờ có chuyện không có. Và tiến độ xây thực tế anh đã tham khảo chưa? Sổ hồng đất anh xem chưa?
99.99% anh không phải là có nhu cầu đầu tư, mà là đang cạnh tranh không lành mạnh. Sẵn tiện nói anh biết, toàn bộ HĐMB của những anh làm nghĩ dưỡng đàng hoàng đều giống nhau đến 99%, từ Vin mà ra. Anh chém bất kỳ dự án nào thì cũng như nhau thôi, gậy ông đạp lưng ông thôi.

Một số bác trên này có luận điểm: 12% là cao quá, nó sẽ phải bù lỗ vài năm để lấp cái đó vào, kỳ vọng thực chỉ khoảng tương đương ngân hàng. Em rất tôn trọng, vì cái đó chỉ có thực tế mới biết được ntn. Họ không thích, vì không phù hợp với kỳ vọng.
Đối với những khách hàng khác, họ chỉ cần mức lợi nhuận nho nhỏ như vậy (10%/năm ~ lấy lại 80% vốn + nhà) và có thêm những niềm vui nho nhỏ khi dẫn gia đình đi nghỉ. Họ mua chứ không phải họ không hiểu.
Anh cũng đừng quá ngạc nhiên nếu ngày mai, cũng đúng trên petro lại có bài PR cocobay. Chuyện đó là chuyện quá thường ngày ở cái xứ này, phải không anh?
 
  • Like
Reactions: Songlongtu
Hạng B2
28/11/11
120
35
28
Thuận An, Bình Dương
Không muốn tranh luận với anh, nhưng thấy anh cứ post nào cũng lôi Coco Bay vào, và bất kỳ 1 chủ đề nào liên quan đến nghĩ dưỡng đều có anh với những câu nói y chang. Cảm thấy rất khó hiểu, gần đây dự án nghĩ dưỡng ra hàng nhiều nên cũng cần phải dumo dìm hàng đối thủ chăng? Hoặc anh rất quan tâm nhưng không ai chịu giải thích cho anh hiểu nên anh tức và liên tục chém dự án thanh khoản tốt nhất?
  • 12% ~ 10% net cao hay thấp tuỳ quan niệm. Nhưng cao hơn những chủ đầu tư lớn khác như Vin, Sun đúng 1% net.
  • Chủ quyền của anh, hết hợp đồng THUÊ thì nó quay lại của anh. Cũng giống như chuyện anh có căn hộ cho người ta thuê, chẳng lẽ cũng phải quy định là hết thời gian thuê thì PHẢI trả căn hộ lại cho anh muốn làm gì làm? Điều đó là hiển nhiên.
  • Anh có từng đọc bất kỳ cái hợp đồng nào chưa? Hợp đồng phải đọc từ đầu đến cuối, kỹ lưỡng chứ không thể trích riêng 1 đoạn ra. Đấy là nguyên tắc khi đọc bất kỳ văn bản nào, anh phải biết chuyện này chứ. Trong hợp đồng có ràng buộc trách nhiệm ra sổ hồng cho chủ nhà, có ràng buộc phí phải đóng sau 8 năm nếu không cho thuê tiếp tục.
  • Anh làm ơn đừng so sánh kiểu cho vay trả góp. Cam kết bằng hợp đồng, chắc là chưa đủ. Sau đó còn có chứng thư bảo lãnh tiến độ. Sau đó sẽ là sổ hồng, cái này có thể chậm nhưng không bao giờ có chuyện không có. Và tiến độ xây thực tế anh đã tham khảo chưa? Sổ hồng đất anh xem chưa?
99.99% anh không phải là có nhu cầu đầu tư, mà là đang cạnh tranh không lành mạnh. Sẵn tiện nói anh biết, toàn bộ HĐMB của những anh làm nghĩ dưỡng đàng hoàng đều giống nhau đến 99%, từ Vin mà ra. Anh chém bất kỳ dự án nào thì cũng như nhau thôi, gậy ông đạp lưng ông thôi.

Một số bác trên này có luận điểm: 12% là cao quá, nó sẽ phải bù lỗ vài năm để lấp cái đó vào, kỳ vọng thực chỉ khoảng tương đương ngân hàng. Em rất tôn trọng, vì cái đó chỉ có thực tế mới biết được ntn. Họ không thích, vì không phù hợp với kỳ vọng.
Đối với những khách hàng khác, họ chỉ cần mức lợi nhuận nho nhỏ như vậy (10%/năm ~ lấy lại 80% vốn + nhà) và có thêm những niềm vui nho nhỏ khi dẫn gia đình đi nghỉ. Họ mua chứ không phải họ không hiểu.
Anh cũng đừng quá ngạc nhiên nếu ngày mai, cũng đúng trên petro lại có bài PR cocobay. Chuyện đó là chuyện quá thường ngày ở cái xứ này, phải không anh?
Bác là sales phỏng. Bác có hợp đồng mẫu ko ạ, post lên đây cho mn xem ntn dc ko?
 
  • Like
Reactions: Nguyên Khôi Đỗ
1/6/13
203
441
63
HCMC
themgm-hoian.com
Bác là sales phỏng. Bác có hợp đồng mẫu ko ạ, post lên đây cho mn xem ntn dc ko?
Ai cần em cũng cho mà. Điều kiện duy nhất là email, để em gửi full và please read carefuly từ đầu đến cuối. Sau đó lại nói tiếp. Em không muốn chụp ngang 1-2 trang vì như vậy lại mắc công hiểu lộn xộn.
 
1/6/13
203
441
63
HCMC
themgm-hoian.com
Nhưng trước mắt là lại có tin khẳng định chiếm dụng vốn đó bác ạ: http://bizlive.vn/dia-oc/du-an-cocobay-da-nang-chiem-dung-von-trai-phep-tu-khach-hang-2012422.html
Có dự án nào không chiếm dụng vốn đâu. 100% các CDT VN hiện tại nếu qua mẽo, làm theo cách làm ở VN sẽ bị bắt vì tội ... lừa đảo, bán nhà trên giấy. Bác thấy ai xây lên rồi mới bán chưa? Bác có nghe nói có CDT còn thu trước đến 90% khi chưa làm móng, và sau đó còn tiến độ trễ chưa? CDT đó có tiếng lắm đấy.