Hạng D
8/6/12
1.193
1.762
113
E có 2 thắc mắc:
1. Ví dụ đoạn đường dài từ giao lộ 1 đến giao lộ 2 khoảng 500m.
Sau giao lộ 1, ko có biển cấm đỗ xe P.131a.
Giữa đoạn đường này có 1 biển I.408, nơi đỗ xe.
Vậy những xe đỗ ở đoạn đường này cách xa biển I 408, khoảng 200m (ko thể thấy biển), có bị phạt ko?
2. Đoạn đường có gắn biển nơi đỗ xe có thu phí ngày chẳn, ko có biển cấm dừng, đỗ P.130, nếu hôm đó ngày lẻ, xe đỗ thì có bị phạt ko? Xe chỉ dừng mà ko đỗ có bị phạt ko? Căn cứ vào điều khoản nào?
Em chưa thấy trường hợp này và cũng theo QC về biển báo thì cũng khó có trường hợp như bác nêu; tuy nhiên nếu không có biển cấm dừng, đỗ xe hoặc không có vạch cấm dưng, đỗ xe mà giữa đường mới có biển I.408 thì vẫn phải tuân thủ điểm c khoản 3 điều 18 --> mặc dù trường hợp này có gì đó không phù hợp với thực tiễn nhưng đó là yếu tố hợp tình còn điều luật (về lý) ghi như thế nào thì phải thực hiện đúng như vậy do đó gt vẫn có cơ sở xử phạt --> luật không ghi trường hợp miễn trừ người tham gia gt có thấy hay không.
2. Đoạn đường có gắn biển nơi đỗ xe có thu phí ngày chẳn, ko có biển cấm dừng, đỗ P.130, nếu hôm đó ngày lẻ, xe đỗ thì có bị phạt ko? Xe chỉ dừng mà ko đỗ có bị phạt ko? Căn cứ vào điều khoản nào?
Trường hợp bác nêu em nghĩ không có trong thực tế vì không logic với biển báo : đã không cấm dừng đỗ thì không có giới hạn ngày dừng đỗ --> việc gì phải thu phí đỗ xe theo ngày chẵn làm gì, vậy ngày lẻ cho đỗ xe miễn phí?
Cho là trường hợp của bác có trên thực tế thì vẫn không bị xử phạt vì : đường có biển nơi đỗ xe thu phí ngày chẵn --> xe đỗ vào ngày lẻ thì cũng như ngày chẵn chỉ khác là không đóng phí --> xe dừng hay đỗ cũng như nhau và không vi phạm vì đó là nơi dừng, đỗ xe.
 
  • Like
Reactions: futureneodo
Hạng D
22/5/08
1.680
1.297
113
Em chưa thấy trường hợp này và cũng theo QC về biển báo thì cũng khó có trường hợp như bác nêu; tuy nhiên nếu không có biển cấm dừng, đỗ xe hoặc không có vạch cấm dưng, đỗ xe mà giữa đường mới có biển I.408 thì vẫn phải tuân thủ điểm c khoản 3 điều 18 --> mặc dù trường hợp này có gì đó không phù hợp với thực tiễn nhưng đó là yếu tố hợp tình còn điều luật (về lý) ghi như thế nào thì phải thực hiện đúng như vậy do đó gt vẫn có cơ sở xử phạt --> luật không ghi trường hợp miễn trừ người tham gia gt có thấy hay không.

Trường hợp bác nêu em nghĩ không có trong thực tế vì không logic với biển báo : đã không cấm dừng đỗ thì không có giới hạn ngày dừng đỗ --> việc gì phải thu phí đỗ xe theo ngày chẵn làm gì, vậy ngày lẻ cho đỗ xe miễn phí?
Cho là trường hợp của bác có trên thực tế thì vẫn không bị xử phạt vì : đường có biển nơi đỗ xe thu phí ngày chẵn --> xe đỗ vào ngày lẻ thì cũng như ngày chẵn chỉ khác là không đóng phí --> xe dừng hay đỗ cũng như nhau và không vi phạm vì đó là nơi dừng, đỗ xe.
Hôm nay bác @TOAGT hơi cố chấp. Cỡ dài như đường mòn HCM mà có 1 P giữa đường thì cả đường không được đậu xe.
 
Hạng D
28/7/16
1.692
2.428
113
Có lẽ luật nên nêu rõ trong phạm vi bao nhiêu m kể từ vị trí cắm biển P thì ko đc đậu xe ngoài khu vực bố trí đậu xe, như vậy rõ ràng hơn
 
Hạng D
19/10/06
2.225
12.280
113
Em chưa thấy trường hợp này và cũng theo QC về biển báo thì cũng khó có trường hợp như bác nêu; tuy nhiên nếu không có biển cấm dừng, đỗ xe hoặc không có vạch cấm dưng, đỗ xe mà giữa đường mới có biển I.408 thì vẫn phải tuân thủ điểm c khoản 3 điều 18 --> mặc dù trường hợp này có gì đó không phù hợp với thực tiễn nhưng đó là yếu tố hợp tình còn điều luật (về lý) ghi như thế nào thì phải thực hiện đúng như vậy do đó gt vẫn có cơ sở xử phạt --> luật không ghi trường hợp miễn trừ người tham gia gt có thấy hay không.

Hôm nay bác @TOAGT hơi cố chấp. Cỡ dài như đường mòn HCM mà có 1 P giữa đường thì cả đường không được đậu xe.


Em cũng thấy vậy, bác TOAGT hơi cố chấp

- Bác chưa thấy trường hợp vậy không có nghĩa là nó không có, trong luật hoặc quy chuẩn không quy định biển P buộc phải đầu đường, về lý GTCC được quyền cắm P bất cứ đâu theo tính toán của họ.
- Ở đây có 2 cách lập luận trái nhau và khi đưa ra ví dụ thấy rõ cách lập luận của bác rất thiếu logic và phi thực tiễn, em nghĩ với ví dụ này bác phải nhận ra ngay mình hiểu sai chứ? Luật GT nó chặt chẽ và hợp lí không như bác nghĩ là "đôi khi không phù hợp thực tiễn" đâu. Bác đọc trong quy chuẩn sẽ thấy họ ghi rõ như thế nào về chuẩn các biển báo: kích thước, độ cao, khoảng cách, ... mục đích tạo điều kiện tối đa người tham gia giao thông nhận biết để tuân theo.

Ở post trước bác có giải thích vd trên với em
việc có chạy suốt đường để biết có biển P hay không phụ thuộc vào kỹ năng của người tham gia gt
là quá khiên cưỡng


Em quote lại lập luận của em về ý nghĩa biển P

Nguyên tắc chung là không có biển cấm dừng-đỗ thì được đỗ xe

Biển P thường được cắm ở đoạn đường cấm dừng-đỗ xe, nếu chỉ cắm biển P không thì từ điểm đó đến hết đoạn đường sẽ được đậu xe, nếu bác Chánh chỉ muốn cho đậu 1 chút thôi thì cắm P + biển phụ 50m, 100m... gì đấy

Nếu đoạn đường không có biển cấm dừng-đỗ thì biển P thực ra chả có ý nghĩ gì cả, có nó hay không có nó người ta đều được phép đỗ xe

Ngoài ra nếu muốn thu phí thì bác Chánh kết hợp P + biển phụ ghi "đoạn đường đỗ xe có thu phí" và dĩ nhiên nếu ta đỗ xe ngoài phạm vi hiệu lực của biển đấy thì không cần đóng phí.


với cách như trên thì không có chuyện "đôi khi không phù hợp thực tiễn" gì cả, nó cho phép người làm luật cấm hoặc cho phép đậu bất cứ đâu và người tham gia giao thông bình thường dễ dàng nhận biết không cần kỹ năng gì cả.
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng C
7/4/13
866
625
93
Ở trên các bác đang bàn về đậu xe có chữ P. Sẵn cho em hỏi các bác tí, nếu đoạn đường không có bản cấm dừng cấm đậu, đường rộng 2 làn đường, mình đậu có bị phạt "Dừng xe, đỗ xe không đúng vị trí quy định ở nơi dừng, đỗ xe". Điều kiện xe đậu tuân thủ, đậu sát lề, cách xa giao lộ. E xin cám ơn
 
  • Like
Reactions: bac 8
Hạng D
1/9/14
2.304
84.243
113
Sai Gon
Mấy bác cứng nhắc quá,
- Công dân được phép làm những gì luật pháp không cấm,
Nói như bác gì ví dụ tiểu bên cạnh nhà WC công cộng là sai tè le rồi, vì luật cấm tiểu tiện nơi công cộng mà.
Trở lại chủ đề, trên đường không có biển cấm đỗ, chẳng lẽ phải chạy hết con đường đó xem có chỗ nào cắm bảng cho phép đỗ xe thì mới được đỗ? và phải quay xe lại để đỗ.
 
  • Like
Reactions: dinkytri2012
Hạng D
23/10/15
2.794
4.815
113
TPHCM
Các anh so sánh 2 câu văn sau:

"Dừng xe, đỗ xe không đúng vị trí quy định ở những đoạn có bố trí nơi dừng, đỗ xe" - trích Nghị định 46.

"Dừng xe, đỗ xe không đúng vị trí quy định ở nơi dừng, đỗ xe"


Đầu tiên xác định "Nơi dùng đỗ xe" - Đó là nơi bắt đầu bằng cái biển có chữ P. Các anh có thấy biển không?

Sau đó ngẫm nghĩ sao họ không bỏ bớt chữ/ sao họ lại thêm chữ vô nhé.

Có anh cãi: Hiệu lực của biển bắt đầu từ nơi cắm biển?
1. Căn cứ họ xử phạt :
- Theo luật GTĐB quy định tại : "Điều 18. Dừng xe, đỗ xe trên đường bộ
3. Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện quy định sau đây:
c) Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ xe tại các vị trí đó;"

--> nếu trên cùng 1 đường đã có quy định điểm, vị trí đỗ xe thì phải đỗ tại đó, nếu đỗ ngoài khu vực đó là vi phạm.
- Theo QC 41:2016 : Biển I.408 (điều 43.4) có hiệu lực kể từ vị trí đặt biển --> phía trước biển không phải là vị trí đỗ xe.
- Theo NĐ 46 quy định tại điểm h khoản 2 điều 5 : "Dừng xe ...; dừng xe, đỗ xe không đúng vị trí quy định ở những đoạn có bố trí nơi dừng xe; đỗ xe; .." --> đỗ xe ngoài điểm, vị trí đã được quy định bị xử phạt
==> trường hợp bác đưa ra bị xử phạt là có cơ sở pháp luật.
2. Căn cứ để cẩu xe và trả tiền cẩu xe :
- Khoản 2 điều 76; khoản 1, 2, 3 điều 78 NĐ 46
- Điều 125 luật XLVPHC
--> trường hợp bác nêu, xe bị cẩu có thể thuộc các trường hợp :
- Không hợp tác, chống đối người thi hành công vụ khi bị kiểm tra.
- Không có mặt khi bị kiểm tra.
- Sau khi người thi hành công vụ lập bb, niêm phong xe thì mới có mặt để giải quyết.

Các nội dung bác nêu là những quy định về dừng đỗ xe tại điều 18, 19 và được xem là vi phạm nếu không tuân thủ, tuy nhiên ngoài các quy định này còn có quy định tại điểm c khoản 3 điều 18 buộc người tham gia gt phải tuân thủ --> mặc dù chấp hành đúng các quy định bác nêu nhưng không chấp hành quy định tại điểm c khoản 3 điều 18 thì vẫn xem là vi phạm điều 18, 19 luật GTĐB.
Có "thuốc" trị chứ đâu phải ko có
 
  • Like
Reactions: TOAGT