Hạng F
Super Moderators
11/2/15
7.393
17.977
113
Lâm Đồng
Nhiều doanh nghiệp lắp ráp ô tô và ngành điện - điện tử chỉ còn đủ linh kiện, phụ kiện phục vụ cho sản xuất trong khoảng một tháng nữa. Nguyên nhân là vì thị trường linh kiện phụ tùng từ Trung Quốc gặp khó khăn trì trệ do dịch bệnh COVID-19.

Sản xuất ô tô tại Việt Nam gặp khó, thiếu nguồn cung linh kiện vì dịch COVID-19


Theo tính toán của Cục Công nghiệp cho thấy, đến khoảng cuối tháng 3, các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô sẽ thiếu linh kiện, phụ kiện phục vụ sản xuất. Đối với ngành sản xuất lắp ráp ô tô, báo cáo của Cục Công nghiệp cho biết, năm 2019, Việt Nam nhập khẩu gần 4 tỉ USD phụ tùng linh kiện ô tô, trong đó nhập khẩu nhiều nhất là từ Hàn Quốc với 1,14 tỉ USD (chiếm 28,5%), Nhật Bản (0,72 tỉ USD, tương đương 18,04%) và từ Trung Quốc là 0,7 tỉ USD.

Ông Trương Thanh Hoài, Cục trưởng Cục Công nghiệp, cho biết các doanh nghiệp điện tử cũng chỉ còn đủ lượng linh kiện, phụ kiện sản xuất đến giữa hoặc cuối tháng 3/2020.

Sản xuất ô tô tại Việt Nam gặp khó, thiếu nguồn cung linh kiện vì dịch COVID-19


Trước đó vào giữa tháng 2/2020, đại diện một doanh nghiệp sản xuất ôtô tải ở Củ Chi (TP.HCM) cho biết trung bình đơn vị đưa ra thị trường hơn 100 xe tải/tháng, kể từ khi dịch COVID-19 xảy ra thì không thể nhập linh kiện phụ tùng từ Trung Quốc. Các doanh nghiệp này cố gắng cầm chừng hết tháng này mà không khôi phục được nguồn hàng, có nguy cơ dừng sản xuất.

Hiện nay các nhà máy lắp ráp xe du lịch như: Hyundai, Kia, Mazda, Toyota, Honda tại Việt Nam đều có các linh kiện nhập khẩu từ các nước đang có dịch COVID-19 đang bùng phát mạnh.

Các doanh nghiệp sản xuất xe máy điện tại Hà Nội cũng gặp tình trạng tương tự. Có đến 70% nguồn linh kiện từ Trung Quốc đang hụt hàng. Phía cung ứng linh kiện từ Trung Quốc chưa khởi động sản xuất lại, thì điểm lắp ráp tại Việt Nam cũng không thể đưa ra thành phẩm.

Sản xuất ô tô tại Việt Nam gặp khó, thiếu nguồn cung linh kiện vì dịch COVID-19


Theo các doanh nghiệp sản xuất ôtô tải, xe máy điện, tình trạng thiếu hụt linh kiện này kéo dài chắc chắn sẽ tạm ngừng sản xuất, thiệt hại rất nhiều bởi doanh thu sụt giảm, trong khi vẫn phải gánh chịu các chi phí lãi vay, lương, thuê mặt bằng, bảo quản dây chuyền, duy trì các đại lý...

Dự đoán ít nhất phải mất 2 tháng nữa, nhà máy sản xuất linh kiện ở Trung Quốc mới hoạt động và phải thêm 1 tháng mới đủ hàng để cung cấp. Nhưng điều đáng lo ngại là không biết đến khi nào các nhà sản xuất tại Trung Quốc khôi phục sản xuất như trước.

Sản xuất ô tô tại Việt Nam gặp khó, thiếu nguồn cung linh kiện vì dịch COVID-19


Trung Quốc hiện đang là một trong những mắt xích quan trọng của ngành ô tô thế giới. Trong năm 2018, tổng giá trị xuất khẩu linh kiện phụ tùng của nước này đạt gần 35 tỷ USD. Trong đó, hết 20 tỷ USD là xuất qua thị trường Mỹ.

Quốc gia này còn có nhiều nhà máy sản xuất phụ tùng, linh kiện năng lượng mới, rất quan trọng đối với ngành ô tô thế giới. Khủng hoảng của Trung Quốc khiến cho mảng ô tô thường lẫn ô tô chạy điện chao đảo. Bởi 1 chiếc xe không thể xuất xưởng với 99% linh kiện được.

Sau đợt nghỉ Tết Nguyên Đán, gần như tất cả các nhà sản xuất xe tiếp tục cho công nhân ở nhà để tránh dịch. Đầu tiên là các nhà máy Honda ở Vũ Hán, sau là nhà máy thuộc các thương hiệu xe khác như Toyota, General Motors, Nissan, Renault và Peugeot...Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc cho biết chỉ mới có 59/183 nhà máy trở lại làm việc hồi thứ tư (12/2). Toyota sẽ đóng cửa nhà máy cho đến thứ hai 17/2.


Các bác nghĩ sao về tình hình sản xuất ô tô, xe tải và xe máy tại Việt Nam trong thời gian tiếp theo?
 
Last edited by a moderator:
  • Like
  • Haha
Reactions: nta139 and lamnk
Hạng F
12/10/16
7.500
6.358
113
E lo cho mấy con xe ko có linh kiện thay lỡ hư phát nằm garage bít chừng nào hahaha
 
  • Like
Reactions: Osin
Hạng F
29/10/16
11.583
22.220
113
Pháp
E lo cho mấy con xe ko có linh kiện thay lỡ hư phát nằm garage bít chừng nào hahaha
Hay cho câu hỏi của bác, thôi thì mua chiếc thứ 2 mới và y hệt như chiếc trước, rủi chiếc trước có chuyện gì thì tháo linh kiện chiếc thứ hai ráp vào :p:p:p:p