Hạng B2
18/12/18
396
235
78
25
Khi Nghị định 46 có hiệu lực mức xử phạt cao nhất được nâng lên 17 triệu đồng, tước GPLX 5 tháng. Nhiều người vẫn cho rằng mức phạt như vậy là quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe.

Say rượu vẫn cố chấp lái xe: tại sao các mức phạt quá nhẹ?


Thử nhìn lại trong thời gian qua, chúng ta không khỏi bàng hoàng bởi số lượng vụ giao thông nghiêm trọng, cướp đi sinh mạng của không ít người vô tội, nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là say rượu khi lái xe, ngủ gật, dương tính với am tuý...
Vậy có khi nào chúng ta nhìn nhận vấn đề rằng, có phải do mức phạt của ta quá thấp nên không có tính răn đe?
Trong khi ở Việt Nam vi phạm mức 0,4 mg/lít khí thở mới bị xử phạt 17 triệu, tước bằng lái 5 tháng thì ở Nhật, chỉ cần với nồng độ cồn từ 0,15 mg/lít khí thở (tương đương với 1 ly bia), người điều khiển xe bị phạt tù lên tới 3 năm và 500.000 Yen (khoảng 4.500 USD hay 104 triệu đồng). Còn ở mức nặng hơn, người vi phạm có thể bị phạt tù tới 5 năm.

Say rượu vẫn cố chấp lái xe: tại sao các mức phạt quá nhẹ?


Tại Singapore Nếu bị phát hiện có nồng độ cồn trên 0,35 mg/lít khí thở, người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt tiền lên đến 5.000 SGD (tương đương 3.600 USD hay 85 triệu đồng) và đối diện với 6 tháng tù giam.
Vậy thì tại sao Việt Nam không tăng mức phạt lên để tăng sức răn đe cho các tài xế? Tại sao không sử dụng những biện pháp như phạt tù nếu nồng độ cồn quá cao, tại sao không thể phạt tù ngắn ngày nếu nồng độ cồn thấp hơn...?
Nếu nói rằng, do Việt Nam có kinh tế chậm phát triển, không thể áp dụng các mức phạt cao như thế cho người xay rượu lái xe thì đã sai, kinh tế chậm phát triển không có nghĩa anh được dửng dưng vi phạm luật, lấy tính mạng người khác làm trò đùa dưới tay lái của anh, để rồi nhiều gia đình vợ mất chồng, con mất cha...

Say rượu vẫn cố chấp lái xe: tại sao các mức phạt quá nhẹ?


Đặc biệt cơ quan công an nên công khai minh bạch các vụ án say rượu khi lái xe gây tai nạn, đặc biệt là những vụ án nghiêm trọng gây rúng động trong dư luận như vụ án tại ngã tư Hàng Xanh - xe BMW gây tai nạn liên hoàn, vụ án tại Hà Nội - xe LEXUS cũng gây tai nạn cuốn nhiều người vào gầm xe...
Rõ ràng, việc lái xe khi có rượu trong người là do ý thức con người kém nhưng nếu tăng chế tài xử phạt, lâu dần người dân cũng sẽ có nổi sợ trong người, dần dần sẽ hình thành thói quen.
 

Attachments

Hạng D
2/5/16
1.923
1.873
143
Sử dụng chất kích thích khi lái xe nên quy vào tội hình sự như một số nước đang áp dụng, như vậy mới giảm được tai nạn giao thông do bia rượu, ma tuý gây nên.
 
Tập Lái
30/10/18
26
10
3
38
Quan trọng nhất là người thực thi pháp luật. Chứ như xứ mình toàn cậy có quen biết rồi alo bala... chung chi, cưa đôi tiền phạt thì biết đến khi nào mới khá được
 
Hạng B2
17/5/15
147
261
63
Quê tôi không thể xử mạnh tay được với những người có tiền, có thế. Lý do tại sao không xử mạnh tay được? Vì đây là điều "Tế nhị" nên hẹn sẽ trả lời các bác sau.
Sử dụng chất kích thích khi lái xe nên quy vào tội hình sự như một số nước đang áp dụng, như vậy mới giảm được tai nạn giao thông do bia rượu, ma tuý gây nên.
 
Hạng D
21/10/14
1.719
3.688
113
Phải kép vào tội cố ý gây thương tích hoặc giết người thì mới mong lũ đầu đất này kiêng sợ. Mà ở cái xứ đông lào này, việc thực thi pháp luật như ccc nên cảnh này còn nhiều và còn lâu mới hết
 
Hạng D
21/10/14
1.719
3.688
113
Quan trọng nhất là người thực thi pháp luật. Chứ như xứ mình toàn cậy có quen biết rồi alo bala... chung chi, cưa đôi tiền phạt thì biết đến khi nào mới khá được
Luật thì chế tài nhẹ và nhiều điều khoản như ccc, cộng với lũ thực thi luật pháp toàn bọn cầm tinh con kền kền, thế nên còn lâu mới hết cảnh này. Móa đi ngoài đường bây chừ như đi đánh trận, mắt mũi phải đảo như rang lạc phát mệt.