Tập Lái
27/9/21
4
0
1
27
1 / So sánh về 2 loại tiêu chuẩn

Tiêu chuẩn API: GL-4


  • Được khuyến cáo cho các bộ bánh răng truyền động, thích hợp trong điều kiện khắc nghiệt trung bình. Ví dụ như các hộp số (có bộ đồng tốc) trong các xe tải thương mại, xe chở khách. Không dùng cho cầu xe chịu tải trọng nặng.

Tiêu chuẩn API: GL-5

Được khuyến cáo cho các cơ cấu truyền động xe, bộ vi sai (cầu). Cho các bộ bánh răng chịu tải vừa đến chịu tải nặng và thiết bị phụ trợ.

Dầu tiêu chuẩn API GL-5 còn sử dụng cho các cầu bánh răng hypoid. Các bộ phận bánh răng ô tô nằm ngoài động cơ. Các bộ phận truyền động xe khác vận hành dưới những điều kiện tốc độ cao, tải trọng va đập.

Dầu tiêu chuẩn GL-5 có thể sử dụng cho tất cả các loại bánh răng đạt tiêu chuẩn MIL-L-2015D. (tiêu chuẩn thông số quân đội Hoa Kỳ)



Dầu hộp số
Dầu cầu
Hoạt động trong điều kiện chịu áp trung bình. ⇒ Phụ gia EP ít (50% GL-5).Hoạt động trong điều kiện chịu cực áp, tải lớn. ⇒ Phụ gia EP cao.
Độ nhớt thấp, tối ưu hóa tiết kiệm nhiên liệu.Độ nhớt cao, sử dụng trong hộp số sẽ hao phí nhiên liệu.
Tương thích với bộ đồng tốc.Ăn mòn bộ đồng tốc.
Dùng cho hộp số.Dùng cho bộ vi sai, cầu.


Dầu hộp số và dầu cầu có dùng chung được không?


  • Về cơ bản, thì dầu hộp số và dầu cầu có thể dùng chung.
  • Dầu hộp số và dầu cầu được thiết kế để bôi trơn 2 bộ phận với điều kiện khác nhau. Do đó bạn nên sử dụng đúng dầu.
  • Việc sử dụng đúng loại dầu giúp các bộ phận được bảo vệ tốt nhất. Tối ưu hiệu suất và giúp tiết kiệm nhiên liệu, tiết kiệm chi phí bảo trì, bảo dưỡng.
Gl-5 có khả năng bảo vệ bánh răng chịu cực áp EP tốt hơn GL-4 vì chứa hàm hượng phụ gia Sulfur hoặc Phosphorous nhiều hơn ( Khoảng gấp 2 lần). Các phụ gia này sẽ tác dụng với bề mặt bánh răng tạo thành một lớp màng đen bao phủ bệ mặt bánh răng và các bộ phận khác, khi bánh răng quay thì lớp màng của phụ gia này sẽ bị mòn dần thay vì bề mặt bánh răng bị ăn mòn. Điều này là bình thường và chấp nhận được trong trường hợp bánh răng được làm từ thép. Tuy nhiên nếu bánh răng được làm từ đồng hoặc các kim loại mềm khác thì lớp phủ phụ gia này sẽ không bảo vệ bề mặt bánh răng và ăn mòn nó. ( Phụ gia Sulfur/Phosphorous trong GL-4 không ăn mòn kim loại màu nhưng nếu hàm lượng của chúng đạt đến tiêu chuẩn GL-5 thì nó sẽ từ từ phá hủy bộ đồng tốc của bạn).

Điều gì sẽ xảy ra nếu sử dụng nhớt GL-5 với hộp số trong khi OEM yêu cầu sử dụng GL-4 ?

Gl-5 và GL-4 là các các xếp hạng của dầu bánh răng (GL-1 đến GL-6). Còn hộp số bao gồm 2 bộ phận là bánh răng và bộ đồng tốc. Gl-5 sẽ bảo vệ bánh răng tốt hơn GL-4 tuy nhiên bộ đồng tốc thường là một vòng có cấu tạo bằng đồng nên khi sử dụng nhớt GL-5 cho hộp số thì lượng phụ gia chịu cực áp trong nhớt sẽ làm bộ đồng tốc bị ăn mòn dần. Các phân tích thường cho thấy hàm lượng đồng trong mẫu nhớt GL-5 đã qua sử dụng cao gấp từ 2 đến 4 lần hàm lượng đồng trong mẫu nhớt GL-4 đã qua sử dụng trong cùng điều kiện.

=> Nhớt GL-5 thường được dùng cho cầu xe vì khả năng chịu cưc áp tốt hơn và nhớt GL-4 thường được dùng cho hộp số vì không làm hư hỏng bộ đồng tốc.

2/ Phân biệt những loại xe sử dụng nhớt 4L or 5L



Tùy vào từng dòng xe o tô của từng thương hiệu khác nhau mà có định mức dầu nhớt riêng ( ghi trong hướng dẫn và chi tiết xe) . Nhưng đa phần đều nằm trong ngưỡng từ 4 – 6 lít. Sự chênh lệch này sẽ phụ thuộc vào việc mình có thay lọc dầu hay không nữa.

Ví dụ 1:

Nếu thay nhớt mà không thay lọc tốn 5,3 L

Thì thay luôn lọc là 5,6 L

Ví dụ 1:

Dầu nhớt động cơ xe hơi hay được đóng can 4 lít và thường thì số lượng đó vừa đủ và dư chút ít cho các loại xe thông thường, cụ thể

- Diesel 4266cc = 9 lít (thì ng ta sẽ mua 2 thùng 4 lít + 1 chai 1 lít).
- Xăng 4500 EFI 4477cc = 7 lít (thì người ta sẽ mua 1 thùng 4 lít + 3 chai 1 lít)

=> Số 4l,5l thiên về thể tích bao bì để người mua lựa chọn phù hợp cho loại xe của mình

3/ Về tiêu chuẩn và Cấp độ

API


Thông thường với dầu nhớt xe máy, chỉ số API sẽ chỉ thể hiện là SN, SL hoặc SG,… thì đối với động cơ ô tô chỉ số API sẽ có thêm chuẩn C là dành cho động cơ Diesel.

API cho động cơ diesel ký hiệu là CA, CB, CC, CD. Cấp tiêu chuẩn hiện nay cho động cơ diesel là CK-4, CJ-4, CI-4+, CI-4, CH-4 và FA-4

Ví dụ như những loại nhớt có chỉ số API SL, SN, SJ thì dùng cho động cơ xăng và API CF, CH, CH-4,… sẽ dùng cho động cơ Diesel. Bên cạnh đó cũng có những loại nhớt có thể dùng cho cả động xăng và động cơ Diesel cùng lúc như là API SL/CF, API SJ/CH-4,…

Trong đó chữ cái cuối dùng để phân biệt các cấp và được xếp theo thứ tự trong bảng chữ cái. Chữ cái càng về sau biểu thị cho phẩm cấp càng cao hơn. Ví dụ phẩm cấp API SN thì cao hơn SM; SM cao hơn SL.

=> Nhìn vào cột “tiêu chuẩn nhớt” sẽ thấy kí hiệu để phân biệt sản phẩm đó dành cho xe động cơ gì.

Ngoài API ra, các loại nhớt còn có thêm 1 tiêu chuẩn quy định là ACEA do Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Châu Âu quy định. Chuẩn ACEA chia ra làm 4 cấp theo thứ tự chữ cái A, B, C và E tương xứng với loại động cơ phù hợp.

JASO

Tiêu chuẩn JASO được chia làm 4 cấp: JASO MA, JASO MA1, JASO MA2 và JASO MB.

Từng cấp sẽ nói lên mức độ ma sát thế nào phù hợp với bộ ly hợp trên chiếc xe của bạn. Thông thường, cả 3 cấp MA, MA1 và MA2 đều dùng được cho xe số, và MB dùng cho xe tay ga.

Tuy nhiên nên lưu ý, dầu nhớt dùng cho xe số có thể dùng cho xe tay ga, nhưng ngược lại thì không vì dầu nhớt JASO MB kém ma sát, gây ra hiện tượng trượt ly hợp.