Hạng D
30/7/16
2.633
57.788
113
F1 mình hỏi, sao xứ này nhìu địa danh mang tên "cái" quá vậy?
Cái Mơn, Cái Bè, Cái Răng, Cái Nước, Cái Nhồn...
Mình cứng họng. Mí anh thông não giúp.
Gia đình cảm ơn...!
 
Hạng C
25/12/16
696
79.455
93
F1 mình hỏi, sao xứ này nhìu địa danh mang tên "cái" quá vậy?
Cái Mơn, Cái Bè, Cái Răng, Cái Nước, Cái Nhồn...
Mình cứng họng. Mí anh thông não giúp.
Gia đình cảm ơn...!
Hó hó, làm nghiên kíu cả đêm :D:D
 
Hạng C
25/3/10
677
23.635
93
Google mà cũng làm biếng nữa :mad:

Ở Tây Nam Bộ có rất nhiều địa danh chứa thành tố cái. Nhiều nhà nghiên cứu đã cố gắng giải thích ý nghĩa và nguồn gốc của thành tố này. Trong Đất Gia Định xưa, Sơn Nam cho rằng: “Rạch bắt nguồn từ bờ sông cái đổ vào ruộng.

Tên rạch thường có chữ cái đứng đầu, có lẽ do chữ “ngả cái” tức là ngả đổ ra sông cái, nói gọn lại.” hay trong Lược khảo nguồn gốc địa danh Nam Bộ của Bùi Đức Tịnh: “Cái là tiếng rút gọn của “sông cái”, chỉ có nhiều con sông lớn có nhiều sông nhỏ, rạch, xẽo, mương… đổ ra đó. Cái là do từ kẻ mà ra”.

Theo Trần Ngọc Thêm: “…cái vốn có nghĩa là mẹ, được chuyển thành nghĩa lớn, quan trọng, chủ yếu (sông cái, đường cái..) . Như vậy, cái vốn có nghĩa là “mẹ, lớn”; cái bắt nguồn từ một từ Việt cổ, nay không còn thông dụng. Nhưng theo Lê Trung Hoa, cái là từ cổ, có nghĩa là “sông/rạch”.

Cái Chóc là tên một con rạch ở tỉnh Sóc Trăng. Cái Chóc là “rạch chóc”. Chóc ở đây có thể là rau chóc, loại rau mọc dưới đất bưng hoặc củ chóc, thứ củ ngứa, vị thuốc trị đàm. Dân gian thường kêu là bán hạ.

Cái Cỏ là tên con rạch ở huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Cái Cỏ là rạch cỏ.

Cái Chuối là tên sông ở huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long. Cái Chuối là “sông hay rạch chuối”.

Cái Lá là tên một con rạch ở xã Hiệp Đức, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Cái Lá là rạch (lá) dừa nước.

Cái Vừng là tên sông ở huyện Tân Châu, tỉnh An Giang. Cái Vừng có nghĩa là sông chảy qua vùng có cây vừng 6 .

Cái Nứa là tên một con rạch ở huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Cái Nứa có nghĩa rạch nứa, loại tre to có lóng dài, cật mỏng.

Cái Ớt là tên một con rạch ở huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre. Cái Ớt là rạch ớt.

Cái Khế là tên một con rạch chảy từ Cầu Đôi đến Đầu Sấu, thành phố Cần Thơ, dài 5km. Cái Khế là rạch cây khế.

Cái Cồng là tên một con rạch ở huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Cũng viết Cái Còng. Cái Cồng nghĩa là rạch cây cồng.

Cái Mít là tên một con rạch ở xã Thạnh Phú Đông, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Cái Mít là rạch mít.

Cái Sơn là tên một con rạch ở thành phố Cần Thơ. Cái Sơn là rạch cây sơn 9 .

Cái Muồng là tên sông ở huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Cái Muồng có nghĩa rạch cây muồng10.




Còn Cái Nhồn là tên 1 loại sông rạch nhỏ, dài chừng 4 cm :oops:
 
Hạng D
30/7/16
2.633
57.788
113
Google mà cũng làm biếng nữa :mad:

Ở Tây Nam Bộ có rất nhiều địa danh chứa thành tố cái. Nhiều nhà nghiên cứu đã cố gắng giải thích ý nghĩa và nguồn gốc của thành tố này. Trong Đất Gia Định xưa, Sơn Nam cho rằng: “Rạch bắt nguồn từ bờ sông cái đổ vào ruộng.

Tên rạch thường có chữ cái đứng đầu, có lẽ do chữ “ngả cái” tức là ngả đổ ra sông cái, nói gọn lại.” hay trong Lược khảo nguồn gốc địa danh Nam Bộ của Bùi Đức Tịnh: “Cái là tiếng rút gọn của “sông cái”, chỉ có nhiều con sông lớn có nhiều sông nhỏ, rạch, xẽo, mương… đổ ra đó. Cái là do từ kẻ mà ra”.

Theo Trần Ngọc Thêm: “…cái vốn có nghĩa là mẹ, được chuyển thành nghĩa lớn, quan trọng, chủ yếu (sông cái, đường cái..) . Như vậy, cái vốn có nghĩa là “mẹ, lớn”; cái bắt nguồn từ một từ Việt cổ, nay không còn thông dụng. Nhưng theo Lê Trung Hoa, cái là từ cổ, có nghĩa là “sông/rạch”.

Cái Chóc là tên một con rạch ở tỉnh Sóc Trăng. Cái Chóc là “rạch chóc”. Chóc ở đây có thể là rau chóc, loại rau mọc dưới đất bưng hoặc củ chóc, thứ củ ngứa, vị thuốc trị đàm. Dân gian thường kêu là bán hạ.

Cái Cỏ là tên con rạch ở huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Cái Cỏ là rạch cỏ.

Cái Chuối là tên sông ở huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long. Cái Chuối là “sông hay rạch chuối”.

Cái Lá là tên một con rạch ở xã Hiệp Đức, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Cái Lá là rạch (lá) dừa nước.

Cái Vừng là tên sông ở huyện Tân Châu, tỉnh An Giang. Cái Vừng có nghĩa là sông chảy qua vùng có cây vừng 6 .

Cái Nứa là tên một con rạch ở huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Cái Nứa có nghĩa rạch nứa, loại tre to có lóng dài, cật mỏng.

Cái Ớt là tên một con rạch ở huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre. Cái Ớt là rạch ớt.

Cái Khế là tên một con rạch chảy từ Cầu Đôi đến Đầu Sấu, thành phố Cần Thơ, dài 5km. Cái Khế là rạch cây khế.

Cái Cồng là tên một con rạch ở huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Cũng viết Cái Còng. Cái Cồng nghĩa là rạch cây cồng.

Cái Mít là tên một con rạch ở xã Thạnh Phú Đông, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Cái Mít là rạch mít.

Cái Sơn là tên một con rạch ở thành phố Cần Thơ. Cái Sơn là rạch cây sơn 9 .

Cái Muồng là tên sông ở huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Cái Muồng có nghĩa rạch cây muồng10.




Còn Cái Nhồn là tên 1 loại sông rạch nhỏ, dài chừng 4 cm :oops:
Thanks anh.
Rất cặn kẽ và pha học..!
 
Trùm Cứt
16/8/15
1.018
39.976
113
Côn Đảo
F1 mình hỏi, sao xứ này nhìu địa danh mang tên "cái" quá vậy?
Cái Mơn, Cái Bè, Cái Răng, Cái Nước, Cái Nhồn...
Mình cứng họng. Mí anh thông não giúp.
Gia đình cảm ơn...!
Hồi xưa, trên trời có Bà Tiên quậy quá, trời sai Thiên Lôi cho bả một búa - banh xác - thân thể rơi xuống Take
Cái Dầu ... đầu
Cái Tắc ... tóc
Cái Tàu Hạ ... chân
Cái Tàu Thượng ... tay
Cái Vồn ... xxx
 
Hạng D
30/7/16
2.633
57.788
113
Hồi xưa, trên trời có Bà Tiên quậy quá, trời sai Thiên Lôi cho bả một búa - banh xác - thân thể rơi xuống Take
Cái Dầu ... đầu
Cái Tắc ... tóc
Cái Tàu Hạ ... chân
Cái Tàu Thượng ... tay
Cái Vồn ... xxx
Cái Răng...bi quýnh rớt răng?
 
Hạng B2
5/9/15
164
16.638
93
Tương truyền, vào thời mở đất
thượng nguồn sông mê kong xuất hiện một nữ quái
chuyên hại thương thuyền, dân cư
một tráng sĩ đã quyết tâm diệt trừ
đánh nhau 3 ngày 3 đêm ông đã giết và phanh thây nữ quái
Mỗi bộ phận trôi về một ngã, trôi đến đâu dân cư đặt tên theo đó: cái Răng, cái Chân...
cái Vồn là cái lone được gọi chệch đi :D