Hạng D
2/12/03
1.501
3.836
113
Vietnam
Tesla bị sập bẫy thương hiệu ở Trung Quốc

Nhà sản xuất ô tô điện Tesla do Elon Musk lãnh đạo đã bị một thương gia Trung Quốc khởi kiện vi phạm thương hiệu. Đây lại là trường hợp khó khăn mới nhất mà một công ty nước ngoài phải đối mặt khi làm ăn với Trung Quốc.
[pagebreak][/pagebreak]
Thành lập ở Mỹ và đã đăng ký nhãn hiệu Tesla từ năm 2003, nhưng sau khi Tesla được thành lập 3 năm, vào tháng 9 năm 2009, Zhan Baosheng là một người Trung Quốc lại đăng ký nhãn hiệu Tesla và được chính quyền công nhận sở hữu.

Từ năm 2012 đến 2013, khi Elon Musk triển khai các trạm sạc điện và mạng lưới đại lý Tesla nhận đơn đặt hàng của khách hàng ở Trung Quốc, Zhan Baosheng vẫn giữ im lặng. Đến tháng 4/2014, khi Tesla chuẩn bị chuyến giao hàng đầu tiên, Zhan Baosheng mới gởi đơn đến hải quan Trung Quốc yêu cầu ngăn chặn việc Tesla nhập khẩu vì lý do Tesla Mỹ vi phạm sở hữu thương hiệu.

Hiện nay Zhan Baosheng đã nộp đơn lên tòa án Trung Quốc yêu cầu Tesla phải đóng cửa các đại lý, các trạm sạc điện và ngưng các chiến dịch quảng cáo cho Model S ở Trung Quốc đồng thời bồi thương thiệt hại lên đến 3,9 triệu USD.

Sự việc xảy ra khiến Tesla không thể giao hàng đúng hẹn và bị một khách hàng tên Yu, người đặt mua Model S từ tháng 10/2013 làm dữ. Cuối tháng 6, Tesla đã thương lượng để Yu nhận xe đang trưng bày tại một đại lý ở Bắc Kinh, và Yu đã đồng ý. Nhưng sau khi nhận xe được vài phút, Yu đã quăng chìa khóa xe và dùng cờ lê đập vỡ kính chắn gió trước sự chứng kiến của nhiều phóng viên quay phim chụp hình ở Bắc Kinh bất ngờ xuất hiện. Yu tuyên bố hành động đập xe để phản đối thái độ phục vụ của Tesla.

Tesla bị sập bẫy thương hiệu ở Trung Quốc

Chưa có bằng chứng nào cho thấy Yu và Zhan Baosheng có liên hệ với nhau nhưng không loại trừ khả năng hành động của có sự phối hợp để gia tăng áp lực đối với Tesla.

Hiện Tesla Model S tại Trung Quốc 121.000 USD, cao hơn giá bán ở Mỹ 50%.

Tesla không phải là công ty nước ngoài duy nhất bị sập bẫy thương hiệu ở Trung Quốc. Năm 2012, Apple đã phải bỏ ra 60 triệu USD để mua lại nhãn hiệu iPad của một công ty Trung Quốc cho dù công ty này đăng ký iPad ở TQ sau 2 năm.

Hồi tháng 11/2013, thương hiệu vật dụng da cao cấp của Anh là Burberry cũng bị cấm nhập hàng vào Trung Quốc vì bị môt thương hiệu Trung Quốc cùng tên kiện.

Phát ngôn viên của Tesla lên tiếng công ty Mỹ không ăn cắp thương hiệu, chính công ty Trung Quốc mới là kẻ cắp. Tuy nhiên vụ việc sẽ được phán quyết theo luật Trung Quốc.
(theo detroitnews - leftlanenews)
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: Đặng Tài
Hạng C
9/7/13
972
872
93
Lạ thật, cũng là giòng máu Hán tộc nhưng không thấy dân Singapore, Đài Loan làm giầu theo kiểu Trung quốc nhỉ !
 
Tập Lái
25/4/14
6
0
1
anh chị em đã ai sửa máy ở suachualaptop24h chưa?:3dchongchong:
chất lượng như thế nào các bác. Em đang tính đem máy qua đó sửa mà ko biết chất lượng phục vụ ntn??
 
Hạng D
11/3/14
2.785
2.919
113
Bình Dương
Kiếm tiền kiểu hèn hạ , đê tiện ............ Chưa bao giờ mà mình lại cảm thấy ghét TQ như bây giờ ....
 
Hạng B2
2/8/13
119
33
28
www.vnmercedes.com
Sao xem phim thấy chính nhân quân tử dữ dội lắm mà sao thực tế toàn hèn hạ đê tiện ko vậy ?
为什么看电影的绅士猛烈,整个卑劣的现实明星不是这么卑鄙?
 
  • Like
Reactions: 2say and khoaivn
Hạng D
28/10/12
1.508
1.432
113
Mù cũng thấy ai trắng ai đen rồi. Muốn sống tốt ở tàu thì các hãng phải khôn khéo và hy sinh không ít, đặt biệt là các doanh nghiệp Nhật Bản
 
Hạng D
23/12/10
2.789
26.006
113
Nhưng nó làm đúng luật mà các bác , lỗi do các thương hiệu đó không dự trù được sự phát triển hay gì lý do gì đó lại không lo đi đăng ký độc quyền tại những thị trường tiềm năng trước, giờ bị giành đăng ký trước rồi thi chỉ có cách thương lượng mua lại thôi
Cách kiếm tiền này tuy đê tiện nhưng hợp pháp phải không các bác ??
 
  • Like
Reactions: Đặng Tài