VIP
10/2/06
110
0
0
Xin chào!
Các bác cho phép em gởi chương trình hành hương đi Ấn Độ khởi hành vào ngày 24/10 sắp tới.
Xin chân thành cám ơn !

Chương trình hành hương
THEO DẤU CHÂN PHẬT
LUMBINI – BODDHAYA – SARNATH - KUSHINAGA
LÂM TỲ NI – BỒ ĐỀ ĐẠO TRÀNG – BA LA NẠI - CÂU THI NA
---oOo---


“Này Ananda! Có bốn nơi làm phát khởi tín tâm. Đó là những nơi nào? Thứ nhất là nơi Đức Phật đản sinh; thứ hai là nơi Đức Phật thành đạo; thứ ba là nơi Đức Phật Chuyển Pháp Luân; và thứ tư là nơi Đức Phật nhập Niết Bàn. Và, này Ananda, nếu các vị tỳ kheo hay tỳ kheo ni đi đến chiêm bái đảnh lễ các Thánh tích này với lòng thành kính sau khi thân hoại mạng chung sẽ được sanh thiên…”(Lời Đức Phật dạy ngài A Nan trong bài pháp cuối cùng trước khi Đức Phật nhập diệt vào khoảng năm 483 trước Tây Lịch )
Ngày 01 (24/10): Tp.HCM – Bangkok.
Quý khách tập trung ở sân bay Tân Sơn Nhất lúc 18h30 để làm thủ tục bay đi Bangkok trên chuyến bay TG687 cất cánh lúc 20:50. Ăn tối trên máy bay. Đáp Bangkok lúc 22:15. Xe đưa đoàn về khách sạn nghỉ ngơi. Khách sạn Bangkok Palace hay tương đương.

Ngày 02 (25/10): Bangkok – Bồ Đề Đạo Tràng.
Xe đưa đoàn ra sân bay để bay chuyến TG8820 cất cánh lúc 1210, đáp phi trường Gaya lúc 14:00. Sử ghi lại rằng sau khi thành đạo, Đức Phật đã trải qua 7 tuần ở Bồ Đề Đạo Tràng. Cây mà Đức Phật ngồi thiền gọi là cây Bồ Đề, và khu vực này gọi là Bodhgaya. Xe đưa đoàn đi viếng chùa Mahabodhi (Chùa Đại Giác Ngộ) nơi Đức Phật thành đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Giác. Ngôi chùa hiện tại được dựng lại cách đây khoảng 4 thế kỷ, hình chóp, vươn cao 60 mét lên nền trời như một ngọn bút. Quý khách sẽ cảm nhận được sự bình yên so với nhiều nơi khác, sẽ bắt gặp những đoàn hành hương từ các vùng trên thế giới như Tây Tạng, Nhật Bản, Thái Lan…đang tĩnh tọa thiền định ở xung quanh khuôn viên chùa:
Cội Bồ Đề: là cây hậu duệ được chiết từ cây Bồ Đề nguyên thủy nơi Đức Phật tọa thiền thành đạo. Cây Bồ Đề với nhiều nhành tỏa ra che rợp tỏa bóng mát, rất linh thiêng và thanh bình khi hành thiền dưới cội cây.
Vajrassshila (Kim Cang Tòa): Là một tòa bằng đá hình chữ nhật 143 x 238x 13.5cm được làm từ một loại đá đỏ bóng Chunar. Phần trên được trang trí với những hình toán học, và kiểu trang trí hình lá cọ với nhiều hình chim trang ở phần dưới. Gần gốc bồ đề có 2 phiến đá đen hình tròn, chạm khắc đôi bàn chân của Đức Phật.
Hồ Muchalinda: Nơi mãng xà vương Muchalinda sống trong hồ nước này đã che cho Đức Phật khi Ma vương làm bão tố để phá không cho Đức Phật ngồi thiền. Hiện giờ ở giữa hồ có một tượng Phật ngồi thiền được mãng xà che chở. Trước hồ vẫn còn phần còn lại trụ đá của vua A Dục, cao 6m. Đây cũng là hồ sen nơi Đức Phật xuống tắm vào tuần thứ sáu sau khi thành đạo.
Sau đó, đoàn quay về khách sạn nhận phòng và ăn tối.

Ngày 03 (26/10): Vương Xá Thành – Đại học Nalanda – Bồ đề Đạo Tràng.
Đoàn khởi hành đi Rajgir (Vương Xá Thành), cách Bồ Đề Đạo Tràng 92Km về hướng đông bắc, là thủ phủ của vương quốc Ma Kiệt Đà và là thủ đô đầu tiên của Ấn Độ. Cũng tại nơi này, Đức Phật đã giảng về Ngũ giới cũng như hóa độ Xá Lợi Phất và Mục Kiều Liên.
Động Thất Diệp (Saptapani cave): Vài tháng sau khi Phật niết bàn, Ngài Ca Diếp tổ chức Đại hội Ngũ Bách La Hán gồm 500 vị A La Hán nhằm kết tập những lời dạy kinh điển của Đức Phật. Trong đại hội kết tập này, tôn giả A Nan “ đa văn đệ nhất” trùng tụng lại những bài kinh.
Ngọn đồi Linh Sơn Thứu (Gridhakuta): Đức Phật đã thuyết kinh Pháp Hoa và kinh Bá Nhã ở đây. Cũng trên đỉnh núi này, Đức Phật đã hóa độ cho vua Tần Bà Sa La.
Nalanda- Trường đại học Phật giáo nổi tiếng: Vì đây là một trường đại học đầu tiên có uy tín vào thiên niên kỷ thứ nhất. Đức Phật lần đầu đến đây để học với những đạo sư bấy giờ. Vào thế kỷ thứ 7 Tây Lịch, ngài Huyền Trang đã đến đây học và cũng là giáo sư ở đây trong 5 năm, lúc đó ở đây có trên 3.000 giáo sư và hơn 10.000 sinh viên và tu sĩ, và một thư viện với hơn 9 triệu đầu sách. Hai vị đại đệ tử của Phật là Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên là người ở vùng này.
Đoàn qua về Bồ Đề Đạo Tràng để nghỉ ngơi.

Ngày 04 (27/10): Bồ Đề Đạo Tràng – Vanarasi bằng máy bay.
Sau khi ăn sáng, đoàn trở lại Bồ Đề Đạo Tràng để tiếp tục thăm viếng và đảnh lễ:
Ngôi làng của nàng Sujata: Tuần thứ 5, Đức Phật ngồi thiền định ở một gốc cây khác tên là Ajapa Nigrodha, nơi ngôi làng mà nàng Sujata đã cúng dường bát cháo sữa. Ngôi làng nhỏ nhắn và thanh bình.
Sông Ni Liên Thiền: Nơi ngày xưa Đức Phật sau khi thọ nhận bát sữa của nàng Sujata, từ bỏ lối tu ép xác khổ hạnh, quyết định tu theo con đường trung đạo. Ngài đến dòng sông này tắm gội cũng như phát lời thệ nguyện:” Ta nguyện sẽ chứng đạt sắc thân vàng Như Lai, đạo giác ngộ giải thoát của mười phương chư Phật. Nếu như lời nguyện này thành tựu thì quả bát này quăng xuống sẽ trôi ngược dòng sông”. Quả y là quả bát trôi ngược dòng !
Nền nhà của ba anh em Ngài Ca Diếp: Sau khi được Đức Phật hóa độ, 3 anh em Ngài Ca Diếp cùng 1.000 đệ tử xin quy y Phật.
Tượng Đài Đại Phật: Tượng Phật cao nhất tại Ấn Độ được xây dựng bởi phái Daijokyo Nhật Bản. Tượng cao 24,25m, 18,25m bề ngang, tượng Phật ngồi trên tòa sen trong tư thế ngồi thiền, mắt nhắm một nửa. Ngài Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 chứng minh lễ khánh thành tượng đài này vào năm 1989.
Chùa Việt Nam Phật Quốc Tự: Đoàn đến viếng ngôi chùa Việt Nam do Thầy Thích Huyền Diệu xây cất năm 1986. Đoàn nghé shopping ở các cửa hàng bán hàng souvernir như chuỗi hạt bồ đề, tượng Phật bằng đồng, tranh vẽ manada…. Sau đó đoàn ra sân bay để đáp chuyến bay đi Varanasi. Xe đón đoàn và di chuyển thêm 260Km để về Kushinagar, nơi Đức Phật đã nói trong bài pháp cuối cùng, là nơi Ngài nhập niết bàn. Hơn nữa, tại đây Đức Phật trong bảy kiếp quá khứ cũng đã thị tịch ở Kushinagar, và Ngài quyết định không nơi nào khác hơn là Kushinagar “nơi mà Thế Tôn đã 8 lần nhập diệt”….Ăn tối và nhận phòng nghỉ ngơi.

Ngày 05 (28/10): Câu Thi Na – Lâm Tỳ Ni:
Ai có duyên đến chiêm bái Thánh Địa Câu Thi Na sẽ cảm thấy một không khí hết sức tĩnh mịch, trầm lặng như bao trùm khoảng không gian và thời gian vô định. Đoàn đến viếng:
Tháp Niết Bàn: Là một tháp xây dựng ngay nơi Đức Phật nhập niết bàn giữa hai cây sa la long thọ. Ngôi tháp chính được khai quật vào năm 1876 do Carlleyle. Và xá lợi của Đức Phật đã được thờ ở tháp này.
Chùa Niết Bàn: Đoàn chiêm bái tượng Phật dài 6,1m được làm từ một khối đá sa thạch nguyên màu hơi đỏ của Chunar. Tượng biểu tượng Phật Niết Bàn, nằm nghiêng hông bên phải, tư thế sư tử đầu xoay về hướng bắc, tay phải đặt ở dưới đầu, tay trái duỗi thẳng trên đùi. Đây là tượng gây xúc động hàng trăm triệu Phật tử hành hương trên toàn thế giới. Ăn trưa. Chiều khởi hành đi về biên giới Nepal để viếng Lâm Tỳ Ni, nơi Đức Phật đản sinh. Làm thủ tục nhập cảnh. Về đến khách sạn nhận phòng.

Ngày 06 (29/10): Lâm Tỳ Ni - Varanasi:
Buổi sáng, đoàn đến viếng ngôi chùa Việt Nam Phật Quốc Tự, ngôi chùa đầu tiên và cũng là ngôi chùa có chánh điện cao nhất. Từ đây, đoàn sẽ bách bộ đến tham quan:
Trụ Đá Vua A Dục: (Hay còn gọi là tượng đá biết nói): Được dựng vào năm 250 trước Tây Lịch, bia ký viết bằng chữ Brahmi:”Vua Piyadashi, người con yêu của Thượng Đế, năm thứ 20 sau khi lên ngôi, đã đến đây chiêm bái, nói rằng:’Đây là nơi Đức Phật đản sinh’ và ngài đã ra lệnh tạc một con ngựa; và trụ đá này được dựng lên. Do đây là nơi mà Đức Phật đản sanh, làng Lumpini được thành lập trung tâm văn hóa, và người dân chỉ đóng 1/10 thuế”. Gần đỉnh của trụ đá có một câu thần chú “ Úm ma ni Pad me Hum” được khắc bằng chữ Tây Tạng.
Hồ Pushkarini: Có 3 bậc thang cấp, nơi đây Hoàng Hậu Maya đã tắm trước khi hạ sanh Thái Tử và cũng là nơi Thái Tử Tất Đạt Đa được hai con rồng Nada và Upananda phun hai vòi nước nóng và lạnh để tắm cho Thái Tử.
Đền thờ Hoàng Hậu Maya: Có một tấm đá hình Phật đản sanh được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 5, nguyên thủy ngôi đền này được xây dựng bởi vua A Dục. Tấm tranh đá có hình Hoàng Hậu Maya đang đứng, tay phải nắm lấy cành cây Shala và hình thái tử mới đản sanh đứng thẳng trên một hoa sen với vầng hào quang. Thái tử sinh ra từ bên hông phải của hoàng hậu, bước đi 7 bước trên 7 đóa hoa sen….
Đoàn quay trở về Varanasi, nghỉ đêm.

Ngày 7(30/10): Ba La Nại :
Đoàn đi viếng Sarnath (Ba La Nại), nơi Ngài đã đến đây và độ cho 5 anh em Trần Kiều Như cũng như nhận họ làm đệ tử sau khi Chuyển Pháp Luân với bài pháp Tứ Thánh Đế. Đức Phật dạy:”Giới hạnh là những cái căm của bánh xe. Trí tuệ là bánh xe, định là trục của bánh xe, đây là chân lý bất di bất dịch.” Varanasi là một thành phố thương mại thịnh vượng trong suốt thời kỳ Đức Phật.
Vườn Lộc Uyển: Cái tên bắt nguồn từ một sự kiện xảy ra trong đời quá khứ của Đức Phật, lúc đó Ngài đầu thai là một con Nai chúa. Bài pháp Tứ Đế đã được Đức Phật giảng 12 lần ở Sarnath. Vườn Ngự Uyển cũng là nơi Phật Thích Ca thị hiện như là một hạnh nguyện Bồ Tát trong nhiều kiếp quá khứ.
Tháp Chaukhandi: Tháp này được xây dựng vào thời kỳ vua Guptas thế kỷ thứ 5. Nơi này đánh dấu Đức Phật gặp lại 5 anh em Trần Kiều Như sau khi Ngài đã đắc đạo.
Chùa Sri Lan Ka: Nơi có tượng Phật ở tư thế Chuyển Pháp Luân (Buddha in dharmacakramudra). Tượng này là biểu tượng đặc biệt của Đức Phật như gương mặt trầm tư, bình thản điểm thêm một nụ cười từ bi với nét mặt hoan hỉ, đôi mắt khép hờ, sống mũi thẳng, dái tai rất dài….Phía sau và bên dưới là tôn trí Xá lợi Phật.
Tháp thờ tượng Bổn Sư đang thuyết pháp cho 5 anh em nhà Trần Kiều Như: Bức tượng này do các nghệ nhân tài tình đắp vào năm 1988. Sau tượng Phật là cội Bồ Đề được chiết nhánh từ Tích Lan đem về trồng vào năm 1931. Quan cội Bồ Đề là hình ảnh 28 vị Phật quá khứ. Đoàn đi 7 vòng quan cội Bồ Đề để cầu nguyện.. Bài chuyển pháp luân đầu tiên được khắc trên phiến đá lớn, đã được dịch sang ngôn ngữ của các nước: Tích Lan, Miến Điện, Việt Nam…. Và đây là nơi có nhiều chiêm tinh gia nổi tiếng trên khắp đất nước Ấn Độ. Đoàn ghé thăm 1 chiêm tinh gia thành Sarnath. Nghỉ đêm và dùng cơm tối.

Ngày 08 (31/10): Đi thuyền trên sông Hằng – Vườn Lộc Uyển:
Buổi sáng đi ngắm bình minh trên sông Hằng linh thiêng chảy uốn cong tạo thành bờ hình lưỡi liềm, dọc theo sông Hằng có 84 đền thờ, nơi những tính đồ Hindu đến đây để cầu nguyện và tắm. Mặc dù sông Hằng là một trong những con sông ô nhiễm nhất thế giới nhưng cũng như những dòng sông vùng nhiệt đới, nó có thể tự trong sạch dòng sông một cách nhanh chóng. Ăn trưa và sau đó đoàn ra sân bay để trở về Thái lan bằng chuyến bay TG8821 cất cánh lúc 16:30, ăn tối trên máy bay. Đáp Băng cốc lúc 21:15. Xe đưa đoàn về khách sạn nghỉ ngơi.

Ngày 09(01/11): Bangkok – Tp.HCM.
Sáng đoàn ra sân bay về lại thành phố Hồ Chí Minh. Máy bay đáp sân bay Tân Sơn Nhất lúc 10:20. Kết thúc chuyến hành hương.

Chi phí: USD1.350/người
Bao gồm:
· Visa Ấn Độ và visa Nepal
· Xe đưa đón sân bay Bangkok (2 lần), khách sạn ngủ 2 đêm ở Bangkok
· Khách sạn 3 sao ở Ấn Độ , phòng 2 người
· Vé máy bay quốc tế 4 chặng: Tp.HCM – Bangkok, Bangkok – Boddhgaya, Varanasi – Bangkok, Bangkok – Tp.HCM.
· Vé máy bay quốc nội 1 chặng : Boddgaya – Varanasi.
· Thuế sân bay quốc tế : Tân Sơn Nhất, Bangkok, Ấn Độ.
· Bảo hiểm du lịch nước ngoài
· Ăn theo chương trình
· Xe vận chuyển máy lạnh.
· Hướng dẫn viên Viking và Ấn độ
· Vé tham quan, thuyền tham quan sông Hằng
· 2 chai nước/ngày
Không bao gồm:
· Chi phí vé tham quan các điểm không có trong chương trình
· Điện thoại, nước uống
· Tipping cho tài xế và Hướng dẫn viên Ấn độ
· Hộ chiếu
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
28/7/08
2.284
3.715
113
080402cool_prv.gif


Chương trình thật hay! Cám ơn bác!
033102flo_1_prv.gif


Tuy nhiên, một chương trình "chuẩn" thế này mà bác thông báo trễ quá! :(

Nếu có tour sau - sau khoảng 3 tháng nữa thì em đặt 1 cục gạch (Quý I/2010) nhé!
 
VIP
10/2/06
110
0
0
@viktor: Xin lỗi, tuần rồi một số anh chị ở HTV yêu cầu làm chương trình này. Họ cũng hoan nghênh nếu có các thành viên khác cùng tham gia. Mặt khác, công ty đang đợi hàng không Thái xác nhận chỗ đi Ấn độ vào dịp Tết Nguyên Đán. Nếu có, sẽ báo cho Bác hay.