Hạng D
13/3/08
2.820
6
38
48
www.google.com.vn
Loa loa loa!

Thể theo tinh thần ham hố ăn chơi của các bác MA và như em đã thông báo: chuẩn bị off dài dài:D:D:D:D Nay em thân mời các cụ MAFC nhà ta tham dự chuyến offline tại Châu Đốc (kết hợp viếng chùa Bà nhân dịp Lễ Phật Đản).

_______________________________________________________________________________________________________
Giới thiệu sơ lược về thị xã Châu Đốc:

Châu Đốc là một thị xã trực thuộc tỉnh An Giang, nằm ở đồng bằng sông Cửu Long, sát biên giới Việt Nam với Campuchia, cách Thành phố Hồ Chí Minh 245km về phía Tây. Châu Đốc là một địa danh du lịch nổi tiếng thu hút hơn 2 triệu khách du lịch trong và ngoài nước hàng năm với nhiều thắng cảnh như: núi Sam, miếu Bà Chúa Xứ, lăng thoại Ngọc Hầu...

Đa số du khách đến với An Giang là để tới Châu Đốc, loại hình du lịch tín ngưỡng là thế mạnh của tỉnh này, khi đến Châu Đốc, bạn cũng đừng quên mua một ít mắm Châu Đốc mang về vì nó là đặc sản của vùng này. An Giang còn nhiều điểm du lịch khác nữa để bạn có thể khám phá.

1. Núi Sam:

Cách trung tâm tỉnh lỵ An Giang “Thành Phố Long Xuyên” khoảng 60km đi về hướng tây theo Quốc lộ 91 là đến thị xã Châu Đốc, nơi có ngọn núi mà nhiều người biết và muốn đến đó là Núi Sam.
Núi có tên Núi Sam vì từ xa ta thấy núi có dáng dấp như một con Sam đem bám trên cánh đồng xanh mênh mông. Ngoài ra còn có truyền thuyết cho rằng nơi đây xưa kia từng là hòn đảo nhô lên trên biển (lúc biển còn bao phủ toàn vùng), là nơi có nhiều Sam sinh sống nên được gọi là “Học lãnh Sơn” nghĩa là núi con Sam.

sieuthiNHANH2011051213119nmqxyzi4ym93512_1.jpeg


Núi có diện tích khoảng 280ha, với độ cao vừa phải (241m), đây là loại núi trẻ, có cây xanh bóng mát, mỗi mùa hè đến trên sườn Núi Sam lại được tô điểm rực rỡ một màu đỏ của phượng vĩ, làm Núi Sam càng tươi mát hơn cùng với những hang động kỳ thú. Bên cạnh đó còn có cả một hệ thống kênh rạch bao quanh, cùng với hệ thống đền, chùa cổ kính trên sườn núi tạo nên một phong cảnh đẹp, hữu tình giữa vùng đồng bằng trù phú. Vào thời nhà Nguyễn Núi Sam thuộc thôn Vĩnh Tế, phủ Tuy Biên, tỉnh An Giang, ngày nay là xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang.

Với phong cảnh ấy, nên từ hai thế kỷ trước qua ngòi bút của Thoại Ngọc Hầu (trong bia “Vĩnh Tế Sơn”) thì Núi Sam đẹp như một bức tranh phong thuỷ. Di tích lịch sử và danh thắng Núi Sam đã in dấu trên sách sử từ đó. Từ lâu hình ảnh Núi Sam đã thấm đậm trong tâm hồn người dân An Giang nói riêng và niềm Nam nói chung. Bởi vì nơi đây tập trung nhiều công trình kiến trúc, di tích lịch sử văn hoá được Bộ Văn Hoá công nhận xếp hạng như: Chùa Tây An, Miếu Bà Chúa Xứ, Lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Hang… và nhiều thắng cảnh đẹp như đồi Bạch Vân, vườn Tao Ngộ…

Núi Sam còn có nhiều đền chùa am cốc, đặc biệt trong số đó Miếu Bà Chúa Xứ là công trình kiến trúc rất đẹp và tôn nghiêm hàng năm có lễ Vía vào tháng 4 từ sau tết Nguyên Đán, đông đảo khách trong và ngoài nước đến hành hương, cầu phúc lộc và chiêm ngưỡng. Và như thế từ lâu, Núi Sam đã trở thành một trong những nơi hành hương quan trọng của nhiều người dân. Ngày lễ chính, cũng là một lễ hội đậm đà bản sắc dân tộc: đó chính là lễ hội “Vía Bà Chúa Xứ – Núi Sam” được diễn ra hàng năm vào những ngày 23,24 đến 27 tháng 04 âl.

Do số lượng du lịch đến với lễ hội năm lớn khoảng 2 triệu khách, nên trong năm 2001 tỉnh An Giang đã tiến hành nâng cấp lễ hội “Vía Bà Chúa Xứ – Núi Sam” và đây cũng là 01 trong 15 lễ hội được Tổng Cục Du Lịch xét nâng cấp thành sản phẩm du lịch cấp quốc gia.

2. Chùa Tây An

sieuthiNHANH2011051213119m2y5oda2yj116617_1.jpeg

Chùa Tây An còn được gọi Chùa Tây An núi Sam hay Tây An cổ tự, là một ngôi chùa Phật giáo tọa lạc tại ngã ba, cận kề chân núi núi Sam (cao 284m so với mặt nước biển), thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc tỉnh An Giang, cách thị xã Châu Đốc 5 km.

Chùa Tây An không chỉ là một danh lam để người tin tưởng đến lễ bái, mà còn là một thắng cảnh du lịch nổi tiếng.

Chùa Tây An cất theo lối chữ “tam”, mang phong cách nghệ thuật Ấn Độ và nghệ thuật Hồi giáo, kết hợp với kiến trúc chùa cổ của dân tộc Việt.

Chùa được xây dựng với các vật liệu bền chắc như gạch ngói, xi măng. Nơi cổng tam quan là tượng Quan Âm Thị Kính, bên trong cổng là một sân chùa nhỏ có một cột phướn cao 16 m.

Mặt tiền chùa, ở giữa là tháp thờ Phật cao hai tầng. Tầng trên là tượng Phật đứng giữa lầu cao, mái tròn cong, đỉnh nhọn như các tháp xưa ở Ấn Độ. Bốn cột tháp ở tầng dưới có các hộ pháp trấn giữ, phía trước có tượng hai con voi: bạch tượng và hắc tượng.

Chính điện là dãy nhà rộng, hai tầng mái, lợp ngói đại ống, cột gỗ căm xe, nền lát gạch bông. Hai bên là lầu chiêng và lầu trống hình tứ giác, trên đỉnh trang trí các tượng tứ linh (long, lân, qui, phụng) rất mỹ thuật. Đại hồng chung ở lầu chuông được tạo vào năm Tự Đức thứ 32 (1879).

Trong chính điện có khoảng 150 pho tượng lớn nhỏ: tượng Phật, Bồ tát, La hán, Bát bộ kim cang, Ngọc hoàng, Huỳnh đế, Thần nông v.v. Đa số tượng đều làm bằng danh mộc, chạm trổ công phu và mỹ thuật, tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc Việt Nam vào thế kỷ 19. Ngoài ra chùa còn có nhiều hoành phi và câu đối, màu sắc rực rỡ.

3. Lăng Thoại Ngọc Hầu

sieuthiNHANH2011051213119mjc3ymrknj55633_1.jpeg


sieuthiNHANH2011051213119nzbhngyxmt118313.jpeg


Lăng Thoại Ngọc Hầu thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Ðốc, là một trong số nhiều di tích ở chân núi Sam. Tại đây có đền thờ ông Thoại Ngọc Hầu, mộ ông cùng hai phu nhân được xây vào thập niên 30 của thế kỷ 20.

Thoại NgọcHầu được triều đình nhà Nguyễn phong tước hầu cử vào khai phá trấn giữ An Giang. Ông đã tập hợp lưu dân hai tỉnh Quảng Nam - Quảng Ngãi về ở các vùng Ông Chưởng (Chợ Mới), Núi Sập (Thoại Sơn), Châu Đốc, Long Xuyên, ... Ông là người tổ chức đào kênh Thoại Hà (con kênh có bề ngang chừng 51m, dài 31.744m) và kênh Vĩnh Tế dài hơn 90km.

Đào hai con kênh ấy trong thời kỳ công cụ lao động thô sơ và bằng tay, chân quả là việc làm thần kỳ. Sau khi hoàn tất việc đào kênh, Thoại Ngọc Hầu cho vẽ bản đồ trình triều đình Huế, được vua khen ngợi ban sắc chỉ cho lấy tên người mà đặt cho tên kênh là Thoại Hà (kênh Thoại) và lấy tên vợ chính của ông là Vĩnh Tế đặt cho kênh Vĩnh Tế.

Để đánh dấu những công trình này, Thoại Ngọc Hầu cho dựng bia làm kỷ niệm: bia Thoại Sơn, Vĩnh Tế Sơn. Đồng thời trước ngày dựng bia, Ông cho nhiều toán người đi dọc hai bờ kênh, từ Châu Đốc đến Hà Tiên tìm hài cốt những dân binh tử nạn mang về cải táng hai bên tả và hữu khuôn lăng. Trong buổi lễ long trọng dựng bia kỷ niệm có đọc bài "Tế nghĩa trũng văn", do Thoại Ngọc Hầu đứng ra chủ lễ. "Nghĩa trũng văn" là bài thơ tế cô hồn tử sĩ, khắc ghi công lao và sự thương tiếc đối với binh sĩ, sưu dân đã bỏ mình trong công cuộc đào kênh, ...

4. Chùa Bà Chúa Xứ

Chùa Bà

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ là một hoạt động tín ngưỡng dân gian có từ lâu đời. Hàng năm, nơi đây đã thu hút trên 2 triệu lượt khách hành hương.

Trong tín ngưỡng cả người Việt và người Khmer, Bà Chúa Xứ rất được tôn kính. Cũng chẳng ai rõ lai lịch của thần, ngoài đức tin rằng, bà là người trời được sai xuống cứu dân độ thế, canh giữ bờ cõi. Bà là một trong 6 nữ thần bất tử theo tín ngưỡng dân gian (Bà chúa Bầu, bà chúa Liễu, bà chúa Tó, bà chúa Kho, bà chúa Ngọc, bà Chúa Xứ).

5. Kênh Vĩnh Tế

sieuthiNHANH2011051213119mzfmodm4mg87709_1.jpeg


Kinh Vĩnh Tế là một con kênh đào nổi tiếng, nằm tại địa phận hai tỉnh An Giang và Kiên Giang, thuộc đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Thời Minh Mạng tiếp tục, sau 5 năm mới hoàn thành (1819 - 24). Kênh Vĩnh Tế nối liền Châu Đốc với cửa biển Hà Tiên, chiều dài 205 dặm rưỡi, tương đương với 87 km.

Vua Minh Mạng lấy tên vợ của Nguyễn Văn Thoại là Châu Vĩnh Tế đặt tên kênh là Vĩnh Tế. Công trình đào Kênh Vĩnh Tế đã huy động hàng vạn nhân dân và binh lính một số vùng thuộc đồng bằng sông Cửu Long cùng với nhân dân và binh lính Campuchia ở vùng biên giới với Việt Nam. Kênh Vĩnh Tế có giá trị lớn về các mặt trị thủy, giao thông, thương mại, biên phòng, thể hiện sức lao động sáng tạo xây dựng đất nước của nhân dân ta và chính sách coi trọng thủy lợi để phát triển nông nghiệp của triều Nguyễn.

6. Chùa Hang

sieuthiNHANH2011051213119yzbiyjblnz94230_1.jpeg


Chùa Hang, tên chữ Phước Điền Tự, tọa lạc nơi triền núi Sam (Vĩnh Tế Sơn), Châu Đốc; là một danh lam - thắng cảnh của tỉnh An Giang và là một Di tích Lịch sử cấp quốc gia tại Việt Nam.

Nằm tách rời với cụm di tích núi Sam trên độ cao hàng trăm mét, ở một nơi thanh tịnh, Phước Điền tự (chùa Hang) được biết đến như là một nơi trang nghiêm cổ kính với nhiều huyền thoại, truyền tụng từ đời này sang đời khác, tạo sức hấp dẫn du khách có tính hiếu kỳ. Chùa được xây dựng vào khoảng năm 1840-1845.

Từ vẻ đẹp sẵn có của thiên nhiên, lại được con người vun đắp, chùa Hang ngày nay đã trở thành một điểm tham quan hấp dẫn đối với khách du lịch.
_______________________________________________________________________________________________________

<span style=""color: #ff0000;"">Lịch trình cho chuyến offline:</span>

<span style=""color: #ff0000;"">Ngày 1 (21/05/2011):</span>
<span style=""color: #ff0000;"">- Tập trung gần giao lộ rẽ vào Cao tốc Trung Lương trên QL1A lúc 4h00' (hướng về ngã tư TL 10) và đúng 4h30' xuất phát đi Châu Đốc: 250km.</span>
<span style=""color: #ff0000;"">- Dừng ăn sáng + cafe tại 01 địa điểm thuận lợi khu vực Cái Bè khoảng 45phút. Và dự kiến đến Châu Đốc khoảng 11h00'.</span>
<span style=""color: #ff0000;"">- Tham quan chùa Bà (lên và xuống bằng xe trung chuyển của chùa Bà) khoảng 1 - 1,5 tiếng.</span>
<span style=""color: #ff0000;"">- Ăn trưa tại Châu Đốc: khoảng 1 tiếng.</span>
<span style=""color: #ff0000;"">- Sau đó, đoàn tiếp tục di chuyển đến chợ Tịnh Biên: 20 km, để các mợ cả tham quan và mua sắm. Thời gian dừng lại chợ Tịnh Biên khoảng 02 tiếng.</span>
<span style=""color: #ff0000;"">- Đoàn tiếp tục hướng về núi Cấm: 24 km (nếu còn thời gian).</span>
<span style=""color: #ff0000;"">- Chia tay Châu Đốc, đoàn tiến về Cần Thơ với quãng đường dài 125km: Ăn tối + nhậu + nghỉ đêm tại KS trong Tp. Cần Thơ. Dự kiến đến Cần Thơ khoảng 18h30'.</span>

<span style=""color: #ff0000;"">Ngày 2 (22/05/2011):</span>
<span style=""color: #ff0000;"">- Vệ sinh cá nhân, ăn sáng + cafe xong. Đúng 06h30' đoàn xuất phát đi làng du lịch Mỹ Khánh. Dã ngoại tại Mỹ Khánh bằng xe ngựa, chèo thuyền, câu cá sấu, 10h30 xem đua chó, đua heo, ... </span>
<span style=""color: #ff0000;"">- Khoảng 11h30', đoàn quay về KS, trả phòng.</span>
<span style=""color: #ff0000;"">- Sau đó ăn trưa tại Cần Thơ và xuất phát về lại Sài Gòn. Dự kiến về đến Sài Gòn khoảng 17h00'.</span>

<span style=""color: #ff0000;"">Lưu ý: các bác phải mang theo bộ đàm nghen.</span>
<span style=""color: #ff0000;""> Chi phí tạm tính: 500.000VND/1NL. </span>
Mời các bác đăng ký tham gia sớm giúp em để tiện sắp xếp nơi ăn chốn ở ạ.

Tks all.

1. Nisibili: 03NL + 01TE
2. Lato: 02NL + 01TE
3. CDW: 04NL
4. raven: 02NL
5. lamquang0403: 01NL (sẽ đón đoàn tại Châu Đốc và hướng dẫn viên luôn nhé).
6. ......
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
31/10/08
2.617
94
48
HCMC
nhadatmiennam.vn
Cụ kiếm được người đi bỏ phiếu dùm hay sao mà đi viếng Chùa ngày này vậy cụ..?!
33.gif
 
Last edited by a moderator:
Hạng F
22/2/08
9.511
12.746
113
Em mới đi về :D. Bác HT thêm điểm tham quan Núi Cấm và chợ biên giới Tịnh Biên vào chương trình sẽ hấp dẫn hơn đó!
 
Hạng D
13/3/08
2.820
6
38
48
www.google.com.vn
SUV7Seats nói:
Em mới đi về :D. Bác HT thêm điểm tham quan Núi Cấm và chợ biên giới Tịnh Biên vào chương trình sẽ hấp dẫn hơn đó!

Tks bác.
Theo lịch dự kiến của em cũng có Núi Cấm, nhưng em thấy với thời gian 02 ngày sẽ ko kịp. Tối mai rãnh ko cafe tư vấn em thêm nhé... vì e ... chưa biết Châu Đốc:p:p:p:mad::mad::mad::mad:
 
Tập Lái
18/8/10
26
0
0
nisibili nói:
Loa loa loa!

Thể theo tinh thần ham hố ăn chơi của các bác MA và như em đã thông báo: chuẩn bị off dài dài:D:D:D:D Nay em thân mời các cụ MAFC nhà ta tham dự chuyến offline tại Châu Đốc (kết hợp viếng chùa Bà nhân dịp Lễ Phật Đản).

_______________________________________________________________________________________________________
Giới thiệu sơ lược về thị xã Châu Đốc:

Châu Đốc là một thị xã trực thuộc tỉnh An Giang, nằm ở đồng bằng sông Cửu Long, sát biên giới Việt Nam với Campuchia, cách Thành phố Hồ Chí Minh 245km về phía Tây. Châu Đốc là một địa danh du lịch nổi tiếng thu hút hơn 2 triệu khách du lịch trong và ngoài nước hàng năm với nhiều thắng cảnh như: núi Sam, miếu Bà Chúa Xứ, lăng thoại Ngọc Hầu...

Đa số du khách đến với An Giang là để tới Châu Đốc, loại hình du lịch tín ngưỡng là thế mạnh của tỉnh này, khi đến Châu Đốc, bạn cũng đừng quên mua một ít mắm Châu Đốc mang về vì nó là đặc sản của vùng này. An Giang còn nhiều điểm du lịch khác nữa để bạn có thể khám phá.

1. Núi Sam:

Cách trung tâm tỉnh lỵ An Giang “Thành Phố Long Xuyên” khoảng 60km đi về hướng tây theo Quốc lộ 91 là đến thị xã Châu Đốc, nơi có ngọn núi mà nhiều người biết và muốn đến đó là Núi Sam.
Núi có tên Núi Sam vì từ xa ta thấy núi có dáng dấp như một con Sam đem bám trên cánh đồng xanh mênh mông. Ngoài ra còn có truyền thuyết cho rằng nơi đây xưa kia từng là hòn đảo nhô lên trên biển (lúc biển còn bao phủ toàn vùng), là nơi có nhiều Sam sinh sống nên được gọi là “Học lãnh Sơn” nghĩa là núi con Sam.

sieuthiNHANH2011051213119nmqxyzi4ym93512_1.jpeg


Núi có diện tích khoảng 280ha, với độ cao vừa phải (241m), đây là loại núi trẻ, có cây xanh bóng mát, mỗi mùa hè đến trên sườn Núi Sam lại được tô điểm rực rỡ một màu đỏ của phượng vĩ, làm Núi Sam càng tươi mát hơn cùng với những hang động kỳ thú. Bên cạnh đó còn có cả một hệ thống kênh rạch bao quanh, cùng với hệ thống đền, chùa cổ kính trên sườn núi tạo nên một phong cảnh đẹp, hữu tình giữa vùng đồng bằng trù phú. Vào thời nhà Nguyễn Núi Sam thuộc thôn Vĩnh Tế, phủ Tuy Biên, tỉnh An Giang, ngày nay là xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang.

Với phong cảnh ấy, nên từ hai thế kỷ trước qua ngòi bút của Thoại Ngọc Hầu (trong bia “Vĩnh Tế Sơn”) thì Núi Sam đẹp như một bức tranh phong thuỷ. Di tích lịch sử và danh thắng Núi Sam đã in dấu trên sách sử từ đó. Từ lâu hình ảnh Núi Sam đã thấm đậm trong tâm hồn người dân An Giang nói riêng và niềm Nam nói chung. Bởi vì nơi đây tập trung nhiều công trình kiến trúc, di tích lịch sử văn hoá được Bộ Văn Hoá công nhận xếp hạng như: Chùa Tây An, Miếu Bà Chúa Xứ, Lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Hang… và nhiều thắng cảnh đẹp như đồi Bạch Vân, vườn Tao Ngộ…

Núi Sam còn có nhiều đền chùa am cốc, đặc biệt trong số đó Miếu Bà Chúa Xứ là công trình kiến trúc rất đẹp và tôn nghiêm hàng năm có lễ Vía vào tháng 4 từ sau tết Nguyên Đán, đông đảo khách trong và ngoài nước đến hành hương, cầu phúc lộc và chiêm ngưỡng. Và như thế từ lâu, Núi Sam đã trở thành một trong những nơi hành hương quan trọng của nhiều người dân. Ngày lễ chính, cũng là một lễ hội đậm đà bản sắc dân tộc: đó chính là lễ hội “Vía Bà Chúa Xứ – Núi Sam” được diễn ra hàng năm vào những ngày 23,24 đến 27 tháng 04 âl.

Do số lượng du lịch đến với lễ hội năm lớn khoảng 2 triệu khách, nên trong năm 2001 tỉnh An Giang đã tiến hành nâng cấp lễ hội “Vía Bà Chúa Xứ – Núi Sam” và đây cũng là 01 trong 15 lễ hội được Tổng Cục Du Lịch xét nâng cấp thành sản phẩm du lịch cấp quốc gia.

2. Chùa Tây An

sieuthiNHANH2011051213119m2y5oda2yj116617_1.jpeg

Chùa Tây An còn được gọi Chùa Tây An núi Sam hay Tây An cổ tự, là một ngôi chùa Phật giáo tọa lạc tại ngã ba, cận kề chân núi núi Sam (cao 284m so với mặt nước biển), thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc tỉnh An Giang, cách thị xã Châu Đốc 5 km.

Chùa Tây An không chỉ là một danh lam để người tin tưởng đến lễ bái, mà còn là một thắng cảnh du lịch nổi tiếng.

Chùa Tây An cất theo lối chữ “tam”, mang phong cách nghệ thuật Ấn Độ và nghệ thuật Hồi giáo, kết hợp với kiến trúc chùa cổ của dân tộc Việt.

Chùa được xây dựng với các vật liệu bền chắc như gạch ngói, xi măng. Nơi cổng tam quan là tượng Quan Âm Thị Kính, bên trong cổng là một sân chùa nhỏ có một cột phướn cao 16 m.

Mặt tiền chùa, ở giữa là tháp thờ Phật cao hai tầng. Tầng trên là tượng Phật đứng giữa lầu cao, mái tròn cong, đỉnh nhọn như các tháp xưa ở Ấn Độ. Bốn cột tháp ở tầng dưới có các hộ pháp trấn giữ, phía trước có tượng hai con voi: bạch tượng và hắc tượng.

Chính điện là dãy nhà rộng, hai tầng mái, lợp ngói đại ống, cột gỗ căm xe, nền lát gạch bông. Hai bên là lầu chiêng và lầu trống hình tứ giác, trên đỉnh trang trí các tượng tứ linh (long, lân, qui, phụng) rất mỹ thuật. Đại hồng chung ở lầu chuông được tạo vào năm Tự Đức thứ 32 (1879).

Trong chính điện có khoảng 150 pho tượng lớn nhỏ: tượng Phật, Bồ tát, La hán, Bát bộ kim cang, Ngọc hoàng, Huỳnh đế, Thần nông v.v. Đa số tượng đều làm bằng danh mộc, chạm trổ công phu và mỹ thuật, tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc Việt Nam vào thế kỷ 19. Ngoài ra chùa còn có nhiều hoành phi và câu đối, màu sắc rực rỡ.

3. Lăng Thoại Ngọc Hầu

sieuthiNHANH2011051213119mjc3ymrknj55633_1.jpeg


sieuthiNHANH2011051213119nzbhngyxmt118313.jpeg


Lăng Thoại Ngọc Hầu thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Ðốc, là một trong số nhiều di tích ở chân núi Sam. Tại đây có đền thờ ông Thoại Ngọc Hầu, mộ ông cùng hai phu nhân được xây vào thập niên 30 của thế kỷ 20.

Thoại NgọcHầu được triều đình nhà Nguyễn phong tước hầu cử vào khai phá trấn giữ An Giang. Ông đã tập hợp lưu dân hai tỉnh Quảng Nam - Quảng Ngãi về ở các vùng Ông Chưởng (Chợ Mới), Núi Sập (Thoại Sơn), Châu Đốc, Long Xuyên, ... Ông là người tổ chức đào kênh Thoại Hà (con kênh có bề ngang chừng 51m, dài 31.744m) và kênh Vĩnh Tế dài hơn 90km.

Đào hai con kênh ấy trong thời kỳ công cụ lao động thô sơ và bằng tay, chân quả là việc làm thần kỳ. Sau khi hoàn tất việc đào kênh, Thoại Ngọc Hầu cho vẽ bản đồ trình triều đình Huế, được vua khen ngợi ban sắc chỉ cho lấy tên người mà đặt cho tên kênh là Thoại Hà (kênh Thoại) và lấy tên vợ chính của ông là Vĩnh Tế đặt cho kênh Vĩnh Tế.

Để đánh dấu những công trình này, Thoại Ngọc Hầu cho dựng bia làm kỷ niệm: bia Thoại Sơn, Vĩnh Tế Sơn. Đồng thời trước ngày dựng bia, Ông cho nhiều toán người đi dọc hai bờ kênh, từ Châu Đốc đến Hà Tiên tìm hài cốt những dân binh tử nạn mang về cải táng hai bên tả và hữu khuôn lăng. Trong buổi lễ long trọng dựng bia kỷ niệm có đọc bài "Tế nghĩa trũng văn", do Thoại Ngọc Hầu đứng ra chủ lễ. "Nghĩa trũng văn" là bài thơ tế cô hồn tử sĩ, khắc ghi công lao và sự thương tiếc đối với binh sĩ, sưu dân đã bỏ mình trong công cuộc đào kênh, ...

4. Chùa Bà Chúa Xứ

Chùa Bà

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ là một hoạt động tín ngưỡng dân gian có từ lâu đời. Hàng năm, nơi đây đã thu hút trên 2 triệu lượt khách hành hương.

Trong tín ngưỡng cả người Việt và người Khmer, Bà Chúa Xứ rất được tôn kính. Cũng chẳng ai rõ lai lịch của thần, ngoài đức tin rằng, bà là người trời được sai xuống cứu dân độ thế, canh giữ bờ cõi. Bà là một trong 6 nữ thần bất tử theo tín ngưỡng dân gian (Bà chúa Bầu, bà chúa Liễu, bà chúa Tó, bà chúa Kho, bà chúa Ngọc, bà Chúa Xứ).

5. Kênh Vĩnh Tế

sieuthiNHANH2011051213119mzfmodm4mg87709_1.jpeg


Kinh Vĩnh Tế là một con kênh đào nổi tiếng, nằm tại địa phận hai tỉnh An Giang và Kiên Giang, thuộc đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Thời Minh Mạng tiếp tục, sau 5 năm mới hoàn thành (1819 - 24). Kênh Vĩnh Tế nối liền Châu Đốc với cửa biển Hà Tiên, chiều dài 205 dặm rưỡi, tương đương với 87 km.

Vua Minh Mạng lấy tên vợ của Nguyễn Văn Thoại là Châu Vĩnh Tế đặt tên kênh là Vĩnh Tế. Công trình đào Kênh Vĩnh Tế đã huy động hàng vạn nhân dân và binh lính một số vùng thuộc đồng bằng sông Cửu Long cùng với nhân dân và binh lính Campuchia ở vùng biên giới với Việt Nam. Kênh Vĩnh Tế có giá trị lớn về các mặt trị thủy, giao thông, thương mại, biên phòng, thể hiện sức lao động sáng tạo xây dựng đất nước của nhân dân ta và chính sách coi trọng thủy lợi để phát triển nông nghiệp của triều Nguyễn.

6. Chùa Hang

sieuthiNHANH2011051213119yzbiyjblnz94230_1.jpeg


Chùa Hang, tên chữ Phước Điền Tự, tọa lạc nơi triền núi Sam (Vĩnh Tế Sơn), Châu Đốc; là một danh lam - thắng cảnh của tỉnh An Giang và là một Di tích Lịch sử cấp quốc gia tại Việt Nam.

Nằm tách rời với cụm di tích núi Sam trên độ cao hàng trăm mét, ở một nơi thanh tịnh, Phước Điền tự (chùa Hang) được biết đến như là một nơi trang nghiêm cổ kính với nhiều huyền thoại, truyền tụng từ đời này sang đời khác, tạo sức hấp dẫn du khách có tính hiếu kỳ. Chùa được xây dựng vào khoảng năm 1840-1845.

Từ vẻ đẹp sẵn có của thiên nhiên, lại được con người vun đắp, chùa Hang ngày nay đã trở thành một điểm tham quan hấp dẫn đối với khách du lịch.
_______________________________________________________________________________________________________


Thời gian: 02 ngày 21và 22/5/2011 (dự kiến xuất phát khoảng 03h00' ngày 21/5).
Địa điểm tập trung: đường rẽ vào Cao tốc Trung Lương (trên Xa lộ Đại Hàn). Cụ thể em sẽ thông báo sau.
Chi phí tạm tính: 500.000VND/1NL.
Mời các bác đăng ký tham gia sớm giúp em để tiện sắp xếp nơi ăn chốn ở ạ.
P/s: Tập trung bàn cải và đóng thóc cho chuyến đi này vào sáng CN ngày 15/5 tại quán cafe bác deepest nhé.

Tks all.

1. Nisibili: 03NL + 01TE
2. ...
3. ...

BAC CHAY TU TU THOI, CHAY NHANH QUA'....KAAAA
 
Hạng D
13/3/08
2.820
6
38
48
www.google.com.vn
VIET LONG nói:
BAC CHAY TU TU THOI, CHAY NHANH QUA'....KAAAA

Em xin hứa sẽ chạy ... chậm lại nghen.
Bác có đu theo ko để em sắp xếp xe cộ đón bác.

P/s: Chuyến này mà có sự tham gia của VM thì hay hén + tài trợ thêm thì quá cool:D:D:D:D
 
Tập Lái
18/8/10
26
0
0
nisibili nói:
Oái, em quên. Nhưng ko sao, nhờ người khác bỏ hộ vậy ... vì "đâu cũng vào đấy cả" bác ơi:D:D:D
DA BAO LA BAC CHAY TUU TU THOI.....
 
Tập Lái
18/8/10
26
0
0
nisibili nói:
VIET LONG nói:
BAC CHAY TU TU THOI, CHAY NHANH QUA'....KAAAA

Em xin hứa sẽ chạy ... chậm lại nghen.
Bác có đu theo ko để em sắp xếp xe cộ đón bác.

P/s: Chuyến này mà có sự tham gia của VM thì hay hén + tài trợ thêm thì quá cool:D:D:D:D

DE XEM THE NAO NHE BAC..CO GI ALO CHO BAC
 
Hạng D
27/4/10
2.388
1
38
49
3h chiều ngày 21/05 hay là 3 giờ sáng ngày 21/05 Bác?