Chuyên
16/6/22
582
489
63
Theo thông tin từ Sở Xây dựng TP.HCM, đến nay, đã có 6/11 đơn vị đã có văn bản gửi chủ đầu tư về giải quyết các khó khăn, vướng mắc đối với các dự án bất động sản, nhà ở thương mại.

xln.jpg


Mới đây, Sở Xây dựng TP.HCM đã có văn bản về việc giải quyết kiến nghị của các doanh nghiệp về tháo gỡ vướng mắc cho các dự án bất động sản nhà ở thương mại, nhà ở xã hội do Hiệp hội bất động sản thành phố (HoREA) tổng hợp báo cáo.

Theo đó, đến nay, HoREA đã có tổng cộng 4 công văn tổng hợp kiến nghị của các doanh nghiệp đề nghị xem xét tháo gỡ “vướng mắc” cho 116 dự án bất động sản, nhà ở thương mại gửi UBND thành phố.

Tổng hợp phân loại thẩm quyền giải quyết theo nội dung vướng mắc cho các đơn vị gồm: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Sở Tài chính, Chi Cục Tài chính doanh nghiệp - Sở Tài chính, Cục Thuế, UBND TP Thủ Đức, UBND quận, huyện, Ban quản lý khu nam.

Trước đó, Sở Xây dựng TP.HCM báo cáo về tiến độ giải quyết những vướng mắc về pháp lý của 116 dự án bất động sản, nhà ở thương mại trên địa bàn.

Từ tháng 5/2022 đến nay, UBND TP.HCM cũng đã có nhiều văn bản giao các sở, ngành liên quan khẩn trương xem xét, kịp thời làm việc và hướng dẫn chủ đầu tư các dự án thực hiện theo quy định.

Tiến độ gỡ vướng 116 dự án nhà ở tại TP.HCM đến đâu?


Trong 116 dự án, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) là đơn vị có số lượng dự án cần giải quyết nhiều nhất, với 71 dự án. Tiếp đó là Sở Kế hoạch và Đầu tư (28 dự án), Sở Quy hoạch – Kiến trúc (22 dự án), Sở Xây dựng (18 dự án), Cục thuế Thành phố (18 dự án), Sở Giao thông Vận tải (2 dự án), Sở Tài chính (1 dự án)…

Sở Xây dựng đã có các công văn đề nghị 11 đơn vị nêu trên có văn bản gửi chủ đầu tư về giải quyết các khó khăn, vướng mắc đối với các dự án bất động sản, đồng thời, có văn bản báo cáo tiến độ, kết quả giải quyết theo biểu mẫu đính kèm, gửi về Sở Xây dựng để tổng hợp báo cáo Chủ tịch UBND thành phố.

Đến nay, đã có 6/11 đơn vị có báo cáo, bao gồm Sở Giao thông vận tải, Ban quản lý khu nam, Chi Cục Tài chính doanh nghiệp - Sở Tài chính, Cục Thuế, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, UBND TP Thủ Đức.

Trong đó Chi Cục Tài chính doanh nghiệp - Sở Tài chính, Sở Quy hoạch - Kiến trúc có báo cáo kết quả giải quyết nhưng không nêu rõ kết quả thực hiện và không thực hiện theo biểu mẫu đính kèm.

UBND thành phố cũng đã có công văn đề nghị các đơn vị chưa có báo cáo tiến độ giải quyết và có báo cáo kết quả giải quyết nhưng không nêu rõ kết quả thực hiện, không thực hiện theo biểu mẫu khẩn trương thực hiện theo tổng hợp, phân nhóm của Sở Xây dựng, có văn bản gửi chủ đầu tư để giải quyết các khó khăn, vướng mắc; và có văn bản báo cáo tiến độ, kết quả giải quyết về Sở Xây dựng để tổng hợp.

Tiến độ gỡ vướng 116 dự án nhà ở tại TP.HCM đến đâu?


Phó Giám đốc Sở Xây dựng cho hay, thực tế các vướng mắc đều phát sinh ở tất cả các sở, ngành và quận, huyện. Phổ biến là những vướng mắc về đất đai, tình hình sử dụng đất, giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất và hầu hết thuộc thẩm quyền tham mưu, giải quyết của Sở TN&MT.

Quá trình tổng hợp, Sở Xây dựng không kịp thời nhận được thông tin giải quyết của các đơn vị về tiến độ thực hiện. Với những nội dung cần tổng hợp ý kiến thì các sở, ngành đều gửi ý kiến chậm hơn thời gian yêu cầu của UBND Thành phố.

Điều này dẫn đến việc Sở Xây dựng hoặc Sở Tư pháp khi rà soát để báo cáo thì không có ý kiến của các đơn vị chuyên ngành liên quan, đặc biệt là ý kiến của Sở TN&MT và Ban Chỉ đạo 167 (Ban chỉ đạo sắp xếp, xử lý nhà, đất công).

Đồng thời, khi Văn phòng UBND Thành phố nhận được ý kiến của các sở, ngành (sau khi Sở Xây dựng đã trình) lại tiếp tục chuyển về Sở Xây dựng để tổng hợp. Việc này làm kéo dài thời gian giải quyết.

Để tăng cường trách nhiệm của các sở, ngành trong việc phối hợp thực hiện, Sở Xây dựng kiến nghị UBND Thành phố có văn bản giao trách nhiệm cụ thể cho từng thủ trưởng các đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ. Trường hợp các đơn vị chậm báo cáo hoặc chậm có ý kiến sẽ chịu trách nhiệm đối với Chủ tịch UBND Thành phố.
Xem thêm:
 

Attachments