Tập Lái
4/8/20
19
0
1
31
Trẻ hay bị tiêu chảy, táo bón thậm chí còn nôn trớ khiến mẹ lo lắng.Tại sao trẻ lại bị rối loạn tiêu hóa? Trong trường hợp này, bố mẹ nên làm gì cho trẻ? Hiểu về tình trạng của trẻ giúp mẹ chăm con tốt hơn. Bài viết sẽ giải đáp thắc mắc của phần đông các mẹ về rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

Tổng quan những điều cần biết về rối loạn tiêu hóa ở trẻ 1


1. Thế nào là rối loạn tiêu hóa ở trẻ em?
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là khi có bất kể một hoạt động bất thường trong chức năng tiêu hóa. Xuất phát từ một cơ quan, bộ phận trong ống tiêu hóa sẽ dẫn đến rối loạn hấp thu, rối loạn thải trừ. Điều này sẽ gây ra cảm giác khó chịu và đau đớn cho trẻ. Tình trạng này xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ.

Rối loạn tiêu hóa ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của trẻ nên cần điều trị kịp thời để trẻ nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Có thể phát hiện rối loạn tiêu hóa ở trẻ em nhờ những biểu hiện rõ rệt bên ngoài.

2. Triệu chứng điển hình của rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Đối với mỗi trẻ, biểu hiện của rối loạn tiêu hóa là khác nhau. Có nhiều trường hợp khi bị rối loạn tiêu hóa trẻ có nhiều triệu chứng kết hợp.Đặc biệt, có những trẻ chưa tự ý thức nói ra tình trạng bất thường của mình. Mẹ cần chú ý dấu hiệu như: trẻ chán ăn, hay vào nhà vệ sinh sau ăn và sụt cân. Dưới đây là một số triệu chứng điển hình của rối loạn tiêu hóa ở trẻ em mẹ nên biết:

2. Triệu chứng điển hình của rối loạn tiêu hóa ở trẻ 1


Nôn trớ
Nôn trớ là một biểu hiện khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, điển hình đối với trẻ sơ sinh. Do cơ thắt tâm vị của trẻ còn yếu nên thức ăn dễ bị tống ngược trở lại. Hiện tượng này có thể do chế độ ăn uống không hợp lý của trẻ. Thường gặp do trẻ ăn quá no, nằm ngay sau khi bú, không dung nạp thức ăn hoặc sữa bò. Bên cạnh đó, còn do một số hiện tượng teo tắc ruột, teo thực quản bẩm sinh. Khi trẻ nôn nhiều khiến trẻ mệt mỏi, cơ thể mất nước, điện giải nhiều sẽ rất nguy hiểm.

Táo bón
Hiện tượng trẻ lâu ngày không đi vệ sinh, cảm giác đầy bụng, khó tiêu. Trẻ có cảm giác đau, muốn đi ngoài nhưng không đi được. Khi đi thì thấy phân vón lại và khô. Nhiều trẻ không có thói quen uống nhiều nước, ăn ít chất xơ nên rất dễ bị táo bón.

Táo bón lâu ngày dẫn đến các thay đổi không tốt ở trẻ. Tính cách trở nên cáu kỉnh, mất tập trung do phân ở lâu trong trực tràng dễ gây kích thích các rối loạn thần kinh. Các loại độc tố tích tụ lâu dễ gây nhiễm trùng. Hậu quả táo bón lâu ngày ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của trẻ.

Tiêu chảy
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa khả năng có triệu chứng tiêu chảy rất cao. Là hiện tượng trẻ đi ngoài phân lỏng với tần suất cao( hơn 3 lần mỗi ngày). Tiêu chảy khiến trẻ mệt mỏi, chán ăn, mất nước và điện giải. Trẻ có thể bị tử vong nếu không được bù nước, điện giải kịp thời. Trẻ bị tiêu chảy có thể do nhiều nguyên nhân hằng ngày gây nên.

Đi ngoài phân sống
Đây là tình trạng thức ăn chưa được tiêu hóa và hấp thu hết nên chúng được thải ra ngoài theo phân. Mẹ có thể thấy phân của trẻ lúc rắn, lúc sền sệt, lợn cợn hạt và chứa những thức ăn cũ. Do không hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng nên nếu tình trạng này kéo dài trẻ có thể bị còi xương, suy dinh dưỡng.

3. Tại sao trẻ bị rối loạn tiêu hóa?

3. Tại sao trẻ bị rối loạn tiêu hóa? 1



Đối với trẻ sơ sinh:
  • Một số trẻ sơ sinh bị bị dị ứng với thành phần có trong sữa công thức. Hệ miễn dịch của trẻ sẽ lầm tưởng protein trong sữa là các kháng thể lạ gây ra các phản ứng của cơ thể.
  • Bên cạnh đó, trẻ bị rối loạn tiêu hóa còn do loại sữa công thức không phù hợp với cơ địa của trẻ. Điều này khiến hệ tiêu hóa khó hấp thu, có xu hướng đào thải sữa ra ngoài cơ thể.
  • Trẻ không dung nạp đường lactose: ở trẻ sơ sinh, tình trạng này chủ yếu là do trẻ thiếu hụt enzyme lactase- enzym giúp tiêu hóa đường lactose.
  • Thiếu hụt lợi khuẩn: mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột khiến cho các vi khuẩn có hại tấn công hệ tiêu hóa của trẻ.
Với trẻ ăn dặm:
  • Sức đề kháng yếu: hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu dễ bị các yếu tố có hại tấn công. Điều này dẫn đến các rối loạn tiêu hóa ở trẻ.
  • Chế độ ăn không hợp lý: chế độ ăn quyết định lớn đến sự phát triển của trẻ. Với trẻ hay ăn các loại đồ ăn nhanh, uống quá nhiều đồ ngọt khiến hệ tiêu hóa quá tải. Ruột không hấp thu kịp các chất nạp vào cơ thể sẽ dẫn đến tình trạng tiêu chảy. Hay việc ăn quá ít chất xơ trong khẩu phần ăn khiến trẻ bị táo bón.
  • Kháng sinh là một nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ em. Kháng sinh khi vào hệ tiêu hóa sẽ diệt cả vi khuẩn có lợi và có hại. Dẫn đến hệ vi sinh trong đường ruột bị mất cân bằng. Mẹ nên bổ sung lợi khuẩn cho trẻ để tăng yếu tố bảo vệ cho hệ tiêu hóa của trẻ.
  • Nhiễm khuẩn: do ăn phải các loại thực phẩm bẩn hoặc tiếp xúc với môi trường bụi bẩn bên ngoài. Các loại vi khuẩn, nấm men xâm nhập vào đường tiêu hóa gây ra các rối loạn tiêu hóa.
4. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa bao lâu thì khỏi?
Tùy vào nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa sẽ có thời gian tương ứng.
  • Đối với trẻ rối loạn tiêu hóa do dùng kháng sinh, sau khi ngưng dùng kháng sinh sẽ dần giảm triệu chứng rối loạn.
  • Đối với trẻ không dung nạp lactose việc ngưng loại sữa đang dùng, cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ hoặc chọn các loại sữa free lactose trẻ nhanh chóng hồi phục
  • Trẻ rối loạn tiêu hóa do nhiễm virus: thông thường sau 3-4 ngày bé sẽ cải thiện
  • Trẻ rối loạn tiêu hóa do ngộ độc thức ăn: khi trẻ đào thải hết những thực phẩm độc ra khỏi cơ thể, bù nước và điện giải, các triệu chứng sẽ cải thiện.
  • Với những nguyên nhân thông thường, trẻ có thể tự hồi phục chức năng hệ tiêu hóa sau thời gian 1 tuần. Nhưng trong một số trường hợp nhiễm khuẩn nặng, có tổn thương cấu trúc niêm mạc ruột, thời gian phục hồi lâu hơn. Trẻ có thể mắc rối loạn luẩn quẩn và kéo dài trên 2 tuần, thậm chí dai dẳng từ 1 đến vài tháng không khỏi.
5.Trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa mẹ nên ăn gì?
Những trẻ trong thời gian bú mẹ, chất lượng sữa của mẹ ảnh hưởng lớn đến tiêu hóa của trẻ. Chế độ ăn của mẹ cũng cần được chú trọng. Thời gian này mẹ nên ăn sữa chua để bổ sung lợi khuẩn. Cơ thể mẹ cũng tăng cường miễn dịch, tạo ra kháng thể. Từ đó tăng cường miễn dịch cho trẻ qua sữa mẹ.

Với những trẻ bị táo bón mẹ nên ăn các thực phẩm giàu chất xơ: khoai lang, lê, đu đủ. Những trẻ bị tiêu chảy mẹ nên bổ sung thực phẩm chứa nhiều chất điện giải, chất xơ và dễ tiêu hóa. Điển hình là chuối, táo, bánh mì,…

6.Chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa đúng cách
6.Chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa đúng cách 1


Với trẻ sơ sinh
Trẻ đang bú sữa mẹ, cần bổ sung đầy đủ sữa mẹ cho trẻ. Tăng tần suất bú để bù nước và cung cấp đủ dưỡng chất để phục hồi cho trẻ. Ngoài ra, cần rất chú ý đến chế độ ăn của trẻ

Đối với trẻ đang dùng sữa công thức, xem lại thành phần của sữa. Nếu bé đang có rối loạn tiêu hóa do không dung nạp sữa hoặc dị ứng đạm bò, cần thay thế loại sữa cho trẻ.
  • Trẻ không dung nạp lactose: Thay thế bằng sữa free lactose
  • Trẻ dị ứng đạm bò: Thay thế bằng các loại sữa thủy phân cho trẻ
Với trẻ đã ăn dặm
Chế độ ăn:

Đảm bảo chế độ ăn hợp lý cho trẻ, cung cấp đủ chất dinh dưỡng: tinh bột, đạm, béo, vitamin và muối khoáng. Mẹ nên lập thực đơn cho mỗi bữa ăn phù hợp với tình trạng rối loạn tiêu hóa của trẻ. Với trẻ bị táo bón nên ăn những thực phẩm giúp nhuận tràng như: rau mùng tơi, rau má, khoai lang. Với trẻ tiêu chảy nên ăn các thực phẩm giàu tinh bột. Mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn cho trẻ. Với trẻ sơ sinh nên bú thành nhiều đợt tránh trẻ bú nhiều dễ gây nôn trớ. Đặc biệt, mẹ cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khi chế biến thức ăn cho trẻ.

Vệ sinh sạch sẽ:

không chỉ thực phẩm mà môi trường sống cũng cần sạch sẽ. Trẻ nhỏ thường hiếu động thường xuyên tiếp xúc với môi trường, đạc biệt là đồ chơi. Mẹ nên thường xuyên vệ sinh đồ chơi cũng như những nơi trẻ ở để tránh những tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus. Hơn nữa, mẹ cần tập cho trẻ thói quen rửa tay thường xuyên. Tay là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn có hại. Trẻ thường lấy tay dụi mắt hay đưa lên miệng cũng là thói quen xấu gây ra rối loạn tiêu hóa.

Tập thể dục:

Cho trẻ vận động, tập thể dục nâng cao sức đề kháng. Các bài tập duỗi cơ bụng hay tư thế thoát khí sẽ giúp trẻ nhanh thoát khỏi tình trạng rối loạn tiêu hóa. Với trẻ sơ sinh mẹ nên chọn những bài tập nhẹ nhàng, xoa bóp cho trẻ.

7.Làm gì để tránh trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Tăng yếu tố bảo vệ và hạn chế các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa là nguyên tắc để phòng tránh rối loạn tiêu hóa ở trẻ

  • Mẹ nên cho trẻ ăn chín uống sôi, lựa chọn thực phẩm đảm bảo vệ sinh
  • Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng các biện pháp như cho trẻ tập thể dục hằng ngày, bổ sung đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ.
  • Sử dụng lợi khuẩn đường ruột có ích cho trẻ như lợi khuẩn Bifidobacterium BB12
8.Thức ăn nên bổ sung cho trẻ rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em khiến trẻ chán ăn, cảm giác đầy bụng, khó chịu. Vì vậy đối với trẻ ăn dặm mẹ nên chọn cho trẻ các loại thực phẩm dễ dàng chế biến và tiêu hóa. Ưu tiên một số thực phẩm như: thịt gà, gạo tẻ, cà rốt. Các món ăn cho trẻ rối loạn tiêu hóa nên được nấu mềm, nhuyễn để xoa dịu dạ dày. Khuyến khích trẻ uống nhiều nước và thường xuyên cung cấp vitamin cho trẻ. Mẹ nên cho trẻ ăn từ từ, ít một, có thể chia nhiều bữa. Đối với trẻ sơ sinh thì sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ. Những thực phẩm mẹ ăn cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng sữa của trẻ.

9.Lưu ý khi xây dựng thực đơn cho trẻ rối loạn tiêu hóa
Lưu ý khi xây dựng thực đơn cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Lưu ý khi xây dựng thực đơn cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Đối với trẻ bị rối loạn tiêu hóa xây dựng thực đơn khoa học là cần thiết. Một thực đơn phù hợp vừa cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa vừa tốt cho sự phát triển của trẻ. Mẹ cần lưu ý những điều sau khi xây dựng thực đơn:
  • Đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của trẻ. Các nhóm chất thiết yếu: chất đạm, bột đường, béo, vitamin, khoáng chất
  • Lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng. An toàn vệ sinh trong chế biến, bảo quản thực phẩm. Tránh cho trẻ ăn những thức ăn lạ
  • Không ép trẻ ăn quá nhiều, quá no.
  • Cho trẻ uống nước nhiều lần, tránh các loại nước ngọt
  • Hạn chế cho trẻ ăn các loại đồ ăn khó tiêu như: đồ ăn nhanh, đồ ngọt
Xây dựng một chế độ ăn hợp lý kết hợp với bổ sung lợi khuẩn giúp trẻ nhanh chóng hồi phục tình trạng rối loạn tiêu hóa.

10. Cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ bằng lợi khuẩn
Để cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa, mẹ nên tăng cường yếu tố bảo vệ cho trẻ. Bằng cách bổ sung lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa. Đặc biệt lợi khuẩn Bifidobacterium- lợi khuẩn chiếm hơn 90% tổng số lợi khuẩn đường ruột. Lợi khuẩn giúp cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột cho trẻ. Hơn nữa, lợi khuẩn còn bám dính, tiết chất nhầy lên thành ruột tạo hàng rào bảo vệ tế bào ruột trước những tác nhân độc hại. Không những cải thiện rối loạn tiêu hóa, việc sản sinh vitamin nhóm B giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Từ đó hệ miễn dịch của trẻ được nâng cao.

TỔNG KẾT
Với những trẻ đang trong tình trạng rối loạn tiêu hóa mẹ cần
  • Bổ sung đủ nước, đủ dinh dưỡng cho trẻ
  • Chú ý vệ sinh đồ dụng, vật dụng xung quanh trẻ
  • Bổ sung lợi khuẩn bảo vệ & phục hồi hệ tiêu hóa cho trẻ.
Nguồn: imiale.com