Cộng Hòa là đường trục chính phía tây bắc TP.HCM - cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất và luôn rơi vào tình trạng tắc nghẽn giao thông diễn ra hàng ngày khiến người dân ngán ngẩm.
Giao thông trên đường Cộng Hòa theo kiểu "điền vào chỗ trống" vì thường xuyên kẹt xe - Ảnh: CHÂU TUẤN
TP.HCM đã và đang làm gì để xóa điểm nghẽn giao thông này, có dự án nào mở rộng, nâng cấp đường Cộng Hòa và tiến độ các dự án lân cận hiện ra sao?
Con đường kẹt xe nhất nhì TP.HCM
Theo dữ liệu của hệ thống quan trắc giao thông của TP.HCM, các tuyến đường chịu áp lực giao thông nặng nhất lần lượt là Cách Mạng Tháng 8, Cộng Hòa, Nguyễn Hữu Thọ, Âu Cơ, Hoàng Văn Thụ, Quang Trung, Điện Biên Phủ, Lý Thường Kiệt, Trường Chinh, cầu Kênh Xáng.
Như vậy, đường Cộng Hòa đứng thứ hai chỉ sau Cách Mạng Tháng 8. Điều đáng nói trong top 10 này có nhiều đường liên kết, lân cận với Cộng Hòa cũng nằm trong danh sách. Từ đó, cho thấy giao thông khu vực cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất đang rơi vào trạng thái rất căng thẳng.
Thực tế thời gian qua, ùn ứ xe cộ xảy ra khắp các nẻo đường khu vực trên. Đường Cộng Hòa mặc dù chưa tới giờ cao điểm nhưng luôn đông xe. Các đoạn cầu vượt Cộng Hòa - Hoàng Hoa Thám, vòng xoay Lăng Cha Cả, công viên Hoàng Văn Thụ trở thành nỗi ám ảnh với nhiều người.
Trả lời PV, đại diện Sở Giao thông vận tải TP.HCM cho biết nguyên nhân dẫn đến tình trạng này vì những năm qua, TP.HCM có tốc độ phát triển nhanh về nhiều mặt, dân số và xe cộ ngày càng đông… nhưng cơ sở hạ tầng giao thông chưa tương xứng, hạ tầng giao thông chưa hình thành theo đúng quy hoạch.
Theo khảo sát, mật độ đường giao thông đầu năm 2021 là 2,2km/km2, cuối năm 2023 là 2,38km/km2, theo quy chuẩn là từ 10 - 13km/km2. Tỉ lệ đất giao thông trên đất xây dựng đô thị đầu năm 2021 là 12,2%, cuối năm 2023 là 13,88%, nhưng theo nghị định 11/2010/NĐ-CP phải đạt 24 - 26%.
Xe cộ ken đặc ở đường Hoàng Văn Thụ nối đường Cộng Hòa - Ảnh: CHÂU TUẤN
Các dự án "chia lửa" đường Cộng Hòa
Để giảm ùn tắc giao thông khu vực sân bay Tân Sơn Nhất cũng như cho đường Cộng Hòa, TP.HCM đang làm nhiều công trình kể cả giải pháp phi công trình. Cụ thể, điều chỉnh giao thông linh hoạt ở cầu thép Hoàng Hoa Thám, dùng rào kéo di động trên đường Cộng Hòa (giao lộ Cộng Hòa - Ấp Bắc, Cộng Hòa - Tân Kỳ Tân Quý), tăng khoảng trống ở giao lộ...
Để giải quyết căn cơ, TP.HCM đã và đang làm các dự án "chia lửa" với đường Cộng Hòa như nâng cấp đường Cộng Hòa từ hẻm số 2 Trần Quốc Hoàn đến đường Thăng Long; xây dựng đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, dự kiến xong trong năm 2024.
Mở rộng đường Hoàng Hoa Thám từ cổng doanh trại quân đội đến đường Cộng Hòa, dự kiến xong trong năm 2024. Mở rộng đường Phạm Văn Bạch...
Còn dự án metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương) thì các quận đã cơ bản hoàn thành việc ban hành quyết định thu hồi đất, đạt 100% (585/585 trường hợp). Mặt bằng bàn giao đạt 98,3% (575/585 trường hợp).
Đồng thời, có các dự án đã được thông qua chủ trương đầu tư và đang chuẩn bị làm như: mở rộng đường Trường Chinh (từ đường Cộng Hòa đến đường Âu Cơ), dự kiến khởi công và hoàn thành trong giai đoạn năm 2026 - 2030.
Mở rộng đường Tân Kỳ Tân Quý (từ đường Lê Trọng Tấn đến Cộng Hòa), dự kiến khởi công và hoàn thành trong giai đoạn năm 2026 - 2030.
"Hiện nay, đường Cộng Hòa đã được mở rộng theo đúng chiều rộng quy hoạch. Do đó, không có dự án mở rộng đường này nhưng có dự án xây dựng đường trên cao Trường Chinh - Cộng Hòa, dài 11,2km đã được đề xuất ưu tiên đầu tư với vốn dự kiến gần 6.000 tỉ đồng theo hình thức PPP", lãnh đạo Sở Giao thông vận tải TP.HCM cho hay.
>>>> Xem thêm:
Nhắc tới đường Cộng Hoà, đa số mọi người đều lắc đầu ngao ngán. Hy vọng các dự án giảm ùn tắc sẽ sớm được triển khai và thật sự hiệu quả.
Giao thông trên đường Cộng Hòa theo kiểu "điền vào chỗ trống" vì thường xuyên kẹt xe - Ảnh: CHÂU TUẤN
Con đường kẹt xe nhất nhì TP.HCM
Theo dữ liệu của hệ thống quan trắc giao thông của TP.HCM, các tuyến đường chịu áp lực giao thông nặng nhất lần lượt là Cách Mạng Tháng 8, Cộng Hòa, Nguyễn Hữu Thọ, Âu Cơ, Hoàng Văn Thụ, Quang Trung, Điện Biên Phủ, Lý Thường Kiệt, Trường Chinh, cầu Kênh Xáng.
Như vậy, đường Cộng Hòa đứng thứ hai chỉ sau Cách Mạng Tháng 8. Điều đáng nói trong top 10 này có nhiều đường liên kết, lân cận với Cộng Hòa cũng nằm trong danh sách. Từ đó, cho thấy giao thông khu vực cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất đang rơi vào trạng thái rất căng thẳng.
Thực tế thời gian qua, ùn ứ xe cộ xảy ra khắp các nẻo đường khu vực trên. Đường Cộng Hòa mặc dù chưa tới giờ cao điểm nhưng luôn đông xe. Các đoạn cầu vượt Cộng Hòa - Hoàng Hoa Thám, vòng xoay Lăng Cha Cả, công viên Hoàng Văn Thụ trở thành nỗi ám ảnh với nhiều người.
Trả lời PV, đại diện Sở Giao thông vận tải TP.HCM cho biết nguyên nhân dẫn đến tình trạng này vì những năm qua, TP.HCM có tốc độ phát triển nhanh về nhiều mặt, dân số và xe cộ ngày càng đông… nhưng cơ sở hạ tầng giao thông chưa tương xứng, hạ tầng giao thông chưa hình thành theo đúng quy hoạch.
Theo khảo sát, mật độ đường giao thông đầu năm 2021 là 2,2km/km2, cuối năm 2023 là 2,38km/km2, theo quy chuẩn là từ 10 - 13km/km2. Tỉ lệ đất giao thông trên đất xây dựng đô thị đầu năm 2021 là 12,2%, cuối năm 2023 là 13,88%, nhưng theo nghị định 11/2010/NĐ-CP phải đạt 24 - 26%.
Xe cộ ken đặc ở đường Hoàng Văn Thụ nối đường Cộng Hòa - Ảnh: CHÂU TUẤN
Để giảm ùn tắc giao thông khu vực sân bay Tân Sơn Nhất cũng như cho đường Cộng Hòa, TP.HCM đang làm nhiều công trình kể cả giải pháp phi công trình. Cụ thể, điều chỉnh giao thông linh hoạt ở cầu thép Hoàng Hoa Thám, dùng rào kéo di động trên đường Cộng Hòa (giao lộ Cộng Hòa - Ấp Bắc, Cộng Hòa - Tân Kỳ Tân Quý), tăng khoảng trống ở giao lộ...
Để giải quyết căn cơ, TP.HCM đã và đang làm các dự án "chia lửa" với đường Cộng Hòa như nâng cấp đường Cộng Hòa từ hẻm số 2 Trần Quốc Hoàn đến đường Thăng Long; xây dựng đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, dự kiến xong trong năm 2024.
Mở rộng đường Hoàng Hoa Thám từ cổng doanh trại quân đội đến đường Cộng Hòa, dự kiến xong trong năm 2024. Mở rộng đường Phạm Văn Bạch...
Còn dự án metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương) thì các quận đã cơ bản hoàn thành việc ban hành quyết định thu hồi đất, đạt 100% (585/585 trường hợp). Mặt bằng bàn giao đạt 98,3% (575/585 trường hợp).
Đồng thời, có các dự án đã được thông qua chủ trương đầu tư và đang chuẩn bị làm như: mở rộng đường Trường Chinh (từ đường Cộng Hòa đến đường Âu Cơ), dự kiến khởi công và hoàn thành trong giai đoạn năm 2026 - 2030.
Mở rộng đường Tân Kỳ Tân Quý (từ đường Lê Trọng Tấn đến Cộng Hòa), dự kiến khởi công và hoàn thành trong giai đoạn năm 2026 - 2030.
"Hiện nay, đường Cộng Hòa đã được mở rộng theo đúng chiều rộng quy hoạch. Do đó, không có dự án mở rộng đường này nhưng có dự án xây dựng đường trên cao Trường Chinh - Cộng Hòa, dài 11,2km đã được đề xuất ưu tiên đầu tư với vốn dự kiến gần 6.000 tỉ đồng theo hình thức PPP", lãnh đạo Sở Giao thông vận tải TP.HCM cho hay.
Có thể xem tại đây:
TP.HCM: làm sao xóa điểm nghẽn giao thông Cộng Hòa?
Cộng Hòa là đường trục chính phía tây bắc TP.HCM - cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất và luôn rơi vào tình trạng tắc nghẽn giao thông diễn ra hàng ngày khiến người dân ngán ngẩm.tuoitre.vn
>>>> Xem thêm:
Nhắc tới đường Cộng Hoà, đa số mọi người đều lắc đầu ngao ngán. Hy vọng các dự án giảm ùn tắc sẽ sớm được triển khai và thật sự hiệu quả.
Chủ đề tương tự
Người đăng:
Ngoc Dinh
Ngày đăng:
Người đăng:
Huboss
Ngày đăng:
Người đăng:
tranduyninh
Ngày đăng: