Hạng B1
15/5/19
76
30
18
38
TP HCM tái lập các chốt kiểm soát dịch ở cửa ngõ

Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong chỉ đạo tái lập các chốt kiểm soát dịch tại các cửa ngõ thành phố, giao lực lượng y tế, công an, quân đội duy trì hoạt động.

Yêu cầu trên được ông Nguyễn Thành Phong nói tại cuộc họp khẩn của Ban Chỉ đạo chống Covid-19 TP HCM trưa 10/5, trong bối cảnh số ca nhiễm 2 tuần qua trong cả nước lên 442, dịch xuất hiện ở 26 tỉnh, thành.

"Khu vực cửa ngõ, nơi người dân từ miền Tây qua, từ miền Đông vào cần khai báo y tế tại các chốt, trạm. Tình hình hiện tại đòi hỏi thành phố phải đặt trong trạng thái cao nhất về phòng, chống dịch", ông Phong nói.

Theo lãnh đạo TP HCM, với vị trí cửa ngõ giao thương với thế giới, có sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và gần 60 cảng biển lớn nhỏ, thành phố đứng trước nguy cơ xâm nhập dịch rất lớn từ bên ngoài. Vì vậy ngoài lập ở các đường cửa ngõ, các chốt và trạm kiểm soát cần được dựng tại nhà ga, bến cảng, siêu thị...

Tháng 4 năm ngoái, TP HCM lập 62 chốt, trạm kiểm soát phòng Covid-19. Các chốt được tổ chức ở đầu mối giao thông, đường cửa ngõ, hoạt động 24/24h. Trong đó 16 chốt chính đặt tại: trạm thu phí Long Phước (cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây), cao tốc Trung Lương, cầu Đôi (đường Trần Văn Giàu), đường Ba Làng, đường Xuyên Á (quốc lộ 22), cầu Phú Cường, cầu Vĩnh Bình, cầu vượt Sóng Thần, quốc lộ 1K, quốc lộ 50, quốc lộ 1A, cầu Đồng Nai, bến xe Miền Tây, bến xe miền Đông, sân bay Tân Sơn Nhất, cảng Cát Lái.

chot-kiem-dich-Sai-Gon-2598-1620632070.jpg

Trạm kiểm soát dịch trên quốc lộ 13, đoạn chân cầu Vĩnh Bình giáp ranh TP Thủ Đức và Bình Dương, tháng 4/2020. Ảnh: Gia Minh.

Tại các chốt này, lực lượng liên ngành kiểm tra y tế người vào thành phố, đồng thời phân luồng giao thông, tuyên truyền người dân thực hiện các biện pháp phòng chống Covid-19... Sau 19 ngày, các chốt dừng hoạt động khi thành phố bỏ cách ly xã hội và kiểm soát được dịch.

Người đứng đầu chính quyền thành phố lưu ý ngành y tế và chính quyền các địa phương cần đặc biệt chú trọng việc giám sát sức khỏe người sau cách ly tập trung. Thời gian qua, nhiều trường hợp ở TP HCM khi cách ly tập trung đã 3 lần kết quả xét nghiệm âm tính vẫn có khả năng mắc Covid-19.

"Tình hình này không cho phép chúng ta bằng lòng với kết quả xét nghiệm âm tính với Covid-19. Nếu không tiếp tục theo dõi nghiêm người sau cách ly, chúng ta sẽ phải trả giá. Biến thể của virus đã khác xưa rồi", ông Phong nói.

Tính đến 10/5, số ca mắc Covid-19 tại TP HCM là 267 người, 243 trường hợp đã khỏi bệnh, 24 người tiếp tục điều trị. 3.267 người đang cách ly tập trung, 611 trường hợp đang giám sát sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú.

"Tôi rất lo trước tình hình hiện tại. Thời gian qua thành phố chỉ phát hiện một ca lây trong cộng đồng, nhưng diễn biến trong nước và thế giới rất phức tạp", ông Phong nói và yêu cầu không được lơ là trước hàng loạt nguy cơ hiện hữu.

Chủ tịch UBND thành phố cũng đề nghị lãnh đạo chính quyền các quận, huyện và TP Thủ Đức cùng thủ trưởng các sở, ngành thực hiện lại chế độ họp giao ban định kỳ về dịch vào chiều thứ 2 và thứ 6 hàng tuần. "Đây là nhiệm vụ cần ưu tiên hàng đầu hiện nay. Bởi khi thành phố xảy ra lây nhiễm Covid-19, chúng ta không thể tập trung nghĩ thêm các nhiệm vụ khác", ông Phong nói.

Trước đó, báo cáo tại buổi họp, Giám đốc Sở Y tế TP HCM Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết, hiện thành phố có 4 nguy cơ lây lan dịch. Đầu tiên là từ các khu cách ly tập trung vì thành phố có đến 41 khu cách ly ở khách sạn, 21 khu ở bệnh viện và nhiều khu cách ly quân đội. Vì vậy, phải tập trung rà soát, đảm bảo thực hiện đúng các biện pháp phòng, chống dịch.

Nguy cơ xâm nhập dịch thứ hai từ các bệnh viện lớn, bệnh viện tuyến cuối trên địa bàn. Đây là nơi tập trung nhiều bệnh nhân và thân nhân từ các tỉnh thành. Hai nguy cơ còn lại là tình trạng nhập cảnh trái phép và số lượng người dân trở về sau dịp lễ, đặc biệt về từ những khu vực có ca bệnh.

Ông Bỉnh cho biết ngành y tế trên địa bàn đã kích hoạt tất cả bộ tiêu chí an toàn trên các lĩnh vực. Để mở rộng nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch, 200 tổ Covid-19 cộng đồng đã được thành lập. Sở Y tế cũng huy động sinh viên các khoa y tế công cộng, sinh viên năm cuối trường y sẵn sàng cho tình huống cần lấy mẫu, truy vết quy mô lớn. Thành phố cũng chuẩn bị năng lực 15.000 xét nghiệm mỗi ngày và sẽ nâng lên thành 40.000 thời gian tới.

"Đối với việc điều trị, thành phố đã có kế hoạch chữa cùng lúc 50, 100 và trên 200 bệnh nhân. Hiện, Sở Y tế đang lên phương án chữa trị cho hơn 5.000 người", ông Bỉnh nói.

Nguồn: Vnexpress
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
16/11/20
2.536
7.481
113
37
Căng thật sự. TP này quá lớn và tập trung quá đông người. Thấy các tỉnh miền Bắc đang gồng người chống dịch mà lo thay cho SG. Ra đường vẫn thấy người dân không đeo khẩu trang, vẫn tụ tập đông người.
 
  • Like
Reactions: Phucthinh1711
Hạng D
25/10/20
1.545
14.398
98
56
phải vậy thôi!rất đúng và cần thiết,nó cũng giống hồi năm ngoái thôi.ra vô đo thân nhiệt,anh nào ấm đầu thì bế đi cách li!
 
  • Like
Reactions: xxl