Hạng D
16/1/13
4.800
80.730
113
copy & paste:

10 khoảnh khắc đáng nhớ trong các phim hoạt hình của Pixar

Đoạn mở đầu của “Up” hay đoạn kết của “Toy Story 3” từng khiến nhiều khán giả phải rơi lệ vì cảm động.


10 phim hoạt hình hay nhất của hãng Pixar

Lời động viên của Dory trong “Finding Nemo”

Trong Finding Nemo, chú cá hề Marlin chỉ còn duy nhất cậu con trai Nemo bướng bỉnh sau khi vợ Marlin cùng đám trứng đã bị một con cá khác ăn mất. Một ngày nọ, Nemo cũng bị bắt đi mất, dẫn tới việc Marlin vượt muôn trùng đại dương để tìm lại con. Trên đường đi, Marlin đã gặp và được nàng cá đãng trí Dory giúp đỡ.
[xtable=skin1|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|bcenter]
{tbody}
{tr}
{td}
Finding-Nemo-moment-3268-1440824510.jpg
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Khi Marlin đã nản chí vì đánh mất tấm bản đồ, Dory vẫn giữ được sự lạc quan và đưa ra lời khuyên: “Hãy cứ bơi tiếp đi”. Câu nói tưởng như rất đơn giản nhưng lại khiến Marlin có động lực đi tiếp hành trình. Trong một chương trình của nữ MC Ellen DeGeneres (người lồng tiếng cho Dory), cô bé Talia mang trong mình căn bệnh ung thư đã khiến cả khán phòng ứa nước mắt khi hé lộ rằng câu nói của Dory đã giúp bé có nghị lực chống lại bệnh tật.

Trường đoạn mở đầu của “Up”

Khi xem trailer Up, khán giả có thể tưởng tượng về một chuyến phiêu lưu kỳ thú. Nhưng điều ít ai lường trước được là trường đoạn mở đầu cảm động của bộ phim. Khán giả được làm quen với đôi bạn thanh mai trúc mã Carl và Ellie, từ khi họ còn là những đứa trẻ và mơ về hành trình tới “Thác Thiên Đường”.
[xtable=skin1|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|bcenter]
{tbody}
{tr}
{td}
Up-moment-6287-1440824510.jpg
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Năm phút sau đó là những thăng trầm trong cuộc sống của Carl và Ellie khi trưởng thành trong giai điệu Married Life của nhà soạn nhạc Michael Giacchino. Dù ngắn ngủi và không có câu thoại nào, khán giả vẫn cảm nhận được tình yêu đích thực của đôi vợ chồng.

Họ có những năm tháng hạnh phúc và cả những khoảnh khắc buồn bã nhưng không khi nào ngưng dành cho nhau những tình cảm chân thành nhất, luôn bên nhau trước những sóng gió cuộc đời. Nhiều người nhận định rằng năm phút mở đầu của Up có chiều sâu và ý nghĩa hơn nhiều phim tình cảm lãng mạn khác.

Sự xuất hiện và biến mất của ngôi nhà bóng bay trong “Up”

Khoảnh khắc hàng ngàn quả bóng bay xuất hiện và đưa ngôi nhà của ông già Carl trong Up đem lại sự thích thú cho người xem bởi sự sáng tạo và bất ngờ. Những quả bóng biến căn nhà thành một khinh khí cầu di động, đưa ông Carl tới “Thác Thiên Đường” mà ông từng hứa sẽ cùng người vợ Ellie đặt chân tới một ngày nào đó. Ellie đã qua đời và hành động không tưởng của Carl là cách ông thể hiện tình yêu với người đã cùng gắn bó cả cuộc đời.
[xtable=skin1|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|bcenter]
{tbody}
{tr}
{td}
Up-moment-2-7816-1440824510.jpg
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Hành trình tới miền đất hứa ấy của Carl bị xáo trộn với sự xuất hiện của cậu nhóc Russell tinh nghịch. Nhưng khi cùng Russell giải cứu một con chim quý giá, Carl chấp nhận bỏ lại đằng sau ngôi nhà đã chứng kiến biết bao kỷ niệm. Chính trong khoảnh khắc ấy, ông nhận ra rằng mình và Ellie đã dành cho nhau một cuộc đời ý nghĩa hơn bất kỳ chuyến phiêu lưu nào và giờ là lúc giúp đỡ Russell để cậu bé không đơn độc trong chuyến phiêu lưu đầu đời.

Boo tạm biệt “Kitty” trong “Monster, Inc”

Trong Monster, Inc., các quái vật tại thành phố Monstropolis như Sulley hay Mike có trách nhiệm phải hù dọa trẻ em để lấy năng lượng từ những tiếng thét. Nhưng trong một lần tình cờ, Sulley đưa cô bé Boo tới thành phố quái vật và khiến nơi đây náo loạn. Nhưng cuộc gặp gỡ bất ngờ này cũng là sự khởi đầu cho một tình bạn giữa Sulley và bé Boo.
[xtable=skin1|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|bcenter]
{tbody}
{tr}
{td}
Monster-Inc-moment-9800-1440824510.jpg
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Trong con mắt bé Boo, Sulley không phải một quái vật hung dữ mà chỉ như một con mèo xanh khổng lồ, và đó là lý do cô bé gọi Sulley bằng cái tên âu yếm - Kitty. Nhưng cuộc vui nào rồi cũng có hồi kết. Dù rất buồn, Sulley và Mike vẫn phải trả lại người bạn mới quen này về thế giới loài người. Khoảnh khắc cô bé Boo mở cánh cửa tủ và nhận ra “Kitty” đã rời xa mãi mãi là một trong những cảnh phim xúc động nhất mà hãng Pixar từng thực hiện.

Chú chuột Remy chinh phục nhà phê bình Anton trong “Ratatouille”

Nhà phê bình ẩm thực Anton Ego trong Ratatouille nổi tiếng là một người khó tính và có thể khiến một nhà hàng tại Paris phải “dẹp tiệm” chỉ sau một bài viết chê bai. Thế nhưng chú chuột mê nấu ăn Remy lại có thể chinh phục vị giác của ông với món ăn Ratatouille. Khi vừa nếm thử miếng đầu tiên, Anton ngỡ ngàng đến mức đánh rơi cây bút và trở về miền ký ức thơ ấu. Ngày ấy, ông vẫn là cậu bé hạnh phúc được thưởng thức món ăn tràn ngập tình yêu thương của mẹ.
[xtable=skin1|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|bcenter]
{tbody}
{tr}
{td}
ratatouille-moment-8745-1440824510.jpg
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Món ăn của Remy đã đánh thức ký ức hạnh phúc ấy và đem lại cho Anton tình yêu đơn thuần với thức ăn. Kỳ tích của Remy đã chứng tỏ thông điệp “một nghệ sĩ vĩ đại có thể đến từ bất cứ nơi đâu” của bộ phim.

Gia đình siêu nhân hợp sức trong “The Incredibles”

Bộ phim hành động hiếm hoi của Pixar là The Incredibles đã giành Oscar cho “Phim hoạt hình hay nhất” vào năm 2005. The Incredibles không chỉ giàu tính giải trí mà còn đề cao sức mạnh của gia đình, tiêu biểu qua màn kết hợp giữa những siêu nhân mang họ Parr ở cuối phim. Người cha Bob Parr mang sức mạnh siêu phàm, người mẹ Helen có khả năng kéo dãn trong khi cả ba đứa con của họ cũng sở hữu những siêu năng lực riêng.
[xtable=skin1|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|bcenter]
{tbody}
{tr}
{td}
The-Incredible-moment-2960-1440824511.jpg
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Khi đối đầu với kẻ thù chung đe dọa tới niềm an nguy của thành phố, cả gia đình Incredible hợp sức chống lại hắn. Từ người cha tới bé Jack Jack bé bỏng đều có cơ hội trổ tài. Chính nhờ điều đó mà tên ác nhân Syndrome nhanh chóng bị hạ gục. Sức mạnh của tình cảm gia đình là chìa khóa dẫn tới thành công ấy.

Wall-E và EVE thể hiện tình cảm trong “Wall-E”

Chàng là Wall-E, vốn chỉ là một robot cũ kỹ dọn rác trên Trái Đất đã bị bỏ hoang do quá ô nhiễm. Nàng là EVE - một robot hiện đại với vẻ ngoài hào nhoáng. Sự khác biệt ấy không ngăn cản được tình yêu của họ trong Wall-E. Khi EVE trở lại Trái Đất để tìm dấu hiệu của mầm sống, nàng robot này đã gặp và nhận được sự giúp đỡ của Wall-E.
[xtable=skin1|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|bcenter]
{tbody}
{tr}
{td}
Wall-E-Moment-9190-1440824511.jpg
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Sau khi tìm được mầm cây, họ cùng nhau lên không gian và tới con tàu mẹ chứa những người còn sót lại của Trái Đất. EVE tưởng như đã đánh mất mầm cây và khi nhận ra rằng Wall-E đã tìm được nó, nàng robot không giấu nổi cảm giác hạnh phúc. Trường đoạn hai người máy hạnh phúc bay giữa không gian vô trọng lực và được vây quanh bởi những vì sao xứng đáng là một trong những khoảnh khắc lãng mạn nhất của điện ảnh thế giới năm 2008.

Dàn đồ chơi có sự sống trong “Toy Story

Năm 1995, bộ phim Toy Story của hãng Pixar thành công rực rỡ cả về doanh thu lẫn chất lượng. Tác phẩm này nhanh chóng chinh phục cả người lớn lẫn trẻ em nhờ đồ họa bắt mắt, nội dung lôi cuốn, ý nghĩa và sáng tạo. Khó ai có thể quên cảnh mở đầu phim khi những đồ chơi tưởng như vô tri vô giác bất ngờ sống dậy và có thế giới của riêng mình.
[xtable=skin1|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|bcenter]
{tbody}
{tr}
{td}
Toy-story-moment-4789-1440824511.jpg
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Người xem phải ngỡ ngàng khi chứng kiến những chàng lính nhựa màu xanh, chú khủng long đồ chơi, ngài Khoai Tây hay chàng cao bồi Woody... lần lượt cử động và cất đi tiếng nói khi không có người ở xung quanh. Phần mở đầu sống động ấy đánh dấu mốc đầu tiên cho bộ ba Toy Story gắn liền với tuổi thơ của hàng triệu khán giả.

Đoạn kết của “Toy Story 3”

Nếu như khi Toy Story được ra mắt năm 1995, đa phần đối tượng khán giả của bộ phim vẫn là trẻ em thì khi Toy Story 3 công chiếu năm 2010, những đứa trẻ năm ấy giờ đã trưởng thành. Nhân vật cậu chủ Andy cũng vậy, khi từ một cậu bé say mê với những món đồ chơi đã lớn lên và chuẩn bị bước vào đại học. Trước khi sang chặng đường mới, Andy quyết định tặng lại những món đồ chơi đã gắn bó với mình suốt thời thơ ấu cho một cô bé.
[xtable=skin1|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|bcenter]
{tbody}
{tr}
{td}
Toy-Story-3-moment-6892-1440824511.png
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Chứng kiến Andy giới thiệu từng món đồ chơi và hướng dẫn bé Bonnie cách sử dụng chúng, nhiều khán giả cho biết họ đã không cầm được nước mắt. Cảnh kết Toy Story 3 đánh dấu sự trưởng thành của Andy lẫn thế hệ khán giả từng say mê các tập đầu của Toy Story, đồng thời đưa Woody và những người bạn tới một ngôi nhà mới mà họ sẽ luôn được nâng niu.

Joy nhận ra tầm quan trọng của Sadness trong “Inside Out

Trong bộ phim hoạt hình mới Inside Out, Pixar lại một lần nữa chạm vào cảm xúc của khán giả. Phim xoay quanh cuộc đời cô bé Riley và năm cảm xúc trong đầu cô gồm Joy (Vui Vẻ), Angry (Giận Dữ), Digust (Chảnh Chọe), Fear (Sợ Sệt) và Sadness (Buồn Bã). Ban đầu, Joy không chấp nhận sự tồn tại của Sadness khi tìm cách giới hạn phạm vi hoạt động của cảm xúc này.
[xtable=skin1|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|bcenter]
{tbody}
{tr}
{td}
inside-out-d575-151Qcs-sel16-2-7451-2907-1440824512.jpg
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Nhưng chỉ đến khi cùng trải qua một chặng đường trong mê cung ký ức của bộ não, Joy mới nhận ra tầm quan trọng của Sadness. Trong cuộc sống, niềm vui và nỗi buồn luôn song hành với nhau. Phải trải qua những giây phút buồn bã nhất, con người ta mới thấy trân trọng những khoảnh khắc hạnh phúc. Các nhà làm phim của Pixar đã khéo léo truyền tải thông điệp “hãy sống thật với cảm xúc” qua trường đoạn trên.
 
Hạng D
16/1/13
4.800
80.730
113
copy & paste:

10 phim hoạt hình hay nhất của hãng Pixar
Những “kỳ quan” của “đại gia hoạt hình 3D” như “Toy Story”, “Up” hay mới đây nhất là “Inside Out” lôi cuốn cả trẻ em lẫn người lớn nhờ nội dung hấp dẫn và thông điệp giàu ý nghĩa.



Toy Story (1995)

[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
toy-story-ver1-8740-1440218877.jpg
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Câu chuyện đồ chơi là phim hoạt hình dài đầu tiên được ra rạp của hãng Pixar. Bộ phim kể về cậu bé Andy (John Morris lồng tiếng) thích chơi đồ chơi và đặc biệt yêu thích chàng búp bê cao bồi có tên Woody (Tom Hanks). Điều cậu không ngờ rằng khi vắng bóng chủ nhân, đám đồ chơi đều có thể cử động, nói chuyện và có cảm xúc như con người. Khi Andy được tặng món đồ chơi là mô hình phi hành gia Buzz Lightyear (Tim Allen), Woody trở nên ghen tỵ và tìm cách khiến Buzz biến mất. Kết quả là cả Woody và Buzz đều bị vào tay một cậu nhóc phá phách. Hai anh chàng đồ chơi này phải tìm mọi cách trở lại cùng Andy...

Với kinh phí 30 triệu USD, Toy Story trở thành một hiện tượng với 361 triệu USD doanh thu cùng vô vàn lời khen về hình ảnh và nội dung tác phẩm. Toy Story được đề cử ba giải Oscar cho kịch bản gốc, nhạc nền và bài hát trong phim. Năm 2005, bộ phim được đưa vào Viện lưu trữ phim quốc gia của Mỹ nhờ “những ảnh hưởng sâu sắc về văn hóa”.

Toy Story 2 (1999)

[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
toy-story-two-2884-1440218878.jpg
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Ra đời sau phần một bốn năm, Toy Story 2 tiếp tục là một thành công lớn khác cả về doanh thu lẫn chất lượng. Trong phần này, Woody và Buzz đã trở thành đôi bạn thân. Khi Woody bị một nhà sưu tầm đồ chơi đánh cắp, Buzz lên kế hoạch giải cứu bạn. Cùng những đồ chơi khác của Andy như vợ chồng ông khoai tay, khủng long xanh hậu đậu, Buzz lên đường tìm và trả tự do cho Woody nhưng điều bất ngờ là anh chàng cao bồi lại thực sự thích việc được lưu trữ vĩnh viễn trong kho sưu tập...
Nhiều nhận định cho rằng Toy Story 2 có chất lượng ngang bằng hoặc thậm chí còn hay hơn cả tập đầu tiên. Tờ The Hollywood Reporter viết: “Bộ phim đã làm được điều mà hiếm phần tiếp theo nào làm được khi vẫn giữ nguyên được tinh thần vui nhộn của tập đầu và có những nhân vật sâu sắc hơn”.

Monster, Inc. (2001)

[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
monsters-inc-ver1-5388-1440218878.jpg
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Tập đoàn quái vật là câu chuyện về thế giới Monstropolis - nơi sử dụng năng lượng từ tiếng hét của trẻ em. Các quái vật thuộc công ty Monsters, Inc. có trách nhiệm đi hù dọa trẻ em và nhất định không được để bị bắt gặp. Tuy nhiên, đôi bạn thân Mike (Billy Crystal) và Sulley (John Goodman) bỗng gặp rắc rối khi để một bé gái lọt vào Monstropolis.

Monsters, Inc. ghi điểm nhờ yếu tố hài hước qua nhân vật lắm mồm Mike, sự hấp dẫn trong cuộc phiêu lưu của bé Boo cùng cái kết ý nghĩa. Bộ phim đạt doanh thu 562 triệu USD và nhận bốn đề cử Oscar, bao gồm cả “Phim hoạt hình hay nhất”.

Finding Nemo (2003)

[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
finding-nemo-ver2-1-4279-1440218878.jpg
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Thế giới rực rỡ dưới đáy đại dương được Pixar đưa lên màn ảnh rộng với Finding Nemo. Nhân vật trung tâm là chú cá hề Marlin (Albert Brooks). Sau khi cậu con trai tinh nghịch Nemo (Alexander Gould) bị bắt và trở thành chú cá cảnh trong bể cá của một nha sĩ tại Sydney, Marlin chỉ còn lại một mình. Cùng cô cá đãng trí Dory (Ellen DeGeneres), Marlin vượt qua muôn vàn thử thách để tìm và giải cứu Nemo...

Với nội dung đề cao tình phụ tử, Finding Nemo là bộ phim hoạt hình được ưa thích với đối tượng gia đình. Tác phẩm này đạt doanh thu xấp xỉ 400 triệu USD và giành Oscar cho “Phim hoạt hình hay nhất”. Khi được phát hành dưới dạng DVD, Finding Nemo còn nắm giữ kỷ lục “Đĩa DVD bán chạy nhất” với hơn 40 triệu bản. Năm 2016, bộ phim này sẽ có phần tiếp theo mang tên Finding Dory.

The Incredibles (2004)

[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
incredibles-ver9-7706-1440218878.jpg
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Gia đình siêu nhân nhận được điểm số gần như tuyệt đối từ mọi tờ báo phê bình uy tín và đem về cho hãng Pixar 631 triệu USD doanh thu. Không chỉ vậy, tác phẩm hoạt hình với chủ đề siêu anh hùng này còn giành Oscar cho “Phim hoạt hình hay nhất” và “Biên tập âm thanh xuất sắc”. Yếu tố làm nên thành công rực rỡ của The Incredibles là sự gay cấn trong các màn chiến đấu và nội dung đề cao sức mạnh tình cảm gia đình.

Bob (Craig T. Nelson) và Helen Parr (Holly Hunter) có cuộc sống nhìn bên ngoài bình thường, song thực chất họ là những siêu nhân với biệt danh Mr. Incredible và Elastic Girl trong quá khứ. Sau một tai nạn, luật pháp đàn áp các siêu anh hùng khiến họ phải ẩn danh. Gia đình Parr có thêm ba đứa nhóc với những năng lực đặc biệt. Thế giới cần tới sự giúp đỡ của họ khi một ác nhân xuất hiện với kế hoạch hủy diệt.

Ratatouille (2007)

[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
ratatouille-5825-1440218879.jpg
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
“Không phải ai cũng có thể trở thành nghệ sĩ tài năng nhưng một nghệ sĩ tài năng có thể đến từ bất cứ đâu” là thông điệp của Ratatouille. Sau một số phim không được đánh giá cao, hãng Pixar lấy lại phong độ với câu chuyện giàu sáng tạo về một chú chuột có đam mê nấu ăn. Chú chuột có tên Remy (Patton Oswait) tìm cách vươn tới giấc mơ trở thành đầu bếp thượng thặng bằng cách hợp tác với một chàng trai trong một nhà hàng năm sao. Bộ đôi ăn ý này cùng nhau chinh phục khẩu vị của những khách hàng lẫn chuyên gia ẩm thực khó tính nhất...

Ratatouille đưa người xem tới Paris hào hoa cùng thế giới ẩm thực màu sắc. Câu chuyện phim không chỉ hài hước, sáng tạo mà còn truyền cảm hứng vươn lên để chạm tới ước mơ cho khán giả. Ratatouille là một trong những “kỳ quan hoạt hình” của thập kỷ qua với tượng vàng Oscar cho “Phim hoạt hình hay nhất” và doanh thu 623 triệu USD.

Wall-E (2008)

[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
wall-e-ver3-4179-1440218879.jpg
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Robot biết yêu không chỉ là bộ phim hoạt hình hay nhất năm 2008 mà còn được tạp chí Time bầu chọn là “Phim hay nhất thập kỷ”. Nhân vật chính của phim là chú robot đời cũ Wall-E được thiết kế để dọn dẹp rác rưởi còn sót lại trên Trái Đất. Hành tinh xanh trở nên cằn cỗi, không thể sinh sống được khiến toàn thể loài người phải sống trên tàu vũ trụ và lệ thuộc vào những cỗ máy. Tới một ngày, Wall-E gặp được tình yêu của đời mình là cô robot hiện đại Eve - người được cử xuống Trái Đất để tìm mầm sống. Hành trình của Wall-E và Eve trải dài từ mặt đất lên tận không gian và mãi mãi thay đổi lịch sử loài người...

Bộ phim của đạo diễn Andrew Stanton đạt doanh thu 523 triệu USD. Dù các robot không biết nói chuyện, người xem vẫn cảm nhận được tình cảm thông qua các cử chỉ của nhân vật. Ngoài yếu tố tình yêu, Wall-E còn là thông điệp cảnh báo tới con người về chủ nghĩa tiêu dùng, phụ thuộc vào công nghệ, ít quan tâm tới môi trường.

Up (2009)

[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
up-ver2-7458-1440218879.jpg
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Up là phim hoạt hình 3D đầu tiên được chọn để chiếu tại Liên hoan phim Cannes. Chất lượng của bộ phim xứng đáng với vinh dự đó, khi Up không chỉ giành Oscar cho “Phim hoạt hình hay nhất” mà còn được đề cử ở hạng mục “Phim hay nhất” bên các tác phẩm người thật đóng.

Phim kể về hành trình tới thác thiên đường của cụ ông Carl (Edward Asner) bằng cách gắn bóng bay lên nóc nhà. Đó là cách ông thực hiện giấc mơ của người vợ quá cố. Thế nhưng chuyến đi này đón thêm một vị khách bất ngờ là cậu nhóc hướng đạo sinh hài hước Russell (Jordan Nagai). 10 phút đầu tiên của Up là một câu chuyện tình đẹp có thể lấy đi nước mắt của nhiều khán giả, trong khi phần còn lại là cuộc phiêu lưu hấp dẫn và hài hước. Với doanh thu 731 triệu USD, Up còn là một trong những phim ăn khách nhất của Pixar.

Toy Story 3 (2010)

[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
toy-story-three-ver10-6730-1440218879.jpg
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Theo thời gian, cậu nhóc Andy năm nào cũng dần trưởng thành và chuẩn bị bước vào đại học. Cậu có những mối bận tâm khác và những món đồ chơi như đã trở thành ký ức của tuổi thơ. Khi gia đình chuẩn bị đồ cho Andy vào đại học, các món đồ chơi bị chuyển nhầm đến một trung tâm thay vì được đưa vào kho. Woody phải tìm cách thuyết phục các bạn rằng Andy không chủ tâm vứt họ đi cũng như đứng lên chống lại một tên đồ chơi hung ác...

Toy Story 3 nhận được năm đề cử Oscar, trong đó có hạng mục “Phim hay nhất” và giành tượng vàng cho danh hiệu “Phim hoạt hình hay nhất”. Bộ phim vẫn giữ nguyên yếu tố đã làm nên thành công của những tập phim trước đồng thời có một cái kết cảm động và trọn vẹn để khép lại loạt phim. Đây cũng là phim hoạt hình đầu tiên trong lịch sử đạt tới cột mốc doanh thu một tỷ USD.

Inside Out (2015)
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
INSIDE-OUT-Payoff-Poster-8006-6725-5831-1440218880.jpg
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Được Pete Docter ấp ủ và thực hiện trong năm năm, Inside Out là câu chuyện về những mảnh ghép cảm xúc trong tâm trí của cô bé 11 tuổi Riley. Gặp phải cú sốc lớn khi chuyển nhà từ Minnesota lên San Francisco, Riley bị chi phối bởi năm cảm xúc – Joy (Vui Vẻ), Sadness (Buồn Bã), Fear (Sợ Sệt), Disgust (Chảnh Chọe) và Anger (Giận Dữ). Những cảm xúc này lưu giữ các ký ức hàng ngày cho Riley và giúp cô bé trưởng thành.

Khi ra mắt vào tháng 6 năm nay, Inside Out gâyấn tượng mạnh mẽ cho giới chuyên môn và hàng triệu người hâm mộ Pixar. Câu chuyện gần gũi, gợi lại những ký ức và kỷ niệm đẹp thời thơ ấu đã hút nước mắt nhiều khán giả. Điểm số của Inside Out trên các trang điện ảnh cao chót vót (8,7/10 trên IMDb, 92/100 trên Metascore và 98/100 trên Rottentomatoes). Đây đang được coi là ứng viên sáng giá nhất cho danh hiệu “Phim hoạt hình hay nhất” tại Oscar năm sau.
 
Hạng D
16/1/13
4.800
80.730
113
Những phim Pixar thì kỹ thuật chỉ là phần nhỏ thôi . Nhưng nội dung mới quyết định .

Trong phim UP, xây dựng câu chuyện và đi thực tế, rồi đến vẽ tay, ... đều là những kỳ công của chính con người .
 
Hạng D
16/1/13
4.800
80.730
113
Một gia sản của Steve Jobs thì phải

=>

Pixar là con không thừa nhận của Steve :)

Steve mua bộ phận làm phim (chưa hoàn hảo lúc đó) hoạt hình 3D từ Lucasfilm (Star Wars) vì Steve chủ trọng vào giàn computers . Steve muốn bán lại computers với giá cao hơn .

Nhóm làm phim thuyết phục để họ làm xong công việc . Steve lúc đó bận rộn nhiều thứ khác thì ừ .

Thế là họ làm Toy Story và thành công rực rỡ . Steve vẫn cho là may mắn và cũng định bán đứt software và hardware .

Toy Story 2 ra đời và Steve ép Disney ra rạp thay vì chỉ bán băng đĩa (theo thông lệ của Disney là phần tiếp theo không ra rạp). Toy Story 2 lại thành công rực rỡ và Steve cho tự quản và không có ý định bán (vì hardware lỗi thời).
 
Hạng D
22/2/06
1.297
7.827
113
46
Sài Gòn
Mấy năm gần đây, mình có coi 2 phim mà tự dưng chảy nước mắt. Phim thứ nhất là Đường sơn đại đại chấn của bọn Tàu, phim thứ 2 là phim hoạt hình Up . Bọn Mỹ thiệt hay
 
  • Like
Reactions: machchua