Chi Hội Trưởng HFC
19/12/08
18.853
3.970
113
56
chắc cà đao
Re: Ký sự Côn Đảo 3N2Đ 08/07/2013


Chuồng cọp kiểu Mỹ : được xây DT nhỏ hơn, giam số lượng người nhiều hơn

ACCORD CLUB  -  Ký sự Côn Đảo 3N2Đ        08/07/2013

ACCORD CLUB  -  Ký sự Côn Đảo 3N2Đ        08/07/2013

ACCORD CLUB  -  Ký sự Côn Đảo 3N2Đ        08/07/2013

 
Chi Hội Trưởng HFC
19/12/08
18.853
3.970
113
56
chắc cà đao
Re: Ký sự Côn Đảo 3N2Đ 08/07/2013

Mùa Xuân năm 1995, ông Bí thư Huyện ủy Côn Đảo, trong chuyến công tác đã về tận quê hương chị Võ Thị Sáu ở miền Đất Đỏ, đưa cây lê ki ma ra đảo trồng thế vào nơi hai cây lê ki ma đã chết. Kì diệu thay cây lê ki ma của miền Đất Đỏ bám rễ ăn sâu trên cội đất Hàng Dương, trước mộ người nữ anh hùng. 14 năm trôi qua, cây lê ki ma chỉ vươn cao quá đầu người, không ra hoa kết trái. Năm ngoái, năm thứ 15, cây lê ki ma trước mộ chị Sáu, bỗng nở hoa ra quả bói hiếm hoi nhưng rồi, quả bói cũng rụng dần khi trái vẫn non xanh. Tháng Giêng năm nay, nhân ngày giỗ lần thứ 59 của chị Võ Thị Sáu, người ta nhìn thấy cây lê ki ma nở đầy hoa, sau mùa hoa, cây lê ki ma đã trỗ quả mùa đầu. Nghe người hướng dẫn viên du lịch nói vậy, chúng tôi đều ngước nhìn lên cây lê ki ma. Có lẽ tôi là người đầu tiên của đoàn du khách phát hiện ra một quả nhỏ sau nách lá và chỉ cho mọi người xem, rồi tôi reo lên. Khi phát hiện nhành nào cũng có quả, có những nhành hai quả, có những nhành ba quả, giấu mình sau những nách lá và chùm lá buông dày. Người hướng dẫn viên du lịch nói với chúng tôi: “Quả sai như vậy, nhưng cây lê ki ma đã bắt đầu rụng quả, khi trái vẫn xanh non". Còn cây trồng chỉ cao quá đầu người mà mãi mãi non tươi, như tuổi xuân của chị Sáu anh hùng mãi mãi trường tồn cùng sông núi. Tác giả bài viết: Nghiêm Thị Hằng

Ghé lại mộ Cô Sáu trước khi ra về

ACCORD CLUB  -  Ký sự Côn Đảo 3N2Đ        08/07/2013


 
Chi Hội Trưởng HFC
19/12/08
18.853
3.970
113
56
chắc cà đao
Re: Ký sự Côn Đảo 3N2Đ 08/07/2013

Cây dương chỉ còn 01 nhánh.....và vươn ra phía Bắc

ACCORD CLUB  -  Ký sự Côn Đảo 3N2Đ        08/07/2013

Cây dương già bên nấm mộ ngàn viên sỏi nhỏ
Với Côn Đảo và nghĩa trang Hàng Dương nơi có mộ chị Võ Thị Sáu Anh hùng, tôi chưa ra lần nào, nhưng với tôi đã có rất nhiều kỷ niệm. Chính tôi là người phỏng vấn nhạc sỹ Nguyễn Đức Toàn, người viết ca khúc “Biết ơn chị Võ Thị Sáu” năm 1957, 4 năm sau khi chị Sáu hy sinh. Nhạc sĩ cho biết, khi viết bài hát này, ông cũng chưa biết cây lê ki ma là cây gì. Đến bây giờ nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Đức Toàn, người đại tá già, người nhạc sỹ từng được giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật , với những ca khúc đi cùng năm tháng, trong đó có ca khúc “ Biết ơn chị Võ Thị Sáu” vẫn chưa một lần được đến nghĩa trang Hàng Dương, thắp cho chị Sáu một nén hương tưởng nhớ người anh hùng như câu hát của ông “ Tôi đến hát trước nấm mồ chôn sâu người nữ anh hùng”, cũng là điều mong ước của ông.
Còn tôi sau cả cuộc đời làm báo đến ngày về nghỉ hưu, tôi mới thực hiện được niềm mơ ước của mình ra thăm Côn Đảo, nơi “địa ngục trần gian” khét tiếng, trong suốt 113 năm thống trị ( 1862-1975) Thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã giam cầm đày đọa hàng chục vạn chiến sĩ cách mạng và những người yêu nước thuộc nhiều thế hệ. Nhưng cũng chính nơi “địa ngục trần gian” ấy đã trở thành trường học lớn của những người chiến sĩ cách mạng trung kiên, với ý chí đấu tranh kiên cường bất khuất giữ vững khí tiết của người cộng sản. Côn Đảo không chỉ là khu di tích lịch sử, mà còn được sự ngưỡng mộ của nhân dân Việt Nam, du khách thế giới, về một biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng Cách mạng Việt Nam trên vùng đất thánh Côn Đảo.
Đến Côn đảo lần đầu nhưng tôi cũng đã đọc và hiểu về những huyền thoại ở miền đất thánh này, vì thế cũng như bao du khách, tôi chuẩn bị hoa quả , hương thơm và hoa tươi, để rồi khi mặt trời xuống núi, đêm ấy là đêm 16/7/2011, trăng lên rõ và sáng hơn cả đêm rằm, cùng đoàn du khách vài chục người, không hẹn mà gặp, chúng tôi cùng về nghĩa trang Hàng Dương, thành kính đặt hoa tươi, trái ngọt và thắp những nến hương thơm, trên đài tưởng niệm.
Ánh trăng mờ ảo hòa trong ánh sáng của những chùm bóng điện lung linh nơi trên cao. Dưới sân đài tưởng niệm, hàng điện hàng trăm bóng sáng mờ, đó là hệ thống điện năng lượng mặt trời trên đảo, có màu sáng xanh mờ, như được phát ra từ những con đom đóm khổng lồ. Trong nghĩa trang Hàng Dương khu B nơi có mộ phần liệt sĩ anh hùng Võ Thị Sáu, trên các ngôi mộ đều có một bóng điện nhỏ hình quả nhót, phát ra thứ ánh sáng đỏ mờ, như trăm ngàn ngọn nến lung linh giữa bóng đêm nặng phần âm khí.
Đã thành thông lệ và cũng là huyền thoại, ở Côn Đảo người dân và các du khách đều đi viếng mộ vào ban đêm từ 23 giờ . Vào giờ này nơi nghĩa địa, giữa ngàn ngôi mộ, đêm yên tĩnh, tịch trừ, không có tiếng người nói to, không có tiếng chân bước gấp, chỉ có tiếng gió hàng dương vi vút như bản nhạc ngàn đời thiên tạo, ru các vong linh ở cõi vĩnh hằng.
Ở miền Nam gọi cây phi lao là cây dương, vì thế nghĩa trang Côn Đảo nằm dưới rừng phi lao, gọi là nghĩa trang Hàng Dương. Ngôi mộ chị Sáu nằm ở trung tâm khu B, nghĩa trang Hàng Dương. Năm 1975 khi thống nhất nước nhà, để tỏ lòng tôn kính chị Võ Thị Sáu, những người tù chính trị, đã xây lại phần mộ. Song những ai từng biết đến ngôi mộ chị Sáu trước đây, đều không thể quên được hình ảnh ngôi mộ được xếp bằng hàng ngàn, hàng vạn những viên sỏi, những viên đá lớn, đá nhỏ… bằng tấm lòng thành kính, của những người bạn tù, những người dân trên đảo, mỗi người một viên sỏi nhỏ, theo tháng năm xếp thành mộ chị. Ngôi mộ ấy với vô vàn chân nhang, ngày nào cũng có những nhành hoa tươi đặt lên mộ người nữ anh hùng.
Huyền thoại cũng kể rằng, khi chị Sáu hy sinh, phía trước ngôi mộ của chị mọc lên một cây dương 2 nhánh, một nhánh hướng phía Nam và một nhánh hướng phía Bắc. Cây dương xanh tốt tỏa bóng mát bên ngôi mộ chị Sáu anh hùng.
Đêm đêm cùng với gió rừng dương, cây dương 2 nhánh trước mộ chị Sáu, cũng góp trong tiếng gió vi vu của rừng dương như bản nhạc ngàn năm của đất trời, ru giấc ngủ của những con người bất tử, những mộ phần nằm dưới hàng dương.
Năm 1975 khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, tổ quốc Việt Nam được thống nhất, thỏa lòng ước mong của dân tộc Việt Nam những người đang sống và ở cõi tâm linh, hàng vạn phần mộ trong nghĩa trang Hàng Dương, của những người yêu nước Việt Nam, những chiến sỹ cách mạng, qua nhiều thế hệ đã hy sinh vì nước. Không hiểu vì sao chính năm này, nhánh dương hướng về phía Nam trên cây dương trước mộ chị Võ Thị Sáu đang xanh tốt, bỗng héo cành rồi chết hẳn. Người trên đảo truyền rằng, đây là ý nguyện của chị Sáu đã được thực hiện nước nhà đã thống nhất.
Sau khi nhánh dương hướng về phía Nam trên cây dương trước mộ chị Sáu héo và chết vào năm 1975, nhánh dương hướng ra phía Bắc vẫn xanh tươi. Người trên đảo truyền rằng đấy là ý nguyện của chị Sáu chưa được thực hiện, chị chưa được truy tặng danh hiệu Anh hùng các LLVTND. Đến năm 1993 khi Chủ tịch nước Lê Đức Anh ký quyết định số 149, truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang cho liệt sĩ Võ Thị Sáu, ý nguyện của chị được thực hiện, thì sau đó cùng năm ấy, người trên đảo thấy nhánh dương hướng về phía Bắc, trên cây dương trước mộ chị Sáu, bắt đầu héo cành rồi cả cây lụi chết…
Cây Lê Ki ma bên mộ chị Võ Thị Sáu ra trái đầu mùa
Theo huyền thoại thì càng đêm khuya đi viếng mộ chị Sáu càng linh thiêng. Tối đầu tiên ra Côn Đảo, tôi mang hương hoa cùng những người khách du lịch thập phương về nghĩa trang Hàng Dương viếng mộ, với tấm lòng thành kính trang nghiêm. Đứng trước mộ chị Sáu, tôi cũng thắp thêm một nén hương trầm, thay cho nhạc sỹ Nguyễn Đức Toàn, vì cho đến hôm nay, ông vẫn chưa thỏa được lòng mong ước, như trong câu hát của ông cách đây 44 năm “ Tôi đến hát trước nấm mồ chôn sâu người nữ anh hùng .
Không chỉ đến Côn Đảo mới nghe người dân nơi đây là khách du lịch kể về sự linh thiêng của chị Võ Thị Sáu, như một vị thánh nhân từ cứu giúp, trở che những người dân lương thiện trên đảo làm ăn và trừng trị những kẻ gian ác, mà ngay cả nhạc sỹ Nguyễn Đức Toàn, người chưa một lần ra Côn Đảo, để đừng trước nấm mồ chôn sâu người nữ anh Hùng mà thắp nén hương trầm tỏ lòng thành kính chị Sáu và những người chiến sỹ cách mạng đã hy sinh, yên nghỉ tại nghĩa trang Hàng Dương, vậy mà trong miền sâu thẳm của cõi tâm linh người nhạc sỹ, có một niềm tin rằng chị Sáu linh thiêng, đã cứu ông qua rất nhiều hiểm nguy, nhiều lần bom rơi đúng chỗ mình nằm nhưng không nổ trong bom đạn chiến tranh và năm 1991 ông bị nhồi máu cơ tim tưởng không thể qua nổi căn bệnh hiểm nghèo, vậy mà ông vẫn vượt qua như một điều kỳ diệu. 44 năm trước khi viết ca khúc “ Nhớ ơn chị Võ Thị Sáu” nhạc sỹ Nguyễn Đức Toàn chưa biết cây lê ki ma là cây gì. Giờ đây ông đã biết cây lê ki ma trên quê hương đất đỏ của chị Sáu Anh hùng, là cây trứng gà ở miền Bắc. Nhưng ông vẫn không thể biết huyền thoại về cây lê ki ma trước mộ chị Võ Thị Sáu năm nay mới nở hoa , trỗ quả mùa đầu.
Ra Côn đảo, ai cũng viếng mộ chị Sáu vào ban đêm, nên huyền thoại về cây lê ki ma mùa nay đã nở hoa trỗ quả đầu mùa, thì ít ai được biết. Có thể do cơ duyên mà tôi may mắn được biết chuyện này. Số là khi viếng mộ chị Sáu vào ban đêm, tôi không phải là thợ ảnh chuyên nghiệp, nên không chụp được những bức ảnh như ý, vả lại nghĩa trang Hàng Dương rộng lớn, đi ban đêm cũng không thể viếng thăm được hết. Chiều ngày 17/7/2011, tôi trở lại viếng thăm nghĩa trang Hàng Dương. Tôi nhập trong đoàn du khách viếng thăm mộ chị Sáu vào buổi chiều và được nghe huyền thoại về cây lê ki ma trước mộ chị Võ Thị Sáu . Chuyện kể rằng sau khi cây dương 2 nhánh trước mộ chị Sáu chết vào năm 1993, ban quản lý nghĩa trang Hàng Dương đem một cây lê ki ma ở Côn Đảo trồng vào nơi cây dương đã chết. Nhưng rồi cây lê ki ma cũng chết. Cty cây xanh trên đảo lại trồng một cây lê ki ma khác thay vào cây đã chết. Vào mùa xuân năm 1995 chính ông Bí thư huyện Côn Đảo, trong chuyến công tác đã về tận quê hương chị Võ Thị Sáu ở miền Đất Đỏ, đưa cây lê ki ma ra đảo trồng thế vào nơi 2 cây lê kia ma đã chết. Kỳ diệu thay cây lê ki ma của miền Đất Đỏ bám rễ ăn sâu trên cội đất Hàng Dương, trước mộ người Anh hùng. 14 năm trôi qua, cây lê ki ma không vươn cành tỏa bóng, mà chỉ vươn cao quá đầu người, cây không ra hoa kết trái. Năm ngoái, năm thứ 15, cây lê ki ma trước mộ chị Sáu, bỗng nở hoa ra quả bói hiếm hoi sau những tán lá xanh dày, như người thiếu nữ ấp e tuổi trăng rằm. Ít ai biết chuyện này, nhưng những ai đã biết thì đều nói rằng, sau tán lá xanh là chùm hoa e ấp, rồi quả bói cũng rụng dần khi trái vẫn non xanh.
Tháng giêng năm nay nhân ngày giỗ lần thứ 58 của chị Võ Thị Sáu , vào một ngày nắng đẹp trời, người ta nhìn thấy cây lê ki ma nở đầy hoa ấp e sau những tán lá xanh dày, sau mùa hoa, cây lê ki ma đã trỗ quả mùa đầu. Nghe người hướng dãn viên du lịch nói vậy, chúng tôi đều ngước nhìn lên cây lê ki ma. Có lẽ tôi là người đầu tiên của đoàn du khách, phát hiện ra một quả nhỏ sau nách lá, tôi chỉ cho mọi người xem, rồi tôi reo lên, khi phát hiện nhành nào cũng có quả, có những nhành 2 quả, có những nhành 3 quả , dấu mình sau những nách lá và chùm lá buông dày. Lúc này mọi người trong đoàn du khách, đều nhìn thấy những chùm quả mùa đầu, trên cành cây lê ki ma trước mộ chị Sáu . Người hướng dẫn viên du lịch nói với chúng tôi : Quả sai như vậy, nhưng cây lê ki ma đã bắt đầu rụng quả, khi trái vẫn xanh non. Người ta bảo cây lê ki ma cũng không vươn cành xanh lá tốt tươi, mà chỉ cao quá hơn đầu người, như cây trồng mãi mãi non tươi, như tuổi xuân của Chị Sáu Anh hùng mãi mãi trường tồn cùng sông núi.

Côn Đảo- TP Hồ Chí Minh
22-7/2011
Nghiêm Thị Hằng

 
Chi Hội Trưởng HFC
19/12/08
18.853
3.970
113
56
chắc cà đao
Re: Ký sự Côn Đảo 3N2Đ 08/07/2013

Viếng miếu Bà Phi Yến

An Sơn Miếu (miếu Bà) nằm cách trung tâm Côn Đảo khoảng 2km về phía Tây Nam. Tương truyền, năm 1783 bị quân Tây Sơn truy sát, chúa Nguyễn Ánh đem vợ con và 100 gia đình chạy ra đảo Côn Sơn (Côn Đảo) cùng dân sở tại lập ra 3 làng là An Hải, An Hội và Cỏ Ống.
Muốn đánh bại nghĩa quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh tính chuyện cầu viện quân Pháp và định gửi hoàng tử Cảnh sang làm con tin. Thứ phi (Hoàng Phi Yến) của Chúa can rằng “Việc đánh nhau với Tây Sơn là chuyện trong nhà, thiếp nghĩ Chúa công không nên nhờ ngoại bang, nếu thắng được Tây Sơn cũng chẳng vẻ vang gì mà e còn lắm điều tiếng rối rắm về sau”. Vì lời khuyên này, nhà chúa cho rằng thứ phi thông đồng với quân Tây Sơn nên tức giận xử tội chết.

Nhờ có quan đô đốc Ngọc Lân can gián và lúc đó hoàng tử Hội An (con của bà) còn quá nhỏ nên nhà chúa hạ lệnh tống giam bà trong một hang đá trên hòn Côn Lôn nhỏ (nay gọi là hòn núi Bà). Lấp kín cửa hang bằng những tảng đá lớn, chỉ để một ít bánh nếp và một chum nước lã đủ sống chừng nửa tháng. Vừa nhốt bà xong, nhà chúa nghe tin quân Tây Sơn sắp đánh ra đảo. Chúa Nguyễn vội vàng cùng tuỳ tùng xuống thuyền chạy về đảo Phú Quốc.
Khi thuyền nhổ neo, Hoàng tử không thấy mẹ bèn hỏi, có người tiết lộ mẹ của Hoàng tử bị giam cầm trên đảo. Hoàng tử khóc rống lên kêu gào, đòi cha cho mẹ cùng theo, hoặc là để mình ở lại với mẹ. Nguyễn Ánh tức giận đã túm đứa con vô tội ném xuống biển. Hoàng tử Hội An chết, thi hài dạt vào bãi san hô và được dân làng Cỏ Ống chôn tại khu rừng gần bãi Đầm Trầu rồi lập miếu thờ ngay trước mộ.

Bà Phi Yến cũng được dân làng giải thoát khỏi hang đá và cho bà biết sự tình về Hoàng tử. Mọi người cùng nhau giúp bà dựng một ngôi nhà ngay bên mộ Hoàng tử Hội An để bà chăm sóc mộ phần đứa con xấu số. Tên tục của bà là Lê Thị Dăm, Hoàng tử Hội An tên riêng là Cải nên người bấy giờ đặt ra câu hát:

Gió đưa cây Cải về trời
Rau Răm ở lại chịu đời đắng cay


Thời gian này, bà có sáng tác một bài thơ và được truyền miệng đến ngày nay:

Đốt nén hương thề
tạ chúa công
Can vua nên nỗi tội thông đồng
Ngai vàng một thuở
ngồi chưa vững
Bia đá ngàn năm vết vẫn còn
Máu chảy ruột mềm
đau phận thiếp
Nồi da xáo thịt thoả tình ông
Sông sầu, núi thảm hoa mờ lệ
Đã khóc cho con
lại khóc chồng”


Vào ngày Rằm tháng Bảy năm Ất Hợi (1785), ban hương làng An Hải bên cạnh có cuộc đàn chay lớn, muốn cho buổi lễ phước thiện thêm long trọng, ban hội tế cử bô lão và phu kiệu qua làng Cỏ Ống xin được thỉnh, rước đức phi về dự. Dân làng dành cho bà một gian phòng đặc biệt để nghỉ ngơi. Năm ấy bà mới 24 tuổi, nhan sắc đang thời lộng lẫy, có tên đồ tể là Biện Thi liếc trộm dung nhan của bà đã không ngăn nổi tà dục. Đêm đó, hắn lén chui vào phòng bà toan giở trò xằng bậy. Nhưng hắn vừa chạm đến cánh tay thì bà đã giật mình, tri hô lên. Tức thì tên Biện Thi bị dân làng trói gô cổ.

Tuy dứt tình với chúa Nguyễn, song bà vẫn giữ vẹn mình trong sạch, bà cho rằng cánh tay ấy đã bị dơ dáy liền chặt bỏ và nhờ người mang chôn nhưng vẫn còn thấy tủi nhục. Đêm đó, thừa lúc mọi người không để ý, bà đã thắt cổ tự tử để vẹn toàn danh tiết. Hay tin, dân làng Cỏ Ống nổi giận với đủ thứ gậy gộc, giáo mác kéo sang làng An Hải buộc dân làng An Hải phải làm cho bà... sống lại, bằng không họ sẽ tiêu diệt cả làng.

Nhờ sự dàn xếp khôn ngoan của quan Hải trấn, dân làng Cỏ Ống mới bớt cơn thịnh nộ với cách xử lý là: Làng An Hải phải làm heo tạ tội và nộp tên Biện Thi cho làng Cỏ Ống toàn quyền định đoạt. Số phận đã an bài cho Đức bà nằm xuống ở làng An Hải nên cũng thuận theo ý trời để thi hài Đức bà lại cho dân làng An Hải lo an táng và lập miếu thờ, hàng năm cúng bái có sự tham gia của giới chức và dân làng Cỏ Ống.

Sau cuộc an táng thi hài của bà, tên Biện Thi cũng bị xử tội chết. Người ta truyền rằng Đức bà Phi Yến và Hoàng tử Hội An đã hiển thánh, thường hiện về mách bảo cho dân làng biết điềm lành, dữ sắp xảy ra. Dân trên đảo đã cùng nhau xây dựng một ngôi miếu để thờ bà.

Thực dân Pháp chiếm Côn Đảo, thiết lập nhà tù đã di dời toàn bộ dân trên đảo về đất liền, ngôi miếu không được chăm sóc đã sụp đổ. Năm 1958, Côn Đảo trở thành tỉnh Côn Sơn dưới chế độ Mỹ - ngụy. Viên trưởng ty ngân khố Côn Sơn là Nguyễn Kim Sáu đã xem lại “Sử lược Côn Đảo”, thấy có một người phụ nữ Việt Nam “Trung trinh tiết liệt” đã bỏ mình tại đây, bèn đề nghị trích một khoản tiền trong quỹ phúc lợi của tỉnh, sử dụng sức lao động khổ sai của tù nhân để xây dựng An Sơn Miếu, thờ bà Phi Yến ngay trên nền ngôi miếu ngày xưa.

An Sơn miếu ngày nay được UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xếp hạng di tích cấp tỉnh và là một trong những hạng mục của dự án quy hoạch trùng tu và phát huy di tích lịch sử Côn Đảo theo Quyết định số 264/2005/QĐ-TTg ngày 25-10-2005 của Thủ tướng Chính phủ về đề án phát triển kinh tế - xã hội huyện Côn Đảo đến năm 2020. Có thể nói, miếu bà là một trong rất ít di sản văn hoá dân gian ở Côn Đảo. Và là một trong hai phụ nữ (Hoàng Phi Yến và liệt sĩ Võ Thị Sáu) được dân địa phương tôn sùng như bậc thánh nữ linh thiêng...

Theo Tử Văn (Quảng Ninh Online)


ACCORD CLUB  -  Ký sự Côn Đảo 3N2Đ        08/07/2013

ACCORD CLUB  -  Ký sự Côn Đảo 3N2Đ        08/07/2013