Hạng D
27/2/11
4.134
14
0
Re:SƯU TẦM CÁC BÀI TÌM HIỂU KỸ THUẬT ÔTÔ

Vấn đề với cần gạt nước – Giải pháp nào tối ưu hơn
Đã bao giờ chiếc xe của bạn phải dừng giữa đường vì trời mưa quá to trong khi cần gạt nước lại hoạt động kém? Có khi nào bạn phải thay cả một tấm kính lái chỉ vì những vết xước do cần gạt gây ra? Ngày nay, khi xã hội phát triển với nguyên tắc “Thời gian là vàng, chi phí là bạc”, giải pháp cho kính lái và cần gạt ôtô cũng cần phải có một cái nhìn toàn diện.

Ở những nước có thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều như Việt Nam, hiện tượng lão hóa cao su của cần gạt là điều không thể tránh khỏi, thậm chí diễn ra nhanh hơn nhiều so với các nước khác. Việc này không chỉ khiến kính lái không được làm sạch gây khó chịu cho lái xe mà còn có thể làm xước kính, nước đọng lại trên bề mặt kính chắn gió.

Hiện nay, hầu hết các dòng xe đều thay cả cụm cần gạt nước (lưỡi cao su và cuống) chứ không thay riêng lưỡi cao su như trước nữa, do vậy, một phép so sánh về chi phí và hiệu quả được đặt ra:

- Nếu thay cần gạt nước thường xuyên và không sử dụng nước rửa kính ôtô chuyên dụng:
Để đảm bảo xe hơi của bạn luôn trong tình trạng tốt nhất, tầm nhìn không bị ảnh hưởng và kính lái được lau sạch, bạn sẽ phải thay kính lái 2 lần/năm (có thể 4 lần/năm đối với người điều khiển xe cẩn thận). Như vậy chi phí cho việc chăm sóc kính lái của một chiếc xe sẽ vào khoảng 300.000VND/năm (với người sử dụng ít) và 600.000VND/năm (với người sử dụng nhiều). Nếu bạn sử dụng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa có nồng độ kiềm/axit cao, chi phí sẽ vào khoảng 600.000VND/năm (với người sử dụng ít) và 1.200.000VND/năm (với người sử dụng nhiều). Bên cạnh đó, những hậu quả do việc tắc ống dẫn nước, xước kính lái, bạc màu sơn xe sẽ khiến bạn phải tốn một khoản chi phí cao hơn nhiều, thậm chí lên tới vài triệu.

- Nếu sử dụng nước rửa kính chuyên dụng cho ôtô:
Nếu bạn sử dụng nước rửa kính chuyên dụng cho ôtô. Ở đây có thể lấy ví dụ nước rửa kính INOCY với chất hoạt động bề mặt (tham khảo theo chứng chỉ chất lượng của nhà sản xuất Nam Trường Thành), kính lái sẽ được làm sạch. So với phương án dùng nước lã, sử dụng nước rửa kính INOCY giúp kính lái sạch hơn nhiều, khô nhanh khi trời mưa và chống lóa cho người điều khiển ôtô. Với chi phí 60.000/chai 3 lít, người sử dụng xe hơi có thể phải chi khoảng 600.000VND/năm (Cho người sử dụng ít) và 1.200.000VND/năm (cho người sử dụng nhiều). Bên cạnh đó, nước rửa kính chuyên dụng như INOCY không làm lão hóa cao su nên người sử dụng không mất chi phí cho việc thay cần gạt thường xuyên. Như vậy mức chi phí cho việc sử dụng nước rửa kính ô tô chuyên dụng sẽ tương đương với việc sử dụng các chất tẩy rửa khác nhưng lại không mất chi phí để thay cần gạt.

Với những loại nước rửa kính chuyên dụng cao cấp như INOCY (trung tính), người sử dụng sẽ không gặp phải vấn đề về bạc màu sơn, xước kính lái, đóng cặn… nên chi phí sẽ không bị mất đồng thời không phải lo lắng về những trục trặc khi đang sử dụng xe trên đường. Người sử dụng có thể dùng giấy quỳ để kiểm tra các loại nước rửa kính ô tô chuyên dụng để lựa chọn cho mình sản phẩm tốt nhất.

Xe hơi là phương tiện không hề rẻ nên người sử dụng cần có những kiến thức nhất định để đảm bảo tình trạng tốt nhất, kể cả chi tiết nhỏ như cần gạt nước. Một lời khuyên cho các bạn là nên sử dụng những loại nước rửa kính ô tô chuyên dụng rõ nguồn gốc xuất xứ, đặc biệt là công bố về chất lượng sản phẩm và thành phần hóa học để yên tâm hơn khi sử dụng​
Thời điểm thích hợp thay gạt nước trên xe hơi
Một tầm nhìn tốt khi lái xe là thực sự cần thiết. 90% việc xử lý tình huống khi lái xe phụ thuộc vào chiếc gạt nước, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết ẩm ướt, tầm nhìn bị hạn chế bởi nước mưa, vết nhơ hay tuyết trên kính chắn gió. Vì thế, yêu cầu đặt ra là cần gạt nước phải luôn ở trong điều kiện làm việc tốt nhất. Nếu nó bị kẹt, bị hỏng trong thời tiết không tốt thì đúng là một thảm họa. Ngay lập tức, bạn cần phải có một bộ cần gạt nước mới.

Hầu hết các chuyên gia cho rằng: cần gạt nước nên được thay thế thường xuyên khoảng từ 6-12 tháng/lần để đảm bảo nó luôn trong tình tạng tốt nhất. Không một chiếc cần gạt nước nào có tuổi thọ mãi mãi. Các chất Halogen như Clo, Flo, iốt có trong môi trường có thể làm cứng chất liệu cao su trong cần gạt. Dù cao su tổng hợp có tuổi thọ cao hơn, nhưng thực tế là không một chất liệu nào có thể chịu được sự khắc nghiệt của môi trường. Dưới tác động ánh nắng mặt trời và tia cực tím, tuổi thọ của cao su sẽ giảm dần và cần gạt nước của xe bạn cũng không còn làm việc tốt được nữa.

Khi đã dùng được một thời gian, cần gạt nước sẽ không còn khả năng gạt nước một cách linh hoạt. Vì thế, khả năng làm sạch cũng sẽ giảm. Nó sẽ bị rách, cong vênh, làm giảm bề mặt tiếp xúc với kính chắn gió. Điều này có xu hướng xảy ra nhiều hơn với những xe thường xuyên phải đỗ ngoài trời dưới ánh nắng cả ngày, mặt trời sẽ làm cứng và rạn nứt cao su.​

Hãy luôn chăm sóc cho chiếc xe cưng của bạn từ những chi tiết nhỏ nhất!
Thời tiết lạnh cũng có thể ảnh hưởng tới tuổi thọ của cần gạt. Thời tiết đóng băng làm cao su cứng và giòn, tăng khả năng gãy, nứt. Khi đó, mâm cặp và kính sẽ cong, kính không được làm sạch toàn bộ.

Bụi, chất mài mòn, thậm chí là những con côn trùng nhỏ cũng có thể làm hư hại tới bộ phận này của xe. Và bạn hãy nhớ một điều quan trọng, bất cứ sự hư hại nào của cần gạt nước cũng có thể gây ra sự nguy hiểm khi lái xe.

Cách kiểm tra cần gạt nước

Cách đơn giản nhất là hãy rửa kính chắn gió của xe, bạn sẽ biết ngay nếu cần gạt rửa kính không hiệu quả. Sự rạn, nứt, gãy và những vấn đề khác cũng có thể lường trước được với một tấm kính sạch.
Bằng cách này, bạn có thể kiểm tra luôn được hệ thống rửa của kính chắn gió. Nếu không làm việc tốt, miệng ống phun có thể bị nứt hoặc tắc bởi bụi bẩn. Nếu nước không phun đúng chỗ hoặc không đủ mạnh, hãy kiểm tra lại ống dẫn và có những điều chỉnh thích hợp. Hầu hết, trên bình chứa nước đều có một màng lọc các bụi bẩn, rác thải. Nếu màng lọc bị bịt kín bởi bụi, dung dịch rửa sẽ bị chặn lại và không thể hòa tan với nước.

Sau khi kiểm tra xong cần gạt nước, hãy kiểm tra hệ thống rửa phía sau gạt nước nếu xe bạn có. Hầu hết những xe thể thao hiện đại và xe tải nhỏ đều có hệ thống này. Quan trọng nhất, hãy xem hoạt động của nó dưới trời mưa. Bạn cũng có thể dùng những cuộc thử nghiệm tương tự hay đơn giản là đổ một cốc nước vào phía sau kính, sau đó xem cần gạt nước trên xe của bạn làm việc như thế nào?

Những nhân tố ảnh hưởng đến cần gạt nước

Hiệu quả của cần gạt nước còn phụ thuộc vào điều kiện của cần gạt và bộ phận giữ cố định. Nhiều khả năng gạt nước bị ảnh hưởng trực tiếp bởi lực căng của lò xo đặt vào cần gạt hoặc số điểm đặt của lực lên cần gạt. Nếu lực lò xo yếu, cần gạt không thể đạt áp lực lên kính. Vì vậy, thay thế là phương pháp tốt nhất.
Nếu có thể kéo cần gạt ra khỏi kính bằng một lực rất nhỏ, đó là lúc bạn nên mua một cần gạt mới. Vì hầu hết các kính sản xuất đều có một lực căng nhất định và cần phải có một cần gạt đủ mạnh.
Hãy nhớ kiểm tra sức kéo của phần cuối cần gạt bởi nó thường bị hư hại ở phần con lăn.​
Bộ phận chắn gió cũng là một nhân tố ảnh hưởng tới cần gạt. Khi gạt nước làm việc ở tốc độ cao, kính chắn gió được thiết kế theo cơ sở khí động lực học có độ dốc lớn - làm cho khu vực kính chắn gió trực tiếp chống lại sức gạt của cần. Một vài loại cần gạt còn được thiết kế đặc biệt với các lỗ khí và cấu trúc tương tự cánh máy bay giúp giảm thiểu tối đa sức gió, đồng thời cần gạt có thể tiếp xúc ổn định nhất với mặt kính chắn gió dù xe đang đạt tốc độ cao. Vì vậy, khi phải thay thế, hãy đảm bảo cái mới cũng có thiết kế tương tự để chống lại độ gió.

Thay thế cần gạt

Bạn có thể tự mình thay thế cần gạt nước, có thể thay thế bằng cần dự trữ hoặc thay thế đồng bộ cả hệ thống. Tất nhiên, thay thế bằng loại dự trữ thì sẽ kinh tế hơn.

Khi thay đổi, bạn cần chú ý, cần gạt hoàn toàn có thể bị rời ra khỏi chốt khóa ở phía cuối và trượt khỏi bộ phận giữ cần. Vì vậy, phải đảm bảo rằng cái thay thế có chỉ số độ bền, khỏe và độ rộng như cái cũ. Một cần thay thế quá dài có thể gây ra nhiều rắc rối trong khi một cái quá ngắn sẽ không khớp được với bộ giữ cần gạt.

Hãy chú ý tới những điểm nhỏ nhất của chiếc xe mình làm chủ, bởi tất cả đều phục vụ cho sự an toàn của bạn!​
Hỏng hóc cần gạt nước và cách khắc phục
Dù đơn giản những cần gạt nước đóng vai trò quan trọng cho an toàn khi lái. Những hỏng hóc chủ yếu của bộ phận này nằm ở lưỡi cao su tiếp xúc với kính như hóa rắn, vỡ, nứt. Thông thường, các nhà sản xuất khuyến cáo nên thay cần gạt sau 12-18 tháng sử dụng

Theo ghi nhận, khoảng 20% số tai nạn xảy ra do lái xe không quan sát rõ các tình huống trên đường vì kính chắn gió bị bẩn hay bị mờ hơi nước. Tại thời điểm công bố kết quả nghiên cứu, 50% số cần gạt có tuổi thọ quá quy định. Thông thường, bạn cần kiểm tra 6 tháng một lần và nên thay mới cần gạt khi khả năng làm khô bị yếu. Trong khi đó, các hãng sản xuất xe khuyến cáo nên thay cần gạt sau 12-18 tháng sử dụng.​
Chẩn đoán

Bạn có thể phát hiện ra hỏng hóc của cần gạt nước từ những dấu hiện khi nó hoạt động. Đầu tiên là hiện tượng cần gạt có sinh ra tiếng kêu hay không. Thông thường, tiếng kêu xuất phát từ ma sát giữa lưỡi cao su và kính. Nếu không được khắc phục, nó sẽ tạo nên những vết xước làm đọng nước trên bề mặt. Tiếp theo, trường hợp cần bị rung chứng tỏ lớp cao su bị hỏng hay quá trình lắp cần vào trục không đúng cách. Nếu quỹ đạo của cần gạt tạo nên những dải dẹt, mỏng là triệu chứng lưỡi cao su bị nứt hoặc hóa cứng, còn nếu có hình ren cửa chứng tỏ lưỡi cao su quá cong.
Trên mặt kính chắn gió xuất hiện làn sương mỏng khi cần gạt đi qua có nguyên nhân do lưỡi cao su chứa dầu hoặc bụi bẩn trên đường. Bên cạnh đó, lưới cao su quá mòn thường bị nứt, gãy còn trong trường hợp bạc màu chứng tỏ đã hóa cứng.

Các loại lưỡi cao su
Hiện tại, có rất nhiều loại lưỡi đang được sử dụng và ngày càng có thiết kế cho hiệu quả, thích hợp với các điều kiện khác nhau như: Lưỡi tiêu chuẩn, sử dụng cho tất cả các mùa và trong mọi điều kiện thời tiết. Loại lưỡi này đặt điều kiện giá lên hàng đầu nên khá rẻ.

Loại lưỡi thứ hai mang tính chất khí động học. Trên đường cao tốc với vận tốc lớn, lưỡi cao su thường bị nâng lên khỏi kính và hầu hết các loại lưỡi đều được thiết kế để thoát khí theo một kênh riêng để cao su vẫn tiếp xúc với kính. Những loại cần gạt này trang bị cánh gió để gia tăng lực ép xuống. Trong khi đó, một vài loại được thiết kế có màu riêng và chứa nhiều lưỡi khác nhau để đảm bảo có ít nhất một lưỡi tiếp xúc.

Lưỡi công nghệ cao: Các hãng sản xuất thường cho thêm chất phụ gia vào cao su để tăng tính năng và tăng tuổi thọ, giảm ma sát và tránh tác động của ozon, tia tử ngoại và các chất độc khác. Một số hãng còn sử dụng loại polyme teflon nhằm giảm ma sát và cần gạt hoạt động mềm mại, hiệu quả và tránh mài mòn. Thậm chí, nhiều nhà sản xuất còn gắn thêm bộ hiển thị độ mòn. Khi lưỡi cao su chuyển từ đen sang vàng, chứng tỏ nó đã bị hỏng.

Thay thế

Bạn có thể chọn cách thay thế toàn bộ cần gạt hoặc chỉ thay lưỡi cao su. Tùy thuộc từng loại, các tài xế có thể tự thay lưỡi tuy nhiên, cần chú ý điều kiện kích thước của chúng cần phải đồng nhất.​
Rất nhiều cần gạt được bán độc lập, nhưng lời khuyên của các chuyên gia là thay thế cả cần và lưỡi cao su. Đối với hầu hết các loại xe du lịch, độ dài cần gạt nằm trong khoảng 406- 533 mm. Không bao giờ được thay loại cần gạt có kích thước khác loại đang sử dụng. Nếu cần, bạn nên đưa loại đang sử dụng ra để so sánh kích thước với chiếc mới mua.​
 
Hạng D
27/2/11
4.134
14
0
Re:SƯU TẦM CÁC BÀI TÌM HIỂU KỸ THUẬT ÔTÔ


Dây cua-roa trên xe ôtô nằm trong danh mục các phụ tùng được khuyến cáo cần kiểm tra thường xuyên và thay thế định kỳ. Một chi tiết đơn giản, rẻ tiền nhưng lại ảnh hưởng đến hàng loạt các hệ thống quan trọng khác của xe.
Dây cua-roa trên xe ôtô có vai trò dẫn động nhiều hệ thống, như bơm nước làm mát, lốc điều hòa nhiệt độ, máy phát điện, trợ lực phanh và bơm trợ lực lái. Một số loại xe chỉ dùng duy nhất một dây cua-roa lớn để dẫn động tất cả các hệ thống đó. Trong khi đó, có loại xe được thiết kế sử dụng 2 dây cua-roa, chia nhau nhiệm vụ dẫn động các hệ thống trên.
Với tầm quan trọng đó, bạn cần chú ý kiểm tra thường xuyên và thay thế định kỳ cho dù xe sử dụng một dây hay hai dây. Thông thường, các chuyên gia trong lĩnh vực chăm sóc và sửa chữa xe hơi khuyên rằng cứ sau 6 – 8 vạn km thì bạn nên thay dây cua-roa một lần là tốt nhất. Tuy nhiên, thời điểm thay thế còn phụ thuộc vào điều kiện cũng như cường độ hoạt động của xe.
Dây cua-roa có tiếng kêu rít
Đó là biểu hiện điển hình đối với dây cua-roa trên xe ôtô sau một thời gian dài sử dụng và cũng là căn bệnh bình thường. Ngay sau khi khởi động máy, tiếng rít sẽ xuất hiện và mất đi sau khi động cơ chạy được khoảng 1 phút. Nguyên nhân có thể do dây cua-roa bị chai cứng hoặc bị trùng.
Ngay khi nhận thấy biểu hiện này, lái xe có thể mở ca-pô và quan sát quan sát tình trạng của dây cua-roa (nếu có thể). Với nguyên nhân thứ nhất, dây cua-roa nếu đã bị chai cứng sẽ có bề mặt bóng, không còn lỳ như khi còn mới, và có thể bị rạn nứt. Đó cũng là dấu hiệu cho thấy bạn cần thay một chiếc dây cua-roa mới.
Còn nếu dây chưa có dấu hiệu chai cứng thì có thể có nguyên nhân thứ 2 là nó đã bị trùng. Với nhiều loại xe, việc siết căng dây đai khá đơn giản với một vài dụng cụ cơ bản, trong khi nhiều xe lại khá phức tạp. Nhưng lời khuyên tốt nhất cho bạn là hãy mang xe đến gara tin cậy để có cách xử lý phù hợp, bởi việc siết dây đai nếu căng quá sẽ làm cho vòng ổ bị trên các hệ thống mà nó dẫn động nhanh chóng bị mòn và chết, chi phí sẽ rất tốn kém.
Xử lý trường hợp bất thường
Đó là trường hợp khi động cơ hoạt động có phát tiếng kêu rít bất thường, nhưng bạn lại lầm tưởng đó là tiếng kêu phát ra từ dây cua-roa. Đó có thể là do một vòng bi của hệ thống nào đó có puli dẫn động bởi dây cua-roa bị “chết” hoặc bị bó. Trường hợp nặng là puli bị kẹt cứng không quay được, trong khi dây cua-roa vẫn trượt trên, gây phát sinh nhiệt và có thể làm đứt dây.
Để lường trước tình huống này, kinh nghiệm của nhiều tài già là tắt máy, dùng dung dịch dưỡng dây cua-roa hoặc nước xịt vào dây rồi khởi động lại. Nếu nguyên nhân do dây cua-roa bị chai thì tiếng kêu sẽ hết ngay, còn nếu tiếng kêu không hết thì cần nhanh chóng mang xe đến xưởng để xử lý. Xin hãy chú ý là việc dùng dung dịch dưỡng chỉ là giải pháp tạm thời, làm mềm dây và tăng độ bám chứ không có tác dụng làm phục hồi dây cua-roa.
 
Hạng D
27/2/11
4.134
14
0
Re:SƯU TẦM CÁC BÀI TÌM HIỂU KỸ THUẬT ÔTÔ

Cũng khuya và mệt rồi, em off đây. Ngày mai em sẽ đăng tiếp hầu các bác!
:D:D:D
 
Hạng F
17/5/09
18.998
2.216
113
Gialai
Re:SƯU TẦM CÁC BÀI TÌM HIỂU KỸ THUẬT ÔTÔ

hung_tele nói:
Cũng khuya và mệt rồi, em off đây. Ngày mai em sẽ đăng tiếp hầu các bác!
:D:D:D
Em cũng off đây.
 
Hạng D
20/9/09
1.388
7
38
49
Phố Biển
Re:SƯU TẦM CÁC BÀI TÌM HIỂU KỸ THUẬT ÔTÔ

Woa, mới hơn 3 tháng mà Lão Tè Te đã tích luỹ kiến thức hơn em tích luỹ gần 2 năm, thán phục thật. Cám ơn Bác đã có công sưu tầm và quy tập (ý nhầm; tập trung) về một chỗ để tiện cho anh em theo dõi.
 
Chi Hội Trưởng HFC
19/12/08
18.853
3.970
113
56
chắc cà đao
Re:SƯU TẦM CÁC BÀI TÌM HIỂU KỸ THUẬT ÔTÔ

Bác Hùng Tele mở thớt này - chạy đua nước rút luôn nha bác.
Bác sưu tầm nhiều bài bổ ích lắm . Thanks bác.
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
23/11/09
1.608
6
38
38
Re:SƯU TẦM CÁC BÀI TÌM HIỂU KỸ THUẬT ÔTÔ

Bài viết rất bổ ích! cảm bác Tè le nha
 
Hạng D
27/2/11
4.134
14
0
Re:SƯU TẦM CÁC BÀI TÌM HIỂU KỸ THUẬT ÔTÔ

Chỉ bỏ công sưu tầm thôi mà Chipmap, đâu có viết được.
chipmap nói:
Bài viết rất bổ ích! cảm bác Tè le nha
 
Hạng F
20/11/09
7.345
387
83
Chùa Bà Đa
Re:SƯU TẦM CÁC BÀI TÌM HIỂU KỸ THUẬT ÔTÔ

Em cũng theo chân bác tè Le làm 1 bài sưu tầm. Các bác chịu khó nghiên cứu sẽ có nhiều hữu ích:
Cảm biến vị trí bướm ga:
Cảm biến vị trí bướm ga được lắp trên cổ họng gió. Cảm biến này biến đổi góc mở bướm ga thành điện áp, được truyền đến ECU động cơ như tín hiệu mở bướm ga (VTA).

1.jpg


Ngoài ra, một số thiết bị truyền một tín hiệu IDL riêng biệt. Các bộ phận khác xác định nó lúc tại thời điểm chạy không tải khi điện áp VTA này ở dưới giá trị chuẩn.

2.jpg


Hiện nay, có 2 loại, loại tuyến tính và loại có phần tử Hall được sử dụng. Ngoài ra, đầu ra 2 hệ thống được sử dụng để tăng độ tin cậy.
1. Loại tiếp điểm
Loại cảm biến vị trí bướm ga này dùng tiếp điểm không tải (IDL) và tiếp điểm trợ tải (PSW) để phát hiện xem động cơ đang chạy không tải hoặc đang chạy dưới tải trọng lớn.

3.jpg

Khi bướm ga được đóng hoàn toàn, tiếp điểm IDL đóng ON và tiếp điểm PSW ngắt OFF.
ECU động cơ xác định rằng động cơ đang chạy không tải.Khi đạp bàn đạp ga, tiếp điểm IDL sẽ bị ngắt OFF, và khi bướm ga mở quá một điểm xác định, tiếp điểm PSW sẽ đóng ON, tại thời điểm này ECU động cơ xác định rằng động cơ đang chạy dưới tải nặng.
2. Loại tuyến tính
Như trình bày trong hình minh họa, cảm biến này gồm có 2 con trượt và một điện trở, và các tiếp điểm cho các tín hiệu IDL và VTA được cung cấp ở các đầu của mỗi tiếp điểm.
Khi tiếp điểm này trượt dọc theo điện trở đồng thời với góc mở bướm ga, điện áp này được đặt vào cực VTA theo tỷ lệ thuận với góc mở của bướm ga

4.jpg

Khi bướm ga được đóng lại hoàn toàn, tiếp điểm của tín hiệu IDL được nối với các cực IDL và E2.
+ Các cảm biến vị trí bướm ga loại tuyến tính hiện nay có các kiểu không có tiếp điểm IDL hoặc các kiểu có tiếp điểm IDL nhưng nó không được nối với ECU động cơ. Các kiểu này dùng tín hiệu VTA để thực hiện việc điều khiển đã nhớ và phát hiện trạng thái chạy không tải.
+ Một số kiểu sử dụng tín hiệu ra hai hệ thống (VTA1, VTA2) để tăng độ tin cậy.
3. Loại phần tử Hall
5.jpg


Cảm biến vị trí bướm ga loại phần tử Hall gồm có các mạch IC Hall làm bằng các phần tử Hall và các nam châm quay quanh chúng. Các nam châm được lắp ở trên trục bướm ga và quay cùng với bướm ga.
Khi bướm ga mở, các nam châm quay cùng một lúc, và các nam châm này thay đổi vị trí của chúng. Vào lúc đó, IC Hall phát hiện sự thay đổi từ thông gây ra bởi sự thay đổi của vị trí nam châm và tạo ra điện áp ra của hiệu ứng Hall từ các cực VTA1 và VTA2 theo mức thay đổi này. Tín hiệu này được truyền đến ECU động cơ như tín hiệu mở bướm ga.
Cảm biến này không chỉ phát hiện chính xác độ mở của bướm ga, mà còn sử dụng phương pháp không tiếp điểm và có cấu tạo đơn giản, vì thế nó không dễ bị hỏng. Ngoài ra, để duy trì độ tin cậy của cảm biến này, nó phát ra các tín hiệu từ hai hệ thống có các tính chất khác nhau.
Hiệu ứng Hall
6.jpg

Hiệu ứng Hall làm độ chênh điện thế tại vị trí xảy ra dòng điện vuông góc với từ trường, khi một từ trường được đặt vuông góc với dòng điện chạy trong một dây dẫn. Ngoài ra, điện áp được tạo ra bởi độ chênh điện thế này thay đổi theo tỷ lệ với mật độ từ thông đặt vào.
Cảm biến vị trí bướm ga loại phần tử Hall dùng nguyên lý này để biến đổi sự thay đổi vị trí bướm ga (mở) nhằm thay đổi mật độ của từ thông để đo chính xác sự thay đổi của vị trí bướm ga
 
Last edited by a moderator:
Hạng F
20/11/09
7.345
387
83
Chùa Bà Đa
Re:SƯU TẦM CÁC BÀI TÌM HIỂU KỸ THUẬT ÔTÔ

<span style=""color: #ff0000;"">Cảm biến oxy (Cảm biến O2)</span>

Đối với chức năng làm sạch khí xả tối đa của động cơ có TWC (bộ trung hoà khí xả 3 thành phần) phải duy trì tỷ lệ không khí-nhiên liệu trong một giới hạn hẹp xoay quanh tỷ lệ không khí-nhiên liệu lý thuyết.
Cảm biến oxy phát hiện xem nồng độ ôxy trong khí xả là giàu hơn hoặc nghèo hơn tỷ lệ không khí - nhiên liệu lý thuyết. Cảm biến này chủ yếu được lắp trong đường ống xả, nhưng vị trí lắp và số lượng khác nhau tuỳ theo kiểu động cơ.

11.jpg


Cảm biến oxy có một phần tử làm bằng ziconi ôxit (ZrO2), đây là một loại gốm. Bên trong và bên ngoài của phần tử này được bọc bằng một lớp platin mỏng. Không khí chung quanh được dẫn vào bên trong của cảm biến này, và phía ngoài của cảm biến lộ ra phía khí thải. Ở nhiệt độ cao (400°C [752°F] hay cao hơn), phần tử zirconi tạo ra một điện áp như là do sự chênh lệch lớn giữa các nồng độ của ôxy ở phía trong và phía ngoài của phần tử zirconi này.

12.jpg


Ngoài ra, platin tác động như một chất xúc tác để gây ra phản ứng hóa học giữa oxy và cácbon monoxit (CO) trong khí xả. Vì vậy, điều này sẽ làm giảm lượng oxy và tăng tính nhạy cảm của cảm biến.
Khi hỗn hợp không khí - nhiên liệu nghèo, phải có oxy trong khí xả sao cho chỉ có một chênh lệch nhỏ về nồng độ của oxy giữa bên trong và bên ngoài của phần tử zirconi. Do đó, phần tử zirconi sẽ chỉ tạo ra một điện áp thấp (gần 0V). Ngược lại, khi hỗn hợp không khí - nhiên liệu giàu, hầu như không có oxy trong khí xả. Vì vậy, có sự khác biệt lớn về nồng độ oxy giữa bên trong và bên ngoài của cảm biến này để phần từ zirconi tạo ra một điện áp tương đối lớn (xấp xỉ 1 V). Căn cứ vào tín hiệu OX do cảm biến này truyền đến, ECU động cơ sẽ tăng hoặc giảm lượng phun nhiên liệu để duy trì tỷ lệ không khí - nhiên liệu trung bình ở tỷ lệ không khí - nhiên liệu lý thuyết. Một số cảm biến oxy zirconi có các bộ sấy để sấy nóng phần từ zirconi. Bộ sấy này cũng được ECU động cơ điều khiển. Khi lượng không khí nạp thấp (nói khác đi, khi nhiệt độ khí xả thấp), dòng điện được truyền đến bộ sấy để làm nóng cảm biến này.