Hãy lái xe cẩn thận và có ý thức hơn khi trời mưa để đảm bảo an toàn giao thông.
Hãy lái xe một cách có ý thức hơn khi trời mưa
Câu hỏi 1:
Trời mưa lớn khiến các vũng nước đọng lại trên đường phố khá nhiều, một chiếc ôtô phóng ào qua vũng nước làm nước bắn tung tóe và hất mạnh vào một người đi xe máy bên cạnh. Sự việc bất ngờ này dẫn tới người lái xe máy giật mình và ngã bị thương. Cả ôtô và xe máy đều không đi quá tốc độ cho phép cũng như làn đường. Hỏi pháp luật xử lý như thế nào trong trường hợp này?
Trả lời:
Trong luật giao thông đường bộ chưa có quy phạm điều chỉnh tình huống này nhưng theo khoản 5 Điều 4 Luật giao thông đường bộ về nguyên tắc hoạt động giao thông đường bộ có quy định như sau:
“Người tham gia giao thông phải có ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác. Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm an toàn của phương tiện tham gia giao thông đường bộ”.
Như vậy khi tham gia giao thông người tham gia phải có ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác. Trong tình huống nêu trên, cả ôtô và xe máy đều không đi quá tốc độ cho phép cũng như làn đường, việc nước bắn là do nguyên nhân khách quan nên ở trường hợp này về nguyên tắc các bên đều không bị xử phạt vi phạm hành chính.
Nếu người đi xe máy bị thương thì việc bồi thường thiệt hại sẽ áp dụng theo quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Theo qui định tại khoản 3 Điều 623 BLDS và điểm c mục 2 phần III Nghị quyết 03 năm 2006 của Hội đồng Thẩm phán của Tòa án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có quy định:
“Về nguyên tắc chung chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây: Thiệt hại xảy ra là hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại; Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”
Câu hỏi 2:
Trời mưa làm cho mặt đường trơn trượt hơn bình thường, trên phố đông đúc, dòng phương tiện đang lưu hành bình thường. Một người phụ nữ vì một chiếc xe phía trước đột ngột phanh mà cũng phanh theo, do đường trơn nên bị ngã xuống đường, chiếc xe máy phía sau do không thể phanh kịp nên đã đâm trực tiếp lên người phụ nữ bị ngã kể trên gây bị thương cho người này. Hỏi pháp luật xử lý như thế nào trong trường hợp này.
Cẩn thận và đi chậm hơn khi trời mưa để đảm bảo an toàn giao thông
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 11, Điều 5 Thông tư 13/2009/TT-BGTVT quy định về tốc độ và khoảng cách của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ có quy định như sau:
Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải giảm tốc độ đến mức không gây nguy hiểm (có thể dựng lại an toàn) trong trường hợp trời mưa, mặt đường trơn trượt.
Mặt khác theo điều 11, 12 Thông tư 13/2009/TT-BGTVT về khoảng cách an toàn giữa hai xe như sau:
“Điều 11. Giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe
Khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình; ở nơi có biển báo "Cự ly tối thiểu giữa hai xe" phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn số ghi trên biển báo.
Điều 12. Khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, đường cấp cao, đường khai thác theo quy chế riêng.
1. Khi mặt đường khô ráo thì khoảng cách an toàn ứng với mỗi tốc độ được quy định như sau:
[xtable=border:1|cellpadding:1|cellspacing:1|600x@]
{tbody}
{tr}
{td}Tốc độ lưu hành (km/h){/td}
{td}Khoảng cách an toàn tối thiểu (m){/td}
{/tr}
{tr}
{td}Đến 60{/td}
{td}30{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Trên 60 đến 80{/td}
{td}50{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Trên 80 đến 100{/td}
{td}70{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Trên 100 đến 120{/td}
{td}90{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
2. Khi trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dốc, người lái xe phải điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp lớn hơn khoảng cách an toàn ghi trên biển báo hoặc quy định tại khoản 1 Điều này”.
Như vậy ở đây cả 2 xe tham gia giao thông nêu trên đã vi phạm các quy định về khoản cách giữa 2 xe khi tham gia giao thông theo các quy định trên. Hành vi của cả 2 người sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Việc bồi thường thiệt hại sẽ được giải quyết theo quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định ở Bộ luật dân sự và Nghị quyết 03 năm 2006 của Hội đồng Thẩm phán của Tòa án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng sau khi xác định lỗi của các bên.