Hạng F
13/1/06
13.889
35.952
113
Re:chủ nhật này đi coi kéo đốt hầm TT

Sau khi hầm được dìm sẽ chôn ngập xuống dưới đáy sông, bên tr6n còn phủ thêm một lớp cát, chứ có nằm trong nước đâu mà nỗi?
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
3/9/08
4.595
49.881
113
Re:chủ nhật này đi coi kéo đốt hầm TT

otobienhoa nói:
Trích bác gianghoq4

Khi rút nước phải bơm lượng bê tông tương ứng nhằm không để đốt hầm bị nổi lên do lực Archimedes.

080402cool_prv.gif
, bơm bê tông vào để khử lực Ac và cân bằng như tàu ngầm bơm nước vào vậy .

Em vẫn chưa đồng ý với phương pháp này:D Vì hầm đã thiết kế đúng chuẩn rồi đâu thể bơm betong bậy bạ vào được lúc ấy sẽ sai thiết kế ban đầu sao??:)
 
Hạng D
3/9/08
4.595
49.881
113
Re:chủ nhật này đi coi kéo đốt hầm TT

Đúng là em cũng thật ngu khi đưa ra câu hỏi như thế này:D Để trả lời được câu hỏi này 1cách thấu đáo thì em phải lục tung trong trí nhớ 16năm trước để tìm về môn vật lý về lực đẩy Archimedes, về phần khối lượng riêng của vật chất để hầu các bác nhé:) Việc hơi dài dòng qua các ví dụ nhưng nếu đọc từ từ các bác sẽ hiểu nhiều điều hay thú vị:

* Tại sao quả bóng có thể nổi trên nước mà không chìm?
- Em sẽ làm cho nó chìm bằng cách tháo toàn bộ oxy trong quả bóng ra thì nó sẽ chìm vì lúc đấy khối lượng riêng của nó nặng hơn khối lượng riêng của nước---> chắc chắn nó chìm.
* Tại sao đôi dép nhựa quăng xuống nước nó lại nổi?
- Vì đôi dép nhựa có khối riêng nhẹ hơn khối lực riêng của nước nên nó sẽ nổi đó chính là lực đẩy Archimedes( ác si mét).
* Vì sao bong bóng có thể bay được?
- Vì bong bóng được bơm bằng khí hydro mà khí hydro nhẹ hơn oxy trong không khí nên chắc nó sẽ bay lên...v.v
Trở lại việc các đốt hầm Thủ Thiêm khi dìm xuống đáy sông rồi, tháo nước ra hết sao nó không nổi lên được?
- Khối lượng riêng của nước ở nhiệt 20độ C là 998kg/m3
- Khối lượng riêng của bêtông cốt thép là 2500kg/m3. Toàn bộ đốt hầm được các kỹ sư ước lượng là 27.000tấn. Nó nổi được trên sông mà lai dắt về tới nơi là may rồi đó. Vì sao nổi được như vậy?
* Trong vật lý: một vật muốn có khối lượng riêng nhẹ hơn trước đó thì hãy bơm oxy vào thì nó sẽ làm cho nó có khối lượng riêng nhẹ hơn: Chã phải đốt hầm đó được bịt kín hai đầu thì bên trong vẫn còn đầy không khí sao.:confused: Em tính nhẩm diên tích 33m*90m*9m mà toàn bằng nước thì nó đã có khối lượng riêng hơn 26.000tấn rồi.
Vd: Quăng chai nước rỗng đã đậy nắp xuống hồ nó nổi, mở nắp nó chìm. Nhưng chưa chắc...:D cái chai bằng sắt có thể chìm luôn.:(
*Bác giangho làm công trình tầm cỡ quốc gia thì phải lưu ý betong nếu nó bơm oxy vào thì sẽ ăn gian được khối lượng đấy nhé! Lúc đấy betong bị xốp vì có nhiều bọt
bash.gif
.
* Việc đốt hầm thủ thiêm khi đã dìm xuống sông rồi thì không thể nổi lên được nữa cho dù bắt buộc tháo nước ra hết vì lúc ấy khối lượng riêng của betong đúc hầm đã nặng hơn khối lượng riêng của nước, hai đầu hầm đã mở ra thì đâu còn oxy ở trong đó nữa phải không? Chã phải ngta buộc phải lắp hai hệ thống thông gió thổi vào hầm sau này đấy sao:D Không bắt mấy cái này thì đi vào hầm là chết chắc luôn. Y như vụ mấy anh công nhân môi trường mò vào trong ống cống rồi ngạt thở chết ở Q7 vậy.
* Các bác trả lời trên cũng đôi phần đúng là vì lý do an toàn trong dòng chảy nên ngta mới cho các lớp đá hộc lên trên đốt hầm v.v
Chúc các bác vui.
 
Hạng B2
16/5/09
374
7
18
50
Re:chủ nhật này đi coi kéo đốt hầm TT

crazyshark nói:
Mới kiếm dc vài hình mô phỏng việc đè hầm :
800pxmtcthmththim.png

080402cool_prv.gif
Lực Achimède luôn có phương thẳng đứng, hướng lên. Khi làm đường hầm cong như hình vẽ mặt cắt thì lúc này ta có thể phân tích làm 2 lực thành phần.
+ Một thành phần theo phương ngang: đóng vai trò lực nén, tăng áp lực liên kết các đốt hầm với nhau.
+ một thành phần theo hướng tâm bán kính cong. Hợp lực hướng tâm của 4 đốt hầm này sẽ nhỏ hơn giá trị của trọng lực 4 đốt hầm (Nếu đường hầm xây ngang thì lực Achimède sẽ lớn hơn trọng lực --> nổi lên) nên hầm sẽ ko nổi lên.
Còn các lớp đất, đá ... trên nóc hầm mục đích chính là tăng áp lực nén các đốt hầm---> cố định vị trí, và hạn chế tác hại của dòng chảy ngầm ở đáy sông đối với các đốt hầm.
Hehehe! Em võ đóan một tí.
 
Bò Hóng
13/12/06
8.363
79.294
113
Re:chủ nhật này đi coi kéo đốt hầm TT

em chỉ quan tâm là khi nào thì nó thông hầm cho xe máy chạy qua thôi
 
Hạng B2
6/6/09
114
1
16
Re:chủ nhật này đi coi kéo đốt hầm TT

Em thì nghĩ các đốt hầm nó nằm cách mặt đáy sông 3m (coi như là nằm trong lòng đất) chứ có nằm trong lòng sông (choán diện tích nước) đâu mà ảnh hưởng bởi lực đẩy Achimède, hơn nữa nắp hầm và thành hầm chắc chắn còn bị áp lực của khối đất đá bên trên và khối lượng lưu lượng nước chảy qua bên trên nữa, giống như kiểu đáy và thành hồ bơi cũng phải xử lý kỹ để chịu được áp lực nước tác động lên cực lớn.
 
Hạng B1
12/12/09
55
0
6
Re:chủ nhật này đi coi kéo đốt hầm TT

hoadat nói:
Đúng là em cũng thật ngu khi đưa ra câu hỏi như thế này:D Để trả lời được câu hỏi này 1cách thấu đáo thì em phải lục tung trong trí nhớ 16năm trước để tìm về môn vật lý về lực đẩy Archimedes, về phần khối lượng riêng của vật chất để hầu các bác nhé:) Việc hơi dài dòng qua các ví dụ nhưng nếu đọc từ từ các bác sẽ hiểu nhiều điều hay thú vị:

* Tại sao quả bóng có thể nổi trên nước mà không chìm?
- Em sẽ làm cho nó chìm bằng cách tháo toàn bộ oxy trong quả bóng ra thì nó sẽ chìm vì lúc đấy khối lượng riêng của nó nặng hơn khối lượng riêng của nước---> chắc chắn nó chìm.
* Tại sao đôi dép nhựa quăng xuống nước nó lại nổi?
- Vì đôi dép nhựa có khối riêng nhẹ hơn khối lực riêng của nước nên nó sẽ nổi đó chính là lực đẩy Archimedes( ác si mét).
* Vì sao bong bóng có thể bay được?
- Vì bong bóng được bơm bằng khí hydro mà khí hydro nhẹ hơn oxy trong không khí nên chắc nó sẽ bay lên...v.v
Trở lại việc các đốt hầm Thủ Thiêm khi dìm xuống đáy sông rồi, tháo nước ra hết sao nó không nổi lên được?
- Khối lượng riêng của nước ở nhiệt 20độ C là 998kg/m3
- Khối lượng riêng của bêtông cốt thép là 2500kg/m3. Toàn bộ đốt hầm được các kỹ sư ước lượng là 27.000tấn. Nó nổi được trên sông mà lai dắt về tới nơi là may rồi đó. Vì sao nổi được như vậy?
* Trong vật lý: một vật muốn có khối lượng riêng nhẹ hơn trước đó thì hãy bơm oxy vào thì nó sẽ làm cho nó có khối lượng riêng nhẹ hơn: Chã phải đốt hầm đó được bịt kín hai đầu thì bên trong vẫn còn đầy không khí sao.:confused: Em tính nhẩm diên tích 33m*90m*9m mà toàn bằng nước thì nó đã có khối lượng riêng hơn 26.000tấn rồi.
Vd: Quăng chai nước rỗng đã đậy nắp xuống hồ nó nổi, mở nắp nó chìm. Nhưng chưa chắc...:D cái chai bằng sắt có thể chìm luôn.:(
*Bác giangho làm công trình tầm cỡ quốc gia thì phải lưu ý betong nếu nó bơm oxy vào thì sẽ ăn gian được khối lượng đấy nhé! Lúc đấy betong bị xốp vì có nhiều bọt
bash.gif
.
* Việc đốt hầm thủ thiêm khi đã dìm xuống sông rồi thì không thể nổi lên được nữa cho dù bắt buộc tháo nước ra hết vì lúc ấy khối lượng riêng của betong đúc hầm đã nặng hơn khối lượng riêng của nước, hai đầu hầm đã mở ra thì đâu còn oxy ở trong đó nữa phải không? Chã phải ngta buộc phải lắp hai hệ thống thông gió thổi vào hầm sau này đấy sao:D Không bắt mấy cái này thì đi vào hầm là chết chắc luôn. Y như vụ mấy anh công nhân môi trường mò vào trong ống cống rồi ngạt thở chết ở Q7 vậy.
* Các bác trả lời trên cũng đôi phần đúng là vì lý do an toàn trong dòng chảy nên ngta mới cho các lớp đá hộc lên trên đốt hầm v.v
Chúc các bác vui.

Chính xác là một đốt hầm này có kích thước là 92.4x9.15x33.3 m nên thể tích của nó khoảng 28.153 m3, nếu trọng lượng của nó khoảng 27.000 tấn thì khi bịt 2 đầu lại nó sẽ lơ lửng trong nước, chẳng cần bơm oxy vào làm gì cho nó tốn kém, chỉ cần không khí bình thường là đủ rồi. Người thiết kế cũng đã tính toán để đạt được thể tích và trong lượng này nhằm lai dắt đốt hầm.
Còn khi tháo hai đầu ra thì không khí vẫn gây lực đẩy nổi, bác có thấy cái ống nhựa nếu đổ đầy nước vào thì chìm, nếu không có nước trong ống mà thả xuống nước nó vẫn nổi không ?. Mấy đốt hầm này cũng vậy thôi. Nếu không đổ thêm bê tông vào để dằn và đắp thêm đất đá lên trên thì nó sẽ nổi lên và lơ lửng trong nước nếu bên trong vẫn rổng và đầy không khí.

Còn bác có cách bơm oxy vào làm cho bê tông có thể xốp lên vì có nhiều bọt thì hợp tác với em. Có cái này em sẽ bán được cho khối chú nghiên cứu về vật liệu nhẹ, giàu to đấy bác ạ.
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
3/9/08
4.595
49.881
113
Re:chủ nhật này đi coi kéo đốt hầm TT

Kuchira nói:
Em thì nghĩ các đốt hầm nó nằm cách mặt đáy sông 3m (coi như là nằm trong lòng đất) chứ có nằm trong lòng sông (choán diện tích nước) đâu mà ảnh hưởng bởi lực đẩy Achimède, hơn nữa nắp hầm và thành hầm chắc chắn còn bị áp lực của khối đất đá bên trên và khối lượng lưu lượng nước chảy qua bên trên nữa, giống như kiểu đáy và thành hồ bơi cũng phải xử lý kỹ để chịu được áp lực nước tác động lên cực lớn.
Nói thế chưa đúng bác ạh.
800pxdeadseanewspaper.jpg


Tấm hình này ở Dead sea xem sao? Có cái gì chìm được không?
 
Hạng B2
1/3/07
415
3
18
Re:chủ nhật này đi coi kéo đốt hầm TT

Lực Achimède luôn có phương thẳng đứng, hướng lên. Khi làm đường hầm cong như hình vẽ mặt cắt thì lúc này ta có thể phân tích làm 2 lực thành phần.
+ Một thành phần theo phương ngang: đóng vai trò lực nén, tăng áp lực liên kết các đốt hầm với nhau.
+ một thành phần theo hướng tâm bán kính cong. Hợp lực hướng tâm của 4 đốt hầm này sẽ nhỏ hơn giá trị của trọng lực 4 đốt hầm (Nếu đường hầm xây ngang thì lực Achimède sẽ lớn hơn trọng lực --> nổi lên) nên hầm sẽ ko nổi lên.
Còn các lớp đất, đá ... trên nóc hầm mục đích chính là tăng áp lực nén các đốt hầm---> cố định vị trí, và hạn chế tác hại của dòng chảy ngầm ở đáy sông đối với các đốt hầm.
Hehehe! Em võ đóan một tí.

Không đồng ý với bác lắm. Thành phần lực hướng tâm bán kính cong chỉ làm víệc khi các đốt hầm có hình dạng như hình thang. (theo kiểu kiến trúc xưa hay xây vòm cuốn ý).

Về lý thuyết các đốt hầm các đốt hầm có thể nổi lên.
Thực tế sẽ không sảy ra vì: các khe nối. Liên kết giữa các đốt hầm hoặc giữa đốt hầm dìm và miệng hầm sẽ bị phá hủy khi một hoặc nài đốt hầm dục dịch nổi lên. Khi đó nước sẽ tràn vào và trọng lượng thể tích của tòan bộ hệ này tăng lên (nôm na > trọng lượng thể tích nước bị chiếm chỗ) và hầm lại chìm xuống.
Bậy thật, phủi phui. Các KS đã tính tóan hết cả rồi.