Tập Lái
18/4/13
4
0
0
58
SÀI GÒN
Re:Chương trình leo núi Bà Đen - Tây Ninh ngày 20/4/2013

Các bác nên chuẩn bị hành trang như sau:
033102flo_1_prv.gif
033102flo_1_prv.gif

Đồ dùng cá nhân cho các hành trình leo núi phải tối giản nhưng đầy đủ. Quần rộng rãi, áo thun, áo khoác chống thấm, chống lạnh và thoát hơi, giày nhẹ, đế mềm, bám đường tốt, miếng bọc gối, cổ chân, khuỷu tay, mũ có vành mềm, áo mưa bền, nhẹ, găng tay. Các hành trang khác phụ thuộc vào cung đường dự kiến: có lối mòn sẵn hay phải mở đường, có người vác đồ và dẫn đường hay không, thời gian của chuyến đi. Dao và đèn pin cũng là những vật dụng không thể thiếu. Với cung đường núi Bà Đen không cần đem gậy. Nên dùng quần vải dày, túm ống để đỡ bị vướng dây, gai đâm, rắn cắn
Thực phẩm: ngoài các đồ ăn cần thiết cho cả hành trình, cần thiết phải có đồ ăn dự trữ năng lượng cao (sôcôla, bánh snicker) luôn mang theo người. Nước uống vô cùng quan trọng, nên có một bình nước với vòi hút để có thể uống từng ngụm nhỏ trong quá trình di chuyển liên tục. Uống nước đúng cách giúp bạn tiết kiệm sức lực và bù đắp lại năng lượng đúng lúc. Nước chanh pha với đường glucose, một chút muối là lựa chọn hoàn hảo cho hành trình leo núi. Lượng nước uống dùng cho 1 ngày leo núi khoảng 1,5-2 lít (3-4 chai cỡ trung). Còn nước khi ăn uống là chưa tính. Nếu mang toàn bộ lượng nước đó (1,5-2kg) thì khá nặng, nên bạn có thể tự mang 1-2 chai 0,5 lít, còn lại gửi porter rồi yêu cầu họ tiếp ở những lúc nghỉ dài. Nếu cẩn thận bạn nên cho thêm một ít muối và đường gluco vào nước thì tốt. ~~> Cách uống nước rất quan trọng. Khi leo mồ hôi ra nhiều, bạn sẽ có nhu cầu uống nước thường xuyên. Bạn nên uống theo kiểu nhấp từng ngụm nhỏ, để trong mồm cho nước từ từ tưới xuống họng. Như vậy tức là vừa đi vừa uống. Để có thể uống liên tục mà vẫn đi, bạn nên treo chai nước ngay trước ngực.
Hành trang phải mang tính dự phòng: có nghĩa là bạn phải dự phòng khi mưa, khi lạc, khi ngã chảy máu, khi lạc đường, khi tối trời, khi bị ốm vv…
Thông tin liên lạc: Bạn có thể sử dụng ĐTDĐ ở rất nhiều nơi. Nhưng có những nơi không có sóng. Vậy sau đây là những giải pháp: Qui định trước cách thức liên lạc Qui định các điểm dừng chờ nhau...
Chiếu sáng: Thông thường thì chúng ta không có ý định di chuyển trong đêm. Nhưng cũng có những trường hợp do nhiều nguyên nhân (đi chậm, sự cố, cấp cứu vv…) mà chúng ta phải đi 1-4g trong đêm. Vì vậy nên đem theo đèn pin loại đeo trước trán.
Máy ảnh và chụp ảnh: Chúng ta là nghiệp dư leo núi chỉ cần đem máy nhỏ là phù hợp, chỗ để máy tốt nhất là treo trước ngực. Khi cần bạn cho luôn máy vào sát ngực để sưởi khô. Nếu cẩn thận, bạn nên có thêm một dây bảo hiểm nhỏ, hai đầu có hai móc có lẫy nối máy và móc vào ngực.
Phòng chống vắt & rắn: Mọi người thường dùng tỏi hay xả xoa quanh chân, giầy, ống quần để đuổi rắn. Đối với vắt thì thường mọi người buộc túm ống quần hoặc đi giày cao cổ để chống vắt bám, nhưng vắt vẫn có thể chui vào trong! Bạn nên dùng bình xịt muỗi xịt vào mọi nơi trên quần áo, mũ, ba lô... Nhưng nếu đi lâu ở khu vực có vắt (trên 3g), thì tác dụng của thuốc sẽ giảm và bạn phải xịt bổ sung. Có một cách khác dân đi rừng hay dùng là bôi thuốc DEP vào chân tay, có tác dụng rất lâu.
 
Last edited by a moderator:
Tập Lái
18/4/13
4
0
0
58
SÀI GÒN
Re:Chương trình leo núi Bà Đen - Tây Ninh ngày 20/4/2013

Tóm lại, bạn chỉ cần lưu ý một số điều dưới đây:
- Nên bắt đầu đi từ sáng sớm và dự trù mọi sự cố có thể xảy ra.
- Trang phục: Giày tốt nhất nên mang giày leo núi, nếu không thì mang giày đi bộ, giày vải hay sandal cũng được, nhưng phải là loại bạn cảm thấy có thể bảo vệ được chân bạn, có độ bám, không dễ trượt, không đau chân khi mang lâu). Ngoài ra còn cần nón; kính; vớ; găng tay; áo khoác (lưu ý chất liệu, đừng mang áo khoác hay găng tay len, sẽ dễ vướng vào gai và dầm); quần áo sạch, nhẹ, đơn giản để thay; khăn vải hoặc khăn giấy để lau mồ hôi; dép lê. Quần áo leo núi nên gọn gàng thoáng mát, nên mặc màu sáng để dễ tìm thấy nhau trong rừng. Đặc biệt không nên mặc quần short hoặc lửng.
- Dụng cụ: kem chống muỗi, kem chống nắng, áo mưa nhẹ (phòng khi trời mưa), đèn pin, gậy leo núi (nếu cần), dao đi rừng/dao cá nhân, bật lửa, dây thừng (nếu thấy cần).
- Thiết bị: thiết bị định vị GPS, la bàn (nếu thấy cần), đồng hồ. Điện thoại cài đặt sẵn bản đồ, GPS, la bàn. Nếu cần nge nhạc thì mang theo mp3/ipod. Cần chụp ảnh thì mang theo máy ảnh (dĩ nhiên đã sạc pin đầy, có pin dự trữ thì càng tốt).
- Thức ăn, nước uống: Chỉ nên mang một ít thức ăn nhẹ. Nước thì cần mang khoảng 1,5 lít đến 2 lít.
- Thuốc men: nếu cẩn thận bạn có thể mang theo băng keo cá nhân, dầu gió, thuốc đau bụng, thuốc nhức đầu, bông băng, cồn y tế.
- Cuối cùng, bạn cần chuẩn bị một cái balo tốt, chất liệu gọn nhẹ, không quá to, không quá nhỏ, vừa đủ để những thứ kể trên, có ngăn để nước, có dây buộc ở bụng càng tốt. Tuyệt đối không nên thay balo bằng túi xách, túi đeo, túi cầm các loại.

Nào ta cùng leo thôi!
033102flo_1_prv.gif
033102flo_1_prv.gif
 
Hạng B2
21/2/11
499
6
18
Re:Chương trình leo núi Bà Đen - Tây Ninh ngày 20/4/2013

Thông tin của bác sieuquaylaixe hay và thiết thực quá,
080402cool_prv.gif
080402cool_prv.gif
em đọc xong thấy háo hức phấn chấn ghê. Sẽ lưu ý các thông tin bác nói ạ.
@các bác: nếu mợ cherie không đi được, em sẽ tới Maximax, các bác ai dư chổ cho em ké nhé. Bác Toy hôm trước có nói với em là không xuất phát từ thành phố nên mong các bác nhiệt tình cho em ké xe ạ. Nếu được các bác pm sdt cho em tiện liên hệ với ạ
 
TOY
Hạng D
25/3/08
2.860
39
48
Re:Chương trình leo núi Bà Đen - Tây Ninh ngày 20/4/2013

Cám ơn bác Sieuquaylaixe về những thông tin bổ ích nhé
033102flo_1_prv.gif

@Recdecor: trước 5h sáng bác có mặt tại maximark Cộng Hòa nhé, sẽ có xe để bác đi ghép.
Bác nào xe còn chỗ thì cho bác Recdecor đi chung với nhé.
 
Tập Lái
5/10/10
34
0
6
forum.saigonlab.com.vn
Re:Chương trình leo núi Bà Đen - Tây Ninh ngày 20/4/2013

Em cám ơn bác Toy đã ghi danh ^^...Chủ nhật này em phải về quê ( Tây Ninh ) có việc gia đình rồi ạ . Có lần sau em xin tham gia ạ .Em chúc các bác có 1 chuyến đi vui vẻ, an toàn , nhiều kỷ niệm nhé . :)
 
Hạng D
21/5/10
3.300
26
48
Re:Chương trình leo núi Bà Đen - Tây Ninh ngày 20/4/2013

@Mợ Rec: e xác nhận đi được, mợ đi cùng e nhé, mợ nhắn dùm e số đt để tiện liên lạc
All: hẹn gặp các bác sáng chủ nhật!
 
Hạng C
6/4/13
565
826
93
shinary.com
Re:Chương trình leo núi Bà Đen - Tây Ninh ngày 20/4/2013

sieuquaylaixe nói:
Tóm lại, bạn chỉ cần lưu ý một số điều dưới đây:
- Nên bắt đầu đi từ sáng sớm và dự trù mọi sự cố có thể xảy ra.
- Trang phục: Giày tốt nhất nên mang giày leo núi, nếu không thì mang giày đi bộ, giày vải hay sandal cũng được, nhưng phải là loại bạn cảm thấy có thể bảo vệ được chân bạn, có độ bám, không dễ trượt, không đau chân khi mang lâu). Ngoài ra còn cần nón; kính; vớ; găng tay; áo khoác (lưu ý chất liệu, đừng mang áo khoác hay găng tay len, sẽ dễ vướng vào gai và dầm); quần áo sạch, nhẹ, đơn giản để thay; khăn vải hoặc khăn giấy để lau mồ hôi; dép lê. Quần áo leo núi nên gọn gàng thoáng mát, nên mặc màu sáng để dễ tìm thấy nhau trong rừng. Đặc biệt không nên mặc quần short hoặc lửng.
- Dụng cụ: kem chống muỗi, kem chống nắng, áo mưa nhẹ (phòng khi trời mưa), đèn pin, gậy leo núi (nếu cần), dao đi rừng/dao cá nhân, bật lửa, dây thừng (nếu thấy cần).
- Thiết bị: thiết bị định vị GPS, la bàn (nếu thấy cần), đồng hồ. Điện thoại cài đặt sẵn bản đồ, GPS, la bàn. Nếu cần nge nhạc thì mang theo mp3/ipod. Cần chụp ảnh thì mang theo máy ảnh (dĩ nhiên đã sạc pin đầy, có pin dự trữ thì càng tốt).
- Thức ăn, nước uống: Chỉ nên mang một ít thức ăn nhẹ. Nước thì cần mang khoảng 1,5 lít đến 2 lít.
- Thuốc men: nếu cẩn thận bạn có thể mang theo băng keo cá nhân, dầu gió, thuốc đau bụng, thuốc nhức đầu, bông băng, cồn y tế.
- Cuối cùng, bạn cần chuẩn bị một cái balo tốt, chất liệu gọn nhẹ, không quá to, không quá nhỏ, vừa đủ để những thứ kể trên, có ngăn để nước, có dây buộc ở bụng càng tốt. Tuyệt đối không nên thay balo bằng túi xách, túi đeo, túi cầm các loại.

Nào ta cùng leo thôi!
033102flo_1_prv.gif
033102flo_1_prv.gif
Thông tin của bác khá đầy đủ đó, nhưng chỉ để dùng cho đi dài ngày thôi bác ạ, chứ đi bà đen về trong ngày thì theo em chỉ cần mang nước và một ít thức ăn là đủ, còn mấy thứ khác như dao, bật lửa, dây thừng bla bla ... khỏi mang chi cho nặng túi. Còn việc bác nói không nên mặc quần short hay lửng thì 2 năm nay em leo bà đen toàn mặc quần lửng không thôi bác ạ, thoải mái, gọn nhẹ, núi bà đen mấy năm gần đây người ta leo nhiều lắm rồi, nên chẳng có gì khó khăn đâu.
 
Hạng D
25/7/05
2.878
22
38
Re:Chương trình leo núi Bà Đen - Tây Ninh ngày 20/4/2013

Còn hơn 2 tháng nữa lên đường cho hành trình 1-0-2 EBC mà các bác chọn chuyến tổng dợt thể lực đầu tiên là núi Bà Đen thì đúng là quá máu
080402cool_prv.gif


Theo kinh nghiệm của em thì các bác nên chọn tuyến leo lên & xuống:
- Tuyến lên: đường chùa Bà
- Tuyến xuống: đường dây cáp điện
Vì sao? Đường chùa Bà nắng hơn, dốc hơn, đoạn qua khỏi chùa đất, cát & đá rất dễ bị sạt ==> đòi hỏi thể lực phải tốt nếu chọn làm tuyến xuống, không phù hợp với lần đầu leo Bà Đen của nhiều thành viên trong đoàn.
LƯU Ý: Nếu thống nhất tuyến lên & xuống như thế thì nên để sẵn 1 xe 4B ở quán nước ngay lối xuống từ đường dây cáp, để khi xuống không phải đi bộ về bãi giữ xe.

Hành trang:
1. Ba-lô kích thước vừa phải, nên có áo trùm ba-lô (đoạn gần lên đến đỉnh núi tuyến chùa Bà, phải chui qua khá nhiều bụi rậm & dây leo ngang đầu, việc bị vướng vào ba-lô gây té giựt ngược rất dễ gây chấn thương, một số núi khác đây là một trong các nguyên nhân té xuống núi gây tử vong do người dùng lực tiến về phía trước, nhưng không ngờ sau lưng ba-lô vướng giựt ngược bất ngờ).
2. Nước uống: 2 - 3 lít/ người (nguyên tắc: 10kg cân nặng cần uống đủ 0.4L nước mỗi ngày, Vd: 50kg => 5 x 0.4 = 2L/ ngày, tập thể thao & tham gia các hoạt động ngoài trời uống gấp đôi)
3. Thực phẩm ăn dọc đường lên núi & buổi trưa trên đỉnh (tuỳ theo nhu cầu & sở thích chọn các loại sau)
- Chocolate (tăng năng lượng nhanh)
- Bánh choco-pie (orion)
- Bánh mì sandwich
- Chả lụa
- Bánh cookie
- Xôi nắm, khoai lang
- Kẹo ngậm (những bác hay bị hạ đường huyết lúc mệt mỏi lưu ý)
- Hột gà luộc...
- Trái cây: quýt, cam, củ sắn
4. Gậy leo núi
5. Giày leo núi (giày thể thao cũng OK, nhưng khả năng hư giày & rủi ro xảy ra chấn thương khi hư giày là cao)
6. Găng tay nhám (qua khỏi chùa Bà sử dụng tay & chân phối hợp bám lên phiến đá, đu bám cành cây rất nhiều)
7. Mũ rộng vành (cành cây không quật vào mắt)
 
Hạng D
25/7/05
2.878
22
38
Re:Chương trình leo núi Bà Đen - Tây Ninh ngày 20/4/2013

Những vấn đề cần lưu ý
1. Thể lực giữa các thành viên không đồng đều (một số người có thể thường xuyên tập luyện tennis, xe đạp... nhưng môn leo núi đòi hỏi sức bền & sự dẻo dai của cơ bắp);
2. Nghỉ quá nhiều lần & mỗi lần nghỉ quá lâu ==> cơ phải khởi động lại nhiều lần dễ dẫn đến trường hợp chuột rút/ vọp bẻ;
3. 15p - 30p đầu tiên khi leo núi bao giờ cũng là khoảng thời gian mà người mới chơi môn này thường hay muốn bỏ cuộc nhất (hơi thở dồn dập, người nóng hầm hập, tức ngực, mạch đập tăng nhanh...) ==> kiên trì, không dừng lại quá lâu, không ngồi xuống nghỉ khi mệt ==> khởi động càng kỹ, làm nóng người càng kỹ càng tốt;
4. Một số thành viên quyết tâm & ý chí không cao, muốn quay lại gây hiệu ứng bỏ cuộc dây chuyền cho các thành viên có thể lực chưa tốt khác;
5. Nên chia nhóm người có thể lực tốt đi kèm & động viên người có thể lực kém hơn, các nhóm không chờ nhau gây kéo dài hành trình và gây tình trạng mệt mỏi chung toàn đoàn;
 
Hạng D
25/7/05
2.878
22
38
Re:Chương trình leo núi Bà Đen - Tây Ninh ngày 20/4/2013

Thách thức lớn nhất của đoàn EBC là SỨC KHOẺ (thể lực + sức bền) & HỘI CHỨNG ĐỘ CAO
Ngoài ra phương án di chuyển + chế độ ngủ nghỉ dọc đường, phương án dự phòng khi xe trong đoàn có hư hỏng không thể tiếp tục hành trình, khi xe trong đoàn có va chạm trên đường của nước bạn... cũng có thể là nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng & thành công của chuyến đi.
P/s: bác nào trong đoàn có khả năng đọc & dịch tiếng Anh liên hệ với 7777 để lấy sách tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu & triệu chứng, cách phòng chống, cách xử lý khi bị Hội chứng độ cao. Chúc các bác 1 chuyến đi thành công & là niềm tự hào cho bản thân + nhiều thế hệ trong gia đình!