Hạng D
3/5/09
2.214
48
0
Eurofhghter Typhoon

Vào 1979 các nước châu Âu có ý định sx 1 loại máy bay riêng cho khu vực, và ET bắt nguồn từ đó. 3 nước Anh, Đức, Pháp là trụ cột của chương trình này. Sau này còn nhiều nước khác tham gia, cũng như Pháp vì bất đồng nên từ bỏ. Pháp tự sx chiếc Rafale.
Hiện nay ET phục vụ trong nhiều quốc gia như Anh, Ý, TBN, Áo, Thụy Sĩ...Được đánh giá cao vì những cải tiến về tác chiến điện tử. Ngườ ta đánh giá khả năng thao diễn của nó chỉ thua F22. Các cuộc bay thử với F16 của Mỹ nó đều chiếm ưu thế.
năm 2005 tham mưu trưởng không quân Mỹ, người duy nhất bay cả F22 và ET đã phát biểu ET có những tính năng rất ấn tượng, mạnh mẽ và chế độ hiển thị thông tin rất dễ điều khiển. Khả năng không chiến cũng rất tốt.

lowresgld076091.jpg


Phi công bay thử người Ý
lowresgld097371.jpg



Một buổi diễn tập

lowrescpd5571888.jpg


lowrescpd5571812.jpg

lowresgld094575.jpg


lowresgld080660.jpg


lowresgld080658.jpg

Một buổi tập tại Nevada torng chương trình Green Flag

lowresgld082372.jpg


Tham mưu trưởng không quân Áo trong 1 lần bay thử. Không biết VN có bay thử kiểu này không, cũng hơi mạo hiểm nhỉ.
lowresdp018563.jpg


Hiện nay Ấn đang xem xét các máy bay cho dự án thay thế máy bay cũ của LX, có giá 12 tỷ đô nên ai cũng muốn chứng tỏ. Nga giới thiệu Mig35 và Mig 29. Pháp có Rafale (đã bị loại), Thụy Điển có Gripen, Mỹ có F16, F18. và dĩ nhiên cả ET. Hiện nay Ấn có lẽ là đội quân lớn với nhiều loại vũ khí nhất do họ không bị cấm vận. TQ bị cấm vận nên chỉ có hàng Nga.

ET đạt tốc độ siêu âm chỉ với 1 lần đốt, tương tự F22. Nó cũng có tốc độ cao M2. Vũ khí trang bị hầu như tương tự hàng Mỹ. Dù có nhiều ưu điểm về công nghệ, rất nhiều tính năng điện tử nhưng vì phát triển bởi các nhà máy ở các nước khác nhau nên chi phí máy bay cao, chậm tiến độ và bất đồng quan điểm về các phiên bản khiến cho ET hụt nhiều dự án, như Singapore từ chối và có thể Ấn sẽ xem xét đơn hàng từ Mỹ để đa dạng hóa vũ khí. Vì vậy chiếc ET đúng nghĩa là máy bay dành cho châu Âu. (Arap cũng có đơn hàng)
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
3/5/09
2.214
48
0
Động cơ phản lực đốt 1 lần thì họat động bình thường, không khí bị nén lại trước khi đi qua buồng đốt, tại buồng đốt sẽ trộn nhiên liệu với khí nóng này để tạo phản ứng nổ. Thể tích và nhiệt độ tăng lên tạo thành luồng phản lực đấy máy bay đi. 1 phần nguồn phản lực này được dẫn để quay cơ cấu nén khí ở đầu hút.
Luồng khí nén cũng dùng để đưa xen kẽ vào lớp vật liệu ống xả nhằm làm mát nó, và cũng đưa khắp thân máy bay để chống đông đá.

Động cơ có thể chế tạo thành 2 lần nổ khi luồng phản lực từ đợt đốt đầu không đi ra ngoài mà được phun nhiên liệu để tạo phản ứng nổ lần 2.
Nhược điểm của nó là do luồng hơi nóng của lần nổ thứ nhất đã cao, nay xảy ra phản ứng nổ tiếp thì sẽ rất nóng. Lâu dài sẽ làm cháy động cơ. Do đó không máy bay quân sự nào đốt 2 lần liên tục được. Chưa kể phải đốt 2 lần thì nhiên liệu mau hao hơn, tầm bay hạn chế hơn.

Trong lịch sử có 1 chiếc SR-71 là chiếc được vào biên chế chính thức với tốc độ bay liên tục đạt M3.3.
Nhưng nó không dùng kiểu đốt 2 lần thông thường mà dùng 1 động cơ lai giữa loại thường và ramjet. Nó có 1 cơ cấu nén khí đặc biệt gồm 2 đầu nén hình chóp. Không khí được nén ở 2 đầu vào, nó sẽ dùng các van biến thiên để tách ra, 1 phần vào tầng nén như bình thường, 1 phần nhờ 6 ống dẫn khí đi thẳng vào tầng đốt hậu. Tốc độ máy bay càng cao thì nhiệt độ không khí sau khi qua tầng nén lần đầu càng lớn. Khi đó tầng đốt hậu chỉ cần ít nhiên liệu cũng đủ cho phản ứng nổ. Nó dùng nhiên liệu để kiểm soát nhiệt độ chống tình trạng bị chảy ra như 2 lần đốt thông thường. Kiểu này chỉ hoạt động hiệu quả khi n1o đạt 1 tốc độ cao mà nhiệt độ không khí sau khi nén sơ cấp đủ nóng như đã nói.

Vì được thiết kế để hoạt động lâu ở tốc độ cao nên nó lại không đủ mạnh ở tốc độ thấp. Phải đánh đổi như vậy nên bản thân máy bay chỉ dùng làm do thám, không phải để không chiến. Nó trang bị hệ thống camera để chụp không ảnh. bản than nó không có tính tàng hình, nhưng do bay với tốc độ M3 và độ cao lớn nhất (26km) nên không ai bắt nó được, dù thấy trên rađa.

Ngày nay công nghệ vệ tinh làm cho nó thất nghiệp, Mỹ chỉ chú trọng vào tính tàng hình chứ không đòi hỏi bay nhanh, Nga cũng vậy.
Ngày xưa chiếc Mig 25 mà đốt lần 2 thì các loại khác ngửi khói (đạt m3.2). Có lần Mig 25 bị tên lửa bám theo mà không biết, khi phi công địch mở rađa để cập nhật vị trí của Mig cho tên lửa thì chiếc Mig phát hiện mình bị bắn, nó chỉ cần kích hoạt động cơ đốt 2 lần thì thoát khỏi.
Chiếc Mig này mọi người chê là LX hù phương tây, thật ra nó được làm ra thành công. Nó dùng vật liệu cũ vì nó phục vụ trong vùng khó khăn về hậu cần. Và mục tiêu là đánh chặn nên cần tốc độ nhanh, chặn đứng các loại máy bay do thám của Mỹ. Nó không dùng titan vì nó không cần giảm nhiệt, do chỉ bay tốc độ cao thời gian ngắn trước khi động cơ bị hỏng. Nói chung Mig 25 mà 1 máy bay thực dụng cho lX chứ không phải chạy đua thuần túy.
 
Hạng D
7/3/09
2.274
1.819
113
Em ko nghĩ là Mig 35 là máy bay thực dụng vì nó xài low tech, ko thể chịu đựng tốc độ siêu âm cao.. đặc biệt là Mach 3.. xăng mau cạn khi bay Mach 3.. Tốc độ này chỉ có thể xảy ra trong khoảng thời gian rất ngắn... càng bay siêu âm thì tuổi thọ engine càng giảm, chi phí bảo trì, TBO t ăng .. khiến cho em nó trở nên ko thực dụng

Bác SVG nói về SR 71 mà quên nhắc đến 1 điều là lúc cất cánh, thùng xăng SR 71 ko có khép kín, xăng bơm vô chảy ra liền.. do đó sau khi cất cánh, SR 71 cần phải aerial refueling.. Lúc này máy bay đã có tốc độ, kim loại titan giản ra, khép kín lại nên xăng ko còn rĩ ra.. Bác nào rành vụ này confirm lại giùm em.

Riêng về chủ đề máy bay, em đề nghị bác IMC làm chũ thớt..Lão IMC đã từng cầm lái Skyraider rồi.. thành tích bay củng khá nhiều..he..he
 
Hạng D
3/5/09
2.214
48
0
Công nghệ Mig 25 là thập niên 60. Không thể tạo ra máy bay nào hoạt động liên tục ở M3, ngay hiện nay cũng vậy, chứ nếu không có gì đặc biệt thì tất cả máy bay đều có thể bay với M3 thì tên lửa bây giờ làm sao bắn nổi.
LX thiết kế Mig 25 để hoạt động ở vùng phía Bắc lạnh giá. Công nghệ đèn chân không phù hợp với hậu cần lúc đó. Nếu đòi hỏi bảo dưỡng cao thì LX không thể theo nổi. Nó cũng phù hợp để không bị ảnh hưởng bởi các xung điện từ. và có ưu điểm để chế tạo rađa mạnh hơn khối NATO.
Mục tiêu của Mig khi đó cũng không phải là chiến đấu tầm dài (300km), nó chỉ nhờ vào tốc độ cao trong ngắn hạn để đánh chặn các loại máy bay do thám của Mỹ. Từ ngày Mig ra trận thì Mỹ hạn chế bay do thám hẳn.

Phương tây hỏi tại sao Mig 25 không phủ titan (LX có mỏ titan lớn nhất). Đơn giản vì titan chỉ làm giảm nhiệt, công nghệ hàn tiatn cũng rất đặc biệt, độ tinh của nước cũng ảnh hưởng tới mối hàn mà sau này người ta mới khám phá ra. Mig chỉ dùng trong khu vực động cơ. Hiện nay giảm nhiệt mới là mối quan tâm của máy bay hiện đại do công nghệ dẫn đường tên lửa bằng hồng ngoại phát triển mạnh. Ngày xưa thì khác.

Săng của SR-71 cũng là loại đặc biệt. Do thiết kế bay ở M3 nên mọi chi tiết phải có khe hở. Khi máy bay đậu thì xăng được giữ riêng, nó chỉ bị rò 1 ít thôi. Khi đủ độ nóng xăng mới bơm ra động cơ chính.
 
Hạng C
5/12/07
780
1.952
93
vnexpress.com.vn
Bác Sinhviengia quả thật là 1 chuyên gia về "hàng" quân sự . Sẵn đây bác cho em hỏi về tai nạn trong lúc biểu diễn nhào lộn của chiếc Su 27 tại Balan . Theo kết luận là do 1 con chim va vào động cơ, tuy nhiên em ngờ ngợ thông tin trên chỉ che dấu 1 sự cố kỹ thuật nào đó mà họ không dám công bố thôi .
1- Được biết Su 27 đến nay được xem là loại chiến đấu hạng nặng, cũng khá hiện đại, có 2 động cơ (em nhìn ảnh), vậy nếu 1 động cơ có va chạm với chim dẫn đến hư động cơ đó, thì động cơ còn lại vẫn có thể duy trì máy bay đáp trở lại chứ ?
2- Trong quá trình huấn luyện phi công chiến đấu, giai đoạn huấn luyện thoát thân khẩn cấp có được thực hành thực tế hay không, hay chỉ dạy trên lý thuyết ? Vì em nghe nói động tác này cũng khá nguy hiểm cho phi công . Tại sao cả 2 phi công đó khi đã đưa máy bay ra khỏi khu dân cư rồi thì không thực hiện động tác thoát thân khẩn cấp để đến nỗi phải mất mạng ?
3- Nghe nói tại các buổi trình diễn máy bay, người ta phải lắp máy siêu âm để xua đuổi chim, thế thì tại sao lại có việc va chạm với chim như thế, hay đó chỉ là xác xuất ?
Cám ơn bác nhé !
 
Hạng D
3/5/09
2.214
48
0
Su 27 có 2 động cơ, 1 trong những lý do có khoảng cách đặt xa là tăng độ an toàn. Khi nó hỏng 1 cái thì cơ cấu lấy gió cũng bù trừ giúp nó không rơi như chim đâu. Nhiều loại 1 động cơ còn được dự phòng bằng điện để không rơi mà.
Chiếc rơi ở BaLan em nghe nói phi công cố lái ra ngoài nên nhay không kịp. Em có xem 2 cuốn băng ghi hình nhưng không thấy bất thường gì cả. Chỉ đến khi nó hoàn tất cú bổ nhào và lấy lại độ cao thì mới hỏng động cơ. Do độ cao thấp lại đang bổ nhào nên khó lấy cân bằng hơn.
Góc quay không cho thấy máy bay nghiêng nhưng 1 phi công ở đó nói rằng khi mất độ cao phi công cố lái khỏi những tòa nhà ở độ cao chỉ 150m và máy bay lật nghiêng do mất cân bằng nên không nhảy kịp.

Nếu họ nhảy dù thì không ai thiệt mạnh cả, nhưng khi đó khu dân cư sẽ bị dính.
Su 27 Vn cũng bị mất 1 chiếc đấy, khi bay ngoài biển. Ấn cũng mất 1 chiếc Su 30MKI mới đây rất vô duyên vì thao tác của phi công sai, tắt nhầm hệ thống máy tính, phi công phụ thì bị kẹt do hệ thống điện của ghế bay bị phơi nắng quá nên mát. Nhiều sự cố rất lạ.
Các máy bay cũ bay càng nhiều càng dễ rớt, Mỹ bay nhiều nhưng không rớt do họ bảo trì đúng hạn, cũ là vứt. 1 giờ bay của họ mất vài chục giờ bão trì. cái gì cũng có giá của nó cả.
Máy xua chim thì sân bay nào cũng có nhưng chắc nhiều con nó ....điếc. Với lại bay ở độ cao thấp nhưng xa sân bay thì chim nó không sợ đâu. Mấy ông phi công sợ ăn chim lắm :D
 
imc
Hạng C
1/9/06
934
1
18
Nhiều loại 1 động cơ còn được dự phòng bằng điện để không rơi mà. ???
 
Hạng D
3/5/09
2.214
48
0
Chiếc gripen đó bác, 1 động cơ phản lực. Nếu bị hỏng thì năng lượng được cấp từ Microturbo APU giúp nó đủ khả năng đáp.
 
Hạng B2
11/12/07
405
12.080
93
Xin giới thiệu với Các Bác Kamov Ka-52 "Alligator"
của gấu Nga quảng cáo vượt trội 20 năm so với cá nước khác, thiết kế đặc biệt đó là có hai cánh quạt quay theo hai chiều khác nhau, không cần cánh quạt đuôi.
Do không có quạt ở đuôi nên Điều khiển K-52 đơn giản hơn nhiều so với loại truyền thống, giống như so sánh lái xe số tự động & số sàn.[link=http://www.aviastar.org/helicopters_eng/ka-52.php]
[link]http://www.aviastar.org/helicopters_eng/ka-52.php[/link][/link]