Thảo Luận Chung Có nên di dời Ga Hà Nội?

Hạng B2
19/2/09
319
397
63
Bộ GTVT có chủ trương di dời đường sắt quốc gia ra khỏi trung tâm TP. Hà Nội, nhường lại mặt bằng để phát triển giao thông đô thị, nghĩa là trong nội thành Hà Nội chỉ có đường sắt đô thị, không có đường sắt quốc gia.
Tôi cho rằng đây là một sai lầm:
1. Di dời đường sắt quốc gia ra khỏi trung tâm Hà Nội không ngăn được người dân đổ về trung tâm, mà chỉ bắt buộc họ phải chuyển sang loại phương tiện khác: Đường sắt đô thị, xe buýt, taxi...để vào trung tâm.
2. Muốn giải quyết vấn đề gây ách tắc của đường sắt đối với đô thị, hoàn toàn có thể hạ ngầm đường sắt quốc gia đoạn đi vào trung tâm thành phố. Với nguồn lực quốc gia, việc xây dựng chục km đường sắt ngầm không hề khó.
3. Nhiều nước trên thế giới vẫn có ga đường sắt ở trung tâm thành phố, tất nhiên là chạy ngầm, cực kỳ thuận lợi cho người dân trong việc đi chuyển vào trung tâm hay kết nối với các tuyến giao thông đô thị khác. Ví dụ, Ga Tokyo ở trung tâm Tokyo vừa là ga chính cho các chuyến tầu Shinkansen, vừa là ga subway cho nhiều tuyến tầu điện ngầm ở các tầng khác nhau. Người dân từ phía Bắc hoặc phía Nam Nhật Bản có thể đi thẳng vào trung tâm Tokyo, chuyển sang tầng khác để đi đến nơi mong muốn cực kỳ thuận lợi.
* Tôi cho rằng: Đường sắt quốc gia cần phải đi tới trung tâm Hà Nội, tất nhiên là hạ ngầm đoạn qua trung tâm, và kết nối với đường sắt đô thị (tầu điện ngầm) của Hà Nội tại chính ga Hà Nội hiện nay.
 
Tập Lái
6/8/14
37
7.569
83
Có nên di dời Ga Hà Nội?

Ga Hàng Cỏ giai đoạn xây dựng trên báo chí Hà Nội năm 1901
Trước năm 1900, khu vực này thuộc Thôn Tứ Mỹ. Gọi là Hàng Cỏ nhưng chắc chắn chưa là một phố mà chỉ là một bãi đất ven đường xung quanh là đống nước và bãi cỏ mênh mông. Người ta cắt cỏ xong không thể đem vào thành bán mà bán ngay ở rệ đường. Có lẽ trong những thứ " hàng" ở Thăng Long thì cỏ là một trong những thứ hàng rẻ tiền nhất và nơi bán cũng thuộc dạng " nguyên thủy" nhất.
Tuy vậy, cái tên Hàng Cỏ rất mộc mạc và đầy sức sống như cỏ . Vì thế dù có bao nhiêu cái tên được đặt ở đây nhưng cái tên Hàng Cỏ vẫn sống mãi trong ký ức người Hà Nội.