RE: Đèn pha ôtô - Lịch sử và Hiện tại
Đèn pha ôtô hiện đại
Các loại đèn pha hiện đại phát sáng bằng điện, lắp từng đôi, một hoặc hai cái mỗi bên ở phía trước xe. Hệ thống đèn pha phải có chức năng chiếu gần (đèn cốt) và chiếu xa (đèn pha). Yêu cầu này có thể được đáp ứng nhờ một chiếc đèn riêng biệt cho mỗi chức năng hoặc một chiếc đèn đa chức năng. Đèn pha (ở một số nước còn gọi là luồng sáng chính, luồng sáng cao hoặc luồng sáng chủ đạo), phát ra luồng ánh sáng chiếu thẳng, đem lại khoảng nhìn xa nhưng quá chói, không an toàn cho các phương tiện cơ giới khác đang chạy trên đường. Bởi vì không có sự kiểm soát đặc biệt nào của ánh sáng chiếu lên cao, đèn pha cũng gây ra sự chói mắt do sự phản xạ của các giọt nước mưa, sương mù, tuyết. Đèn cốt (luồng sáng thấp) có sự kiểm sóat chặt chẽ của ánh sáng hướng lên và ánh sáng chủ yếu chiếu xuống dưới, hắt sang phải (đối với các nước có có hệ thống giao thông bên phải) hoặc hắt sang trái (đối với các nước có hệ thống giao thông bên trái) nhằm đảm bảo an toàn cho người điều khiển xe cơ giới khi nhìn về phía trước mà không bị chói mắt hoặc bị phản xạ.
Có hai tiêu chuẩn khác nhau về chùm sáng và cấu trúc đèn pha được sử dụng trên thế giới là tiêu chuẩn của Ủy ban kinh tế Liên hợp quốc châu Âu (UNECE) và Hiệp hội các kỹ sư ôtô của Mỹ (SAE). Thực tế thì tiêu chuẩn của UNECE được áp dụng và bắt buộc đối với tất cả các nước công nghiệp trừ Mỹ, và tiêu chuẩn SAE chỉ được áp dụng duy nhất ở Mỹ. Sự khác biệt cơ bản giữa hai tiêu chuẩn này là ở lượng ánh sáng của đèn cốt được phép chiếu tới người điều khiển xe cơ giới khác (tiêu chuẩn SAE cho phép độ sáng nhiều hơn) và lượng ánh sáng tối thiểu cần chiếu thẳng xuống đường (SAE yêu cầu nhiều hơn) và một số vị trí đặc thù trong luồng ánh sáng có mức độ sáng tối đa và tối thiểu cũng được qui định. Đèn cốt theo tiêu chuẩn ECE có đặc điểm là có một đường phân chia ánh sáng rõ rệt nằm ở phía trên cùng của luồng sáng. Ở phía dưới của đường này là sáng, còn ở phía trên thì tối. Phía của đường phân chia này đối diện với các phương tiện ngược chiều (phía bên trái với các nước có hệ thống giao thông bên trái và phái với các nước có hệ thống giao thông ở bên phải) sẽ hất lên hoặc giật cấp lên để chiếu sáng vào các biển báo và người đi bộ.
(Còn tiếp)
Đèn cốt SAE có thể có hoặc không có một đường phân chia rõ rệt và nếu có thì cũng dưới nhiều hình dạng khác nhau. Những người ủng hộ mỗi hệ thống ánh sáng đều cho hệ thống kia là không phù hợp và không an toàn. Những người ủng hộ hệ thống SAE của Mỹ cho rằng đường phân chia luồng sáng thấp của hệ thống ECE làm giảm tầm nhìn và lượng sáng chiếu tới biển báo, còn những người ủng hộ hệ thống ECE lại cho rằng hệ thống SAE phát ra quá nhiều ánh sáng chói. Những nghiên cứu cho cả hai hệ thống SAE và ECE chỉ ra rằng có rất ít hoặc hầu như không có ưu thế an toàn nào đối với cả hai hệ thống luồng sáng này. Sự chấp nhận và bác bỏ hai hệ thống SAE và ECE của các nước đều được dựa trên cơ sở tập quán và triết học.
Đèn pha ôtô hiện đại
Các loại đèn pha hiện đại phát sáng bằng điện, lắp từng đôi, một hoặc hai cái mỗi bên ở phía trước xe. Hệ thống đèn pha phải có chức năng chiếu gần (đèn cốt) và chiếu xa (đèn pha). Yêu cầu này có thể được đáp ứng nhờ một chiếc đèn riêng biệt cho mỗi chức năng hoặc một chiếc đèn đa chức năng. Đèn pha (ở một số nước còn gọi là luồng sáng chính, luồng sáng cao hoặc luồng sáng chủ đạo), phát ra luồng ánh sáng chiếu thẳng, đem lại khoảng nhìn xa nhưng quá chói, không an toàn cho các phương tiện cơ giới khác đang chạy trên đường. Bởi vì không có sự kiểm soát đặc biệt nào của ánh sáng chiếu lên cao, đèn pha cũng gây ra sự chói mắt do sự phản xạ của các giọt nước mưa, sương mù, tuyết. Đèn cốt (luồng sáng thấp) có sự kiểm sóat chặt chẽ của ánh sáng hướng lên và ánh sáng chủ yếu chiếu xuống dưới, hắt sang phải (đối với các nước có có hệ thống giao thông bên phải) hoặc hắt sang trái (đối với các nước có hệ thống giao thông bên trái) nhằm đảm bảo an toàn cho người điều khiển xe cơ giới khi nhìn về phía trước mà không bị chói mắt hoặc bị phản xạ.
Có hai tiêu chuẩn khác nhau về chùm sáng và cấu trúc đèn pha được sử dụng trên thế giới là tiêu chuẩn của Ủy ban kinh tế Liên hợp quốc châu Âu (UNECE) và Hiệp hội các kỹ sư ôtô của Mỹ (SAE). Thực tế thì tiêu chuẩn của UNECE được áp dụng và bắt buộc đối với tất cả các nước công nghiệp trừ Mỹ, và tiêu chuẩn SAE chỉ được áp dụng duy nhất ở Mỹ. Sự khác biệt cơ bản giữa hai tiêu chuẩn này là ở lượng ánh sáng của đèn cốt được phép chiếu tới người điều khiển xe cơ giới khác (tiêu chuẩn SAE cho phép độ sáng nhiều hơn) và lượng ánh sáng tối thiểu cần chiếu thẳng xuống đường (SAE yêu cầu nhiều hơn) và một số vị trí đặc thù trong luồng ánh sáng có mức độ sáng tối đa và tối thiểu cũng được qui định. Đèn cốt theo tiêu chuẩn ECE có đặc điểm là có một đường phân chia ánh sáng rõ rệt nằm ở phía trên cùng của luồng sáng. Ở phía dưới của đường này là sáng, còn ở phía trên thì tối. Phía của đường phân chia này đối diện với các phương tiện ngược chiều (phía bên trái với các nước có hệ thống giao thông bên trái và phái với các nước có hệ thống giao thông ở bên phải) sẽ hất lên hoặc giật cấp lên để chiếu sáng vào các biển báo và người đi bộ.
(Còn tiếp)

Đèn cốt SAE có thể có hoặc không có một đường phân chia rõ rệt và nếu có thì cũng dưới nhiều hình dạng khác nhau. Những người ủng hộ mỗi hệ thống ánh sáng đều cho hệ thống kia là không phù hợp và không an toàn. Những người ủng hộ hệ thống SAE của Mỹ cho rằng đường phân chia luồng sáng thấp của hệ thống ECE làm giảm tầm nhìn và lượng sáng chiếu tới biển báo, còn những người ủng hộ hệ thống ECE lại cho rằng hệ thống SAE phát ra quá nhiều ánh sáng chói. Những nghiên cứu cho cả hai hệ thống SAE và ECE chỉ ra rằng có rất ít hoặc hầu như không có ưu thế an toàn nào đối với cả hai hệ thống luồng sáng này. Sự chấp nhận và bác bỏ hai hệ thống SAE và ECE của các nước đều được dựa trên cơ sở tập quán và triết học.
Last edited by a moderator:
RE: Đèn pha ôtô - Lịch sử và Hiện tại

Tiếp đê bác Narva Em chưa hiểu lắm về HID,XENON hay Bi Xenon vô web Narva của bác cũng hổng có thấy
đợi bác đấy