Các bác có xem 1 số film giới thiệu về các cty Nhật được chiếu tại VJCC không. Em tình cờ xem được và thấy rất hay, kể về sự phát triển của các Cty Nhật. Nhìn chung, các công ty Nhật phát triển được là nhờ siêng năng. Ông bà ta thường nói "Cần cù bù thông minh" Em nghĩ Việt Nam hoàn phát triển như Nhật được chỉ cần tuân thủ theo lời dạy dân gian.
Tối qua xem về Honda nhưng em lại không ấn tượng về Cty Nhật này mà lại có 1 ấn tượng khác.
Câu chuyện về Honda như thế này:
Khởi đầu Honda đúng là 1 trong những cty hàng đầu trong chế tạo xe máy, và vị trí đó đến giờ vẫn còn nguyên giá trị. Được sáng lập bởi Soichiro Honda, một nhà quản lý miệng nói tay làm. Nhưng nhiều khi nói nhiều quá làm cho lính ở dưới nó rối.
Sau thành công xe máy, đến 1966 thì Honda chuyển sang chế tạo xe hơi, chiếc xe đầu tiên là N360. Đây là thời kỳ hoàn kim của Honda, vượt mặt tất cả các công ty chế tạo oto khác tại Nhật về doanh số. Nhà máy sản xuất ngày đêm mà không đủ số lượng cung cấp. Có thể nói N360 phổ biến ngang với VW Beetle. Nên ai còn sở hữu N360 đến giờ này là 1 chiếc xe quý giá gắn liền với sự khởi đầu sx oto của Honda, tiền thân cho những chiếc Accord, Civic, Acura bây giờ. Thế nhưng sự đời lên hương thì đùng 1 cái, Honda bị tố tội danh "Giết người" vì làm ra chiếc xe N360 không an toàn, sau khi có 1 khách hàng đi xe này bị tai nạn chết. Câu chuyện N360 làm ra có đặc tính như Tata Nano của Ấn độ bây giờ, vẫn bán chạy như tôm tươi. Mặc dù, sau khi điều tra không có kết luận sai phạm gì nhưng Honda lúc này cực kỳ khó khăn vì người sử dụng bắt đầu hoài nghi 1 cty Nhật lùn chuyên sx xe máy thì làm sao có thể làm ra 1 chiếc oto an toàn được. Doanh số sụt giảm chỉ còn 20%. Người tiêu dùng trở lại với Big Three và xe Mỹ vẫn là đỉnh.
Hoạt động không hiệu quả thì đến năm 1970, Thượng viện Mỹ bắt đầu thông qua luật Muskie, yêu cầu giảm lượng khí thải xuống còn 1/10 so hiện nay trong vòng 5 năm. Nếu ai không đạt thì đừng hòng lưu hành xe tại Mỹ. Lúc này, Big Three la ó phản đối kich liệt. Honda không còn cách nào khác muốn sinh tồn thì phải làm theo yêu cầu.
Ban đầu, để giảm khí thải thì suy nghĩ trươc tiên là giảm tiêu hao nhiên liệu bằng cách bóp xăng cho vào Caburator ít đi. Nhưng làm như vậy thì động cơ rất yếu, không còn là xe hơi nữa mà thành xe máy mất rồi. Càng bóp thì động cơ hết nổ luôn.
Đang ngày đêm suy nghĩ, mà công nhận người Nhật làm việc giống như tự sát vậy, cả mấy tháng trời toàn ngủ lại cty chừng 2h/đêm, mà cuối cùng cũng potay.com.
Đến năm 1972, tình cờ 1 kỹ sư Nhật kiếm đâu được bí kiếp của USSR nói về cách chế tạo động cơ hạn chế khí thải, tiết kiệm nhiên liệu. Hóa ra cái động cơ nổ này Liên Xô làm được từ 1950 khi kinh tế thế giới lúc đó khó khăn sau WarII.
Xem toàn bộ film thì em ấn tượng nhất chi tiết này, SoViet giỏi quá còn gì, em đoán là còn nhiều phát minh, ứng dụng nữa mà thế giới copy của SoViet đang còn sử dụng mà ta chưa biết. Thế mà chẳng ai biết để cảm ơn SoViet , toàn thấy USA, EU, Japan là số 1 về chế tạo.
Trở lại vấn đề động cơ tiết kiệm nhiên liệu, hạn chế khí thải mà Honda đặt tên là CVCC. Kỹ sư Nhật phát hiện người Nga đặt thêm 1 bình xăng phụ nhỏ nằm trong bộ Caburator, chính bình xăng này chỉ cần cung cấp 1 lượng xăng nhỏ, nhưng vẫn làm động cơ nổ được & sinh đủ công suất. Như bắt được vàng, Honda bắt đầu đẩy mạnh nghiên cứu hoàn thiện & trình làn động cơ hạn chế khí thải theo luật Muskie đầu tiên trên thế giới vào 12/1973 (sớm hơn quy định 2 năm). Đây là thời điểm Honda hồi sinh sau khi các hãng oto khác Big Three phải theo Honda năn nỉ học hỏi nếu không muốn bị chính phủ cấm sx.