NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Với tài liệu này mong rằng tất cả mọi nguời không phải di học mà vẫn lấy được chứng chỉ
1. Xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo toàn dân xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là một xã hội:
- Do nhân dân lao động làm chủ.
- Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu.
- Có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có đủ điều kiện phát triển toàn diện, đầy đủ năng lực của mình.
- Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.
- Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới.
Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, kiên trì lựa chọn con đường xây dựng Chủ nghĩa xã hội và đã biết rút kinh nghiệm về sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu để xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện thời đại mới, phù hợp với điều kiện của đất nước ta đem lại độc lập, tự do thực sự cho đất nước và ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.
2. Khái niệm về phẩm chất đạo đức:
2.1. Khái niệm chung về phẩm chất đạo đức.
Phẩm chất đạo đức bao gồm các phạm trù cơ bản sau:
A. Ý thức nghĩa vụ và tình cảm nghĩa vụ.
Con người sống trong xã hội ai cũng có những nhu cầu và lợi ích riêng, đồng thời ai cũng muốn được thoả mãn những nhu cầu và lợi ích ấy. Muốn vậy con người phải lao động, sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ cho cuộc sống của mình. Lao động và cuộc sống xã hội đòi hỏi sự bình đẳng, đoàn kết, hợp tác giúp đỡ lẫn nhau nhằm đạt hiệu quả lao động cao và có đời sống tốt đẹp hơn. Vì vậy, mỗi cá nhân phải có ý thức nghĩa vụ là kết hợp hài hoà những nhu cầu và lợi ích của mình với nhu cầu và lợi ích của người khác, của toàn xã hội. Trong quá trình giao tiếp xã hội, con người nảy sinh dần tình cảm trách nhiệm, tôn trọng đối với nhu cầu và lợi ích của người khác, của xã hội, trở thành một nhu cầu tình cảm, biết tự nguyện đặt nhu cầu và lợi ích cá nhân trong nhu cầu và lợi ích chung của toàn xã hội, thôi thúc con người thực hiện nghĩa vụ của mình với xã hội, trở thành có tình cảm nghĩa vụ.
b. Nghĩa vụ pháp lý và nghĩa vụ đạo đức:
Trong xã hội hiện nay, điều chỉnh hành vi của con người là pháp luật. Pháp luật quy định rõ cái gì được làm và nên làm, cái gì không được làm không nên làm, quy định các chuẩn mực hành vi của con người trong xã hội. Tuy nhiên trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội, thôn xóm, gia đình... hiện nay đạo đức vẫn điều chỉnh hành vi của con người.
Đạo đức quy định các chuẩn mực hành vi mà con người cảm nhận rõ mình có nghĩa vụ phải tự giác tuân theo dù không có quy định của pháp luật.
Vì vậy, nghĩa vụ cũng bao gồm cả nghĩa vụ pháp lý và nghĩa vụ đạo đức. Con người ý thức được phải tôn trọng các quy định của pháp luật như là phục tùng sự công bằng, sự cần thiết khách quan không chế cưỡng lại được, dù mình muốn hay không muốn; mặt khác con người cũng ý thức được cần phải có tình cảm tự nguyện, tự giác thực hiện chuẩn mực đạo đức chung của xã hội, thực hiện nghĩa vụ đạo đức.
c. Hành vi đạo đức và tình cảm đạo đức:
Con người sống là phải có hành động. Hành động của con người có loại do bản năng chi phối, là phản xạ tự nhiên đối với sự kích thích bên ngoài gọi là hành động bản năng. Nhưng hầu hết các hành động của con người lại là hành động tự giác, có mục đích rõ rệt, có suy tính và ít nhiều hình dung được kết quả của nó. Những hành động này là hành động có động cơ và được gọi là hành vi của con người. Động cơ đó là nhân tố chủ quan thúc đẩy con người hành động, động cơ thế nào thì hành vi thế ấy.
Hành vi đạo đức là những hành vi của con người có động cơ bên trong phù hợp với các yêu cầu và chuẩn mực đạo đức của xã hội, của nhân dân, những động cơ cao thượng, vô tư, xuất phát từ sự thông cảm và tình yêu thương thực sự đối với người khác.
Con người sống trong xã hội, ngoài yêu cầu hành động còn có tình cảm, đó là những nhân tố bên trong của tâm hồn con người, thể hiện thái độ cảm xúc của con người đối với hiện thực khách quan.
Tình cảm của con người bao gồm: Tình cảm trí tuệ (lòng ham hiểu biết, sự say mê khoa học, say mê nghiên cứu tìm tòi...); tình cảm thẩm mỹ (yêu âm nhạc, nghệ thuật, văn học, yêu cái đẹp, yêu sự hài hoà...); tình cảm đạo đức (lòng nhân ái, yêu sự công bằng, yêu lao động, ghét ăn bám, bóc lột, yêu dân chủ và bình đẳng, ghét áp bức bất công...)
Tình cảm đạo đức là những tình cảm của con người do các quan niệm đạo đức, các chuẩn mực đạo đức chi phối, trở thành động lực bên trong của các đức tính, nhu cầu thực hiện hành vi đạo đức, là động cơ của hành vi đạo đức.
Tình cảm đạo đức khi có ý nghĩa tính tích cực (lòng yêu thương, đồng cảm quý mến...), khi thì lại có ý nghĩa tiêu cực (lòng ghen ghét đố kỵ...). Khi tình cảm đạo đức có ý nghĩa tiêu cực và biểu hiện xấu xa thì đó là thói vô đạo đức.
d. Lương tâm:
Tình cảm đạo đức của mỗi người và năng lực tự đánh giá hành vi đạo đức của chính mình, đó là lương tâm.
Khi con người có tình cảm đạo đức mạnh, luôn thực hiện những hành vi đạo đức tốt thì lương tâm con người đó trong sáng và yên ổn. Khi con người có tình cảm đạo đức chưa đủ mạnh, lúc đó còn có những hành vi trái với chuẩn mực đạo đức xã hội, có những hành động sai lầm thì lương tâm vị cắn rứt, không yên ổn.
Khi một người nào đó thường xuyên làm điều ác mà không ăn năn, hối hận, bực bội với chính mình vì đã mắc sai lầm, không biết xấu hổ sợ xã hội chê trách, lên án, làm hoen ố nhân phẩm và danh dự của chính mình, không có sự cắn rứt lương tâm thì người đó là người vô đạo đức.
Lương tâm là một tình cảm tốt đẹp, thôi thúc con người vươn lên những giá trị đạo đức đẹp đẽ, cao thượng giữ được lương tâm trong sạch.
e. Nhân phẩm và danh dự:
Nhân phẩm là giá trị đạo đức cao đẹp của mỗi người, là điều mà ai cũng quan tâm và chăm lo giữ gìn trừ một kẻ đặc biệt xấu xa. Những giữ được nhân phẩm đó ở mọi nơi mọi lúc trong hoàn cảnh là một điều khó khăn.
Nhân phẩm (còn gọi là phẩm giá) của con người là toàn bộ những giá trị đạo đức cao đẹp mà con người đó đã đạt được, là giá trị làm người của mỗi con người.
Người có nhân phẩm là người có những hiểu biết tốt đẹp sau:
- Có lương tâm trong sáng, động cơ hành vi hợp đạo đức, có nhu cầu và tinh thần và xã hội phát triển cao, lành mạnh.
- Thực hiện tốt các nghĩa vụ đạo đức đối với xã hội đối với người khác.
- Thực hiện tốt các chuẩn mực đạo đức tiến bộ.
Xã hội đánh giá cao người có nhân phẩm, được kính trọng và có vinh dự lớn. Người không có nhân phẩm sẽ bị xã hội coi thường, thậm chí khinh rẻ.
Danh dự là nhân phẩm của con người đã được xã hội cũng như chính bản thân người đó đánh giá, công nhận. Mỗi người đều có quyền đánh giá công dân nhân phẩm của mình, nhưng sự đánh giá và công nhận của xã hội thường vẫn có ý nghĩa quyết định.
Danh dự có ý nghĩa rất lớn đối với con người. Trừ một số kẻ đặc biệt xấu, người ta ai cũng có danh dự mà chính mọi người phải giữ gìn và mọi người trong xã hội phải tôn trọng, không được xúc phạm. Giữ gìn danh dự là sức mạnh tinh thần thúc đẩy con người làm điều tốt và ngăn cản con người làm điều xấu.
Con người cũng phải có lòng tự trọng, chăm lo tự trọng, chăm lo giữ gìn nhân phẩm và danh dự của mình đồng thời luôn luôn tôn tạo nhân phẩm, danh dự của người khác, không được có hành vi thô bạo xúc phạm đến những giá trị đạo đức và nhân phẩm của người khác. Người có lòng tự trọng sẽ được xã hội quý trọng và sự quý trọng của xã hội càng củng cố lòng tự trọng của mỗi cá nhân. Người càng có lòng tự trọng cao càng biết quý nhân phẩm và danh dự của người khác.
f. Hạnh phúc và tình yêu:
Trong cuộc sống của cá nhân, những kích thích bên ngoài, những tác động của hiện thực khách quan đã ảnh hưởng tới con người và gây ra những cảm xúc rung cảm, làm cho con người vui sướng hoặc đau khổ ở nhiều mức độ khác nhau, tuỳ theo con người được thoả mãn hoặc không thoả mãn nhu cầu lợi ích, những mong ước chủ quan để đảm bảo sự sống và phát triển của mình.
Nhu cầu của con người rất phong phú và đa dạng, có thể gồm: nhu cầu vật chất (như ăn, mặc, ở, đi lại...) nhu cầu tinh thần (như học tập, nghiên cứu sáng tạo, thưởng thức văn hoá nghệ thuật ...), nhu cầu giao tiếp và hoạt động xã hội. Con người luôn vươn tới sự thoả mãn nhu cầu vì khi đã thoả mãn được nhu cầu này thì con người lại nảy sinh những nhu cầu mới cao hơn, phức tạp hơn đòi hỏi được thoả mãn giao tiếp.
Khi con người được thoả mãn nhu cầu lợi ích của mình thì con người có cảm xúc vui sướng, thích thú, khoan khoái... và thoả mãn v.v.. lúc đó con người cảm thấy hạnh phúc..
Cảm xúc của con người luôn gắn với từng cá nhân cụ thể cho nên nói đến hạnh phúc trước tiên là nói đến hạnh phúc cá nhân. Tuy vậy con người sống trong xã hội phải có nghĩa vụ đối với mọi người đem lại lợi ích và hạnh phúc cho mọi người, phục vụ lợi ích và hạnh phúc của xã hội. Vì vậy con người phải chăm lo xây dựng hạnh phúc cho mình và cho mọi người.
Con người sống không thể tách khỏi xã hội, tách khỏi môi trường hoạt động đó là đất nước, núi sông, vùng trời, vùng biển, đảo và quần đảo. Trong môi trường đó có chế độ chính trị và quan hệ xã hội, có tiếng nói, chữ viết, có phong tục tập quán tôn giáo và nền văn hoá lâu đời được gọi là Tổ Quốc, là từ để gọi đất nước một cách thiêng liêng trừu mến.
Lòng yêu nước là một tình cảm tự nhiên đã có từ lâu đời, nó được lớn dần lên cùng với sự mở rộng quan hệ của con người với đất nước. Qua nhiều thế hệ tình yêu được củng cố, được kế thừa những giá trị tinh hoa và được nâng lên mãi, có xu hướng mong muỗn đem toàn bộ hoạt động của mình phục vụ lợi ích của Tổ Quốc.
Tình yêu đất nước bắt nguồn từ:
- Tình yêu đối với những người thân thiết nhất, gần gũi nhất của mỗi người trong xã hội như: Tình yêu cha mẹ, vợ con, chị em, họ hàng, tình yêu lứa đôi và những người xung quanh mình.
- Tình yêu quê hương, lúc đầu là thôn xóm, lãng xã nơi mình sinh ra, nơi gắn bó những kỷ niệm thời thơ ấu. Khi con người lớn lên, hoạt động xã hội mở rộng thì quê hương là huyện, tỉnh hoặc thành phố của mình và lớn nhất là đất nước.
- Từ tình yêu người thân, yêu xung quanh và yêu quê hương, mỗi người tiến dần đến tình yêu đất nước, yêu nhân dân.
2.2. Khái niệm về đạo đức con người mới xã hội chủ nghĩa:
Phẩm chất đạo đức con người mới xã hội chủ nghĩa cũng bao gồm đầy đủ các phạm trù đạo đức cơ bản đã nêu ở điều 2.1. Tuy nhiên, Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo toàn dân xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vì vậy đạo đức của con người mới xã hội chủ nghĩa còn bao gồm phạm trù sau:
a. Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa Quốc tế:
Khi nói đến lòng yêu nước là nói đến tình cảm đạo đức. Nhưng khi nói đến chủ nghĩa yêu nước là nói đến một phạm vi rộng lớn, đến một nguyên tắc đạo đức và chính trị, là một tình cảm xã hội mà nội dung là tình yêu và lòng trung thành đối với Tổ Quốc, là lòng tự hào về quá khứ và hiện tại của Tổ Quốc xã hội chủ nghĩa, ý trí bảo vệ những lợi ích của Tổ Quốc xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa yêu nước chi phối mọi chuẩn mực hành vi đạo đức và hoạt động chính trị của mọi người dân trong đất nước và là một tình cảm, là một tư tưởng thiêng liêng cao quý nhất.
Trong giai đoạn hiện nay chủ nghĩa yêu nước được biểu hiện chủ yếu trên các mặt sau:
- Xây dựng đất nước giàu mạnh.
- Bảo vệ Tổ Quốc xã hội chủ nghĩa.
- Phát huy truyền thống tốt đẹp và nâng cao lòng tự hào dân tộc, khắc phục các khó khăn to lớn trước mắt, đưa đất nước tiến lên một giai đoạn phát triển mới.
Thế giới mà chúng ta đang sống gồm nhiều quốc gia và quan hệ quốc tế luôn tồn tại những mối quan hệ giữa các quốc gia và quan hệ quốc tế, chính là những mối quan hệ quốc tế và lòng nhân ái giữa người nước này với người nước khác là nền tảng của tinh thần Quốc tế và chủ nghĩa Quốc tế.
Khi nói đến tinh thần Quốc tế, mới nói đến một tình cảm đẹp đẽ, nhưng khi nói đến chủ nghĩa Quốc tế là nói đến một nguyên tắc căn bản của hệ tư tưởng của giai cấp công nhân các nước là đoàn kết, đấu tranh với chủ nghĩa Tư bản, giải phóng xã hội và giải phóng dân tộc.
Trong giai đoạn hiện nay chủ nghĩa Quốc tế được biểu hiện như sau:
- Phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng và cùng có lợi với tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị xã hội khác nhau trên cơ sở 5 nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình.
- Ủng hộ các Đảng cộng sản và công nhân, các phong trào cách mạng trong cuộc đấu tranh vì những mục tiêu chung của thời đại, thiết lập và mở rộng quan hệ các Đảng và các lực lượng đấu tranh chống các thế lực gây chiến, áp bức, bóc lột các nước chậm tiến, vì hoà bình thế giới và tiến bộ xã hội.
- Phát triển quan hệ hợp tác, hữu nghị giúp đỡ lẫn nhau với các nước đang phát tiển. Mở rộng sự hợp tác cùng có lợi với các nước phát triển.
b. Quan điểm và thái độ đúng đắn đối với lao động.
Lao động có giá trị rất to lớn. Đối với từng người, nó là nguồn gốc để có được các phương tiện sống, để nuôi bản thân và gia đình. Đối với xã hội, đó là nguồn gốc của mọi tài sản xã hội, mọi tiến bộ vật chất, làm cho xã hội ngày càng văn minh hơn, hoàn thiện hơn. Trong lao động hiểu biết được nảy sinh và trí sáng tạo được phát triển. Lao động giúp cho người ta có thể làm đẹp thêm cuộc sống của mình và tạo thêm điều kiện cho con người nâng cao thêm nhận thức về cái đẹp để ngày càng sống đẹp hơn. Thái độ với lao động là một chuẩn mực quan trọng để đo phẩm giá con người, con người chỉ được tôn trọng khi có thái độ lao động đúng đắn, thể hiện trên những điểm chủ yếu sau:
- Coi trọng cả lao động trí óc lẫn lao động chân tay.
- Lao động cần cù khoa học, lao động năng suất và chất lượng.
- Chống lười biếng và dối trá, chống làm ăn cẩu thả, tuỳ tiện.
- Chăm lo thực hành tiết kiệm, kiên quyết đấu tranh chống tham ô lãng phí.
c. Chủ nghĩa tập thể, chủ nghĩa xã hội.
Mỗi các nhân là một thành viên không thể tách rời của một giai cấp nhất định, một xã hội nhất định, một tập thể nhất định, hoạt động và giúp đỡ lẫn nhau nhằm thực hiện những nhiệm vụ chung để đạt đến những mục đích chung. Chủ nghĩa tập thể là một quan niệm sống, một tình cảm đạo đức, đòi hỏi mỗi con người phải có hiểu biết và thói quen kết hợp hài hoà lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội. Trong xã hội xã hôị chủ nghĩa, chủ nghĩa tập thể là một nguyên tắc đạo đức chi phối mọi quan hệ giữa người với người thuộc mọi lĩnh vực sinh hoạt xã hội, mọi chuẩn mực xã hội.
Một số biểu hiện chủ yếu của chủ nghĩa tập thể là:
- Tôn trọng lợi ích và các quyết định tập thể.
- Tôn trọng kỷ luật của tổ chức, pháp luật của nhà nước.
- Sự bình đẳng và giúp đỡ lẫn nhau theo tinh thần đồng chí.
- Tập thể quan tâm đến cá nhân, đến việc thoả mãn nhu cầu và phát triển năng lực của cá nhân.
d. Chủ nghĩa nhân đạo xã hội chủ nghĩa.
Người ta ai cũng có tình cảm nhân đạo hoặc lòng nhân ái. Không có lòng nhân ái con người dễ dàng trở thành kẻ ác, người vô lương tâm vì không có động lực nào đủ mạnh để ngăn cản họ làm việc tàn ác, hung bạo. Trên cơ sở tình cảm nhân đạo hình thành nên tư tưởng nhân đạo và chủ nghĩa nhân đạo thể hiện sự yêu thương, tôn trọng con người, tạo ra các điều kiện vật chất, tinh thần cho cuộc sống của con người.
Chủ nghĩa nhân đạo xã hội chủ nghĩa được thể hiện chủ yếu như sau:
- Được xây dựng trên nền tảng tư tưởng chủ nghĩa tập thể.
- Yêu thương và tôn trọng con người nói chung nhưng rất chú ý đến người lao động, đến các giai cấp bị bóc lột, đối sử nhân đạo đối với kẻ xấu, kẻ ác, giáo dục, cải tạo họ thành người tốt, người có ích cho xã hội.
- Xác định tiền đề cần thiết cho tự do chân chính và sự phát triển toàn diện, hài hoà của mỗi con người là sự giải phóng người lao động khỏi áp bức bóc lột.
- Chăm lo nâng cao chất lượng cuộc sống và hạnh phúc của con người, tạo điều kiện để phát triển đầy đủ các năng lực thể chất và tinh thần của con người.
e. Tình bạn, tình đồng chí.
Trong giao tiếp tình bạn được nảy sinh, là tình cảm giữa những con người trong tập thể, hoàn toàn tự nguyện và bình đẳng, vô tư và cao thượng, vì bạn quên mình không cần một sự đền bù nào cả, muốn đem đến cho bạn những điều tốt lành, giúp bạn hiểu được và khắc phục được những sai lầm của bản thân.
Cuộc đấu tranh xã hội, đấu tranh giai cấp quyết liệt đòi hỏi phải có các Đảng chính trị là bộ tham mưu tổ chức lãnh đạo, các tổ chức đoàn thể để tập hợp quần chúng... Trong cuộc đấu tranh đó tình cảm giữa những con người ở các tổ chức chính trị xuất hiện, đó là tình đồng chí.
Nét tiêu biểu về tình đồng chí của những con người cộng sản là tính tập thể, mục đích và tính tổ chức.
Hiện nay, Tổ quốc ta đang trải qua cuộc thử thách lớn, nhân dân ta đang trong cuộc đấu tranh phức tạp mỗi chúng ta cần kế thừa và rèn luyện cho mình tính đồng chí cao đẹp, cùng nhau xây dựng đất nước giàu mạnh và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
3. Một số vấn đề về truyền thống đạo đức của dân tộc ta
3.1. Quan niệm về truyền thống đạo đức của dân tộc.
Khi nói đến truyền thống đạo đức của dân tộc cần thống nhất một số nhận thức, quan niệm sau:
a. Tính nhân loại bổ biến của đạo đức.
Con người có những sự khác nhau về dân tộc về giai cấp do đó cũng có sự khác nhau nhất định trong quan niệm và trong sự quy định những chuẩn mực đạo đức. Tuy vậy loài người vẫn có những quan niệm và những chuẩn mực chung quy định hành vi của con người trong các cách xử thế tương tự giống nhau như: yêu mến, kính trọng cha mẹ, ông bà. Chính tính nhân loại phổ biến này giúp con người ở khắp nơi trên thế giới có những hiểu biết quý mến, tôn trọng nhau, hữu nghị và giúp đỡ lẫn nhau ngay cả khi ngôn ngữ bất đồng.
b. Tính dân tộc của đạo đức
Tính dân tộc là nhân tố bổ sung cho tính nhân loại phổ biến, không phủ định tính nhân loại phổ biến.
Mỗi dân tộc đều có những chuẩn mực cụ thể về loại hành vi này hay hành vi khác mà dân tộc khác không có như: Người Việt Nam thường thờ cúng tổ tiên để tỏ lòng nhớ ơn nhưng không phải dân tộc nào cũng làm thế.
c. Tính giai cấp của đạo đức.
Mỗi con người không chỉ thuộc một dân tộc cụ thể mà còn thuộc một giai cấp nhất định của dân tộc đó: Vì vậy trên một số phạm vi nhất định các quan hệ đối xử gắn bó chặt chẽ với quyền lợi giai cấp và địa vị giai cấp mà người đó sinh ra.
d. Tính lịch sử và truyền thống đạo đức
Đạo đức luôn mang tính lịch sử như gặp nhau là chắp tay vái chào hoặc bắt tay nhau và ôm hôn nhau. Bên cạnh những chuẩn mực có tính lịch sử đó, dân tộc nào cũng có những chuẩn mực có tính bền vững tồn tại lâu dài và trở thành truyền thống đạo đức của dân tộc thể hiện trong các phong tục đồng thời cũng có những truyền thống không tốt thể hiện trong các hủ tục.
3.2. Một số nét truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
Những nội dung cơ bản về truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là:
a. Trọng nhân nghĩa
Người Việt Nam rất coi trọng nhân nghĩa, ai làm điều nhân nghĩa được cả xã hội kính trọng, ai không làm điều nhân nghĩa sẽ bị mọi người kinh bỉ và lương tâm cắn rứt.
Nền tảng của nhân nghĩa là quan niệm lấy dân làm gốc, là lòng nhân ái của nhân dân.
b. Trọng lễ độ.
Người Việt Nam rất coi trọng lễ độ, coi trọng hành vi nhã nhặn, lịch sự, khiêm tốn, thể hiện là con người văn hoá, biết tôn trọng những người trên, quý mến người dưới và người ngang hàng, tôn trọng chính mình, giữ gìn tư cách, phẩm hạnh để người khác tôn trọng và không khinh thường mình.
c. Trọng chữ tín.
Tín là giữ lòng tin của mọi người, làm cho mọi người tin tưởng ở đức độ, lời nói, việc làm của mình và phải trung thực không gian dối.
d. Cần kiệm.
Người Việt Nam vốn có tính cần kiệm từ lâu đời, có tình cảm, ý thức và thái độ lao động nghiêm túc, chuyên cần, làm tròn trách nhiệm và sự phân công lao động mà xã hội đã giao cho mình, thực hiện tiêu dùng hợp lý, đúng mức độ cần thiết cho mỗi công việc, phù hợp với khả năng tài chính và vật chất của mỗi người có được.
e. Liêm chính.
Nhân dân ta rất coi trọng liêm chính, luôn đề cao người có đạo đức cá nhân trong sạch, không tham của người khác, đề cao các quan thanh liêm, chê bai, ghét bỏ những kẻ trộm cắp, tham nhũng, đề cao những người ngay thẳng, trung thực luôn nói đúng sự thật, không xuyên tạc, gian dối.
f. Chí công vô tư
Chí công vô tư là yêu cầu đối với các quan chức trước đây, cán bộ ngày nay và mỗi người dân đều phải hết lòng vì việc công, vì sự công bằng mà không thiên vị riêng tư, không để lợi ích riêng tư làm lệch cán cân công lý.
Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư là những truyền thống về đạo lý làm người Việt Nam, nhưng đặc biệt có liên quan nhiều đến đạo lý làm quan chức nhà nước và các đoàn thể.
4. Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
4.1. Khái niệm lao động.
Lao động là hành động có mục đích của con người, dùng công cụ lao động tác động vào tự nhiên để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ cho nhu cầu sống của mình.
Trong quá trình phát triển lịch sử, loài người đã dần dần hình thành hai loại lao động đó là lao động chân tay và lao động trí óc. Lao động chân tay là lao động chủ yếu dựa vào sức của cơ bắp, tiêu phí sức cơ bắp. Lao động trí óc là loại lao động chủ yếu dựa vào năng lực của bộ óc con người, tiêu phí sức lực, trí óc của con người.
Lao động có giá trị kinh tế rất to lớn. Đối với từng người nó là nguồn gốc để có các phương tiện sống nhằm nuôi dưỡng bản thân và gia đình. Đối với xã hội nó là nguồn gốc của mọi tài sản xã hội, mọi tiến bộ vật chất làm cho xã hội ngày càng văn minh hơn, hoàn thiện hơn.
Hiến pháp nước ta đã quy định: Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân. Nhà nước và xã hội có kế hoạch tạo ra ngày càng nhiều việc làm cho người lao động.
4.2. Việc làm và quyền lao động.
Việc làm là một dạng hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập cho bản thân gia đình và xã hội, không bị pháp luật truy cứu.
Mỗi công dân có sức lao động đều là chủ sức lao động của mình.
Quyền lao động của công dân là quyền tự do sử dụng sức lao động của mình trong việc tìm kiếm, lựa chọn việc làm để có ích cho xã hội, có thu nhập cho bản thân gia đình mình, thực hiện quyền lao động của mình một cách bình đẳng, không bị phân biệt đối sử theo giới tính, tín ngưỡng, nguồn gốc gia đình, chính trị, thành phần kinh tế.
4.3. Quyền tạo ra việc làm và quyền sử dụng lao động
Pháp luật nước ta đã quy định: giải quyết việc làm, đảm bảo cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm là trách nhiệm của nhà nước, của các doanh nghiệp và toàn xã hội. Công dân có quyền tạo ra việc làm cho chính mình và cho người khác với sự khuyến khích bảo hộ của nhà nước, pháp luật bảo đảm cho công dân quyền được tự do hành nghề, tự do kinh doanh, đồng thời được quyền sử dụng lao động không hạn chế về số lượng tuỳ theo nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh và theo đúng phát luật.
4.4. Luật lao động
Luật lao động là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm những quy định và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động, các tiêu chuẩn lao động và nguyên tắc sử dụng quản lý lao động.
4.5. Hợp đồng lao động
Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa của mỗi bên trong quan hệ lao động.
4.6. Các bên giao kết hợp đồng lao động
a. Các bên giao kết hợp đồng lao động là người lao động và người sử dụng lao động phải có năng lực thực tế và các điều kiện do Luật định.
b. Người lao động là người đủ 15 tuổi trở lên mới được ký kết hợp đồng lao động.
c. Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức cá nhân (nếu là cá nhân phải đủ 18 tuổi) có thuê mướn, sử dụng và trả đúng pháp luật.
d. Các loại hợp đồng lao động
Pháp luật nước ta quy định có 3 loại hợp đồng lao động:
- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
- Hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 1 năm đến 3 năm.
- Hợp đồng thời hạn theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định mà thời hạn dưới một năm.
e. Nội dung của hợp đồng lao động
Hợp đồng lao động phải có nội dung chủ yếu sau đây:
- Công việc phải làm.
- Thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi.
- Tiền lương, thời hạn hợp đồng.
- Đại điểm làm việc, điều kiện về an toàn lao động và bảo hiểm xã hội đối với người lao động.
Các bên không được ký hợp đồng lao động có những nội dung quy định về quyền lợi người lao động thấp hơn mức quy định trong pháp luật lao động và trong các thoả ước khác ký giữa người sử dụng lao động với tập thể lao động trong doanh nghiệp.
Với tài liệu này mong rằng tất cả mọi nguời không phải di học mà vẫn lấy được chứng chỉ
1. Xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo toàn dân xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là một xã hội:
- Do nhân dân lao động làm chủ.
- Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu.
- Có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có đủ điều kiện phát triển toàn diện, đầy đủ năng lực của mình.
- Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.
- Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới.
Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, kiên trì lựa chọn con đường xây dựng Chủ nghĩa xã hội và đã biết rút kinh nghiệm về sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu để xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện thời đại mới, phù hợp với điều kiện của đất nước ta đem lại độc lập, tự do thực sự cho đất nước và ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.
2. Khái niệm về phẩm chất đạo đức:
2.1. Khái niệm chung về phẩm chất đạo đức.
Phẩm chất đạo đức bao gồm các phạm trù cơ bản sau:
A. Ý thức nghĩa vụ và tình cảm nghĩa vụ.
Con người sống trong xã hội ai cũng có những nhu cầu và lợi ích riêng, đồng thời ai cũng muốn được thoả mãn những nhu cầu và lợi ích ấy. Muốn vậy con người phải lao động, sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ cho cuộc sống của mình. Lao động và cuộc sống xã hội đòi hỏi sự bình đẳng, đoàn kết, hợp tác giúp đỡ lẫn nhau nhằm đạt hiệu quả lao động cao và có đời sống tốt đẹp hơn. Vì vậy, mỗi cá nhân phải có ý thức nghĩa vụ là kết hợp hài hoà những nhu cầu và lợi ích của mình với nhu cầu và lợi ích của người khác, của toàn xã hội. Trong quá trình giao tiếp xã hội, con người nảy sinh dần tình cảm trách nhiệm, tôn trọng đối với nhu cầu và lợi ích của người khác, của xã hội, trở thành một nhu cầu tình cảm, biết tự nguyện đặt nhu cầu và lợi ích cá nhân trong nhu cầu và lợi ích chung của toàn xã hội, thôi thúc con người thực hiện nghĩa vụ của mình với xã hội, trở thành có tình cảm nghĩa vụ.
b. Nghĩa vụ pháp lý và nghĩa vụ đạo đức:
Trong xã hội hiện nay, điều chỉnh hành vi của con người là pháp luật. Pháp luật quy định rõ cái gì được làm và nên làm, cái gì không được làm không nên làm, quy định các chuẩn mực hành vi của con người trong xã hội. Tuy nhiên trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội, thôn xóm, gia đình... hiện nay đạo đức vẫn điều chỉnh hành vi của con người.
Đạo đức quy định các chuẩn mực hành vi mà con người cảm nhận rõ mình có nghĩa vụ phải tự giác tuân theo dù không có quy định của pháp luật.
Vì vậy, nghĩa vụ cũng bao gồm cả nghĩa vụ pháp lý và nghĩa vụ đạo đức. Con người ý thức được phải tôn trọng các quy định của pháp luật như là phục tùng sự công bằng, sự cần thiết khách quan không chế cưỡng lại được, dù mình muốn hay không muốn; mặt khác con người cũng ý thức được cần phải có tình cảm tự nguyện, tự giác thực hiện chuẩn mực đạo đức chung của xã hội, thực hiện nghĩa vụ đạo đức.
c. Hành vi đạo đức và tình cảm đạo đức:
Con người sống là phải có hành động. Hành động của con người có loại do bản năng chi phối, là phản xạ tự nhiên đối với sự kích thích bên ngoài gọi là hành động bản năng. Nhưng hầu hết các hành động của con người lại là hành động tự giác, có mục đích rõ rệt, có suy tính và ít nhiều hình dung được kết quả của nó. Những hành động này là hành động có động cơ và được gọi là hành vi của con người. Động cơ đó là nhân tố chủ quan thúc đẩy con người hành động, động cơ thế nào thì hành vi thế ấy.
Hành vi đạo đức là những hành vi của con người có động cơ bên trong phù hợp với các yêu cầu và chuẩn mực đạo đức của xã hội, của nhân dân, những động cơ cao thượng, vô tư, xuất phát từ sự thông cảm và tình yêu thương thực sự đối với người khác.
Con người sống trong xã hội, ngoài yêu cầu hành động còn có tình cảm, đó là những nhân tố bên trong của tâm hồn con người, thể hiện thái độ cảm xúc của con người đối với hiện thực khách quan.
Tình cảm của con người bao gồm: Tình cảm trí tuệ (lòng ham hiểu biết, sự say mê khoa học, say mê nghiên cứu tìm tòi...); tình cảm thẩm mỹ (yêu âm nhạc, nghệ thuật, văn học, yêu cái đẹp, yêu sự hài hoà...); tình cảm đạo đức (lòng nhân ái, yêu sự công bằng, yêu lao động, ghét ăn bám, bóc lột, yêu dân chủ và bình đẳng, ghét áp bức bất công...)
Tình cảm đạo đức là những tình cảm của con người do các quan niệm đạo đức, các chuẩn mực đạo đức chi phối, trở thành động lực bên trong của các đức tính, nhu cầu thực hiện hành vi đạo đức, là động cơ của hành vi đạo đức.
Tình cảm đạo đức khi có ý nghĩa tính tích cực (lòng yêu thương, đồng cảm quý mến...), khi thì lại có ý nghĩa tiêu cực (lòng ghen ghét đố kỵ...). Khi tình cảm đạo đức có ý nghĩa tiêu cực và biểu hiện xấu xa thì đó là thói vô đạo đức.
d. Lương tâm:
Tình cảm đạo đức của mỗi người và năng lực tự đánh giá hành vi đạo đức của chính mình, đó là lương tâm.
Khi con người có tình cảm đạo đức mạnh, luôn thực hiện những hành vi đạo đức tốt thì lương tâm con người đó trong sáng và yên ổn. Khi con người có tình cảm đạo đức chưa đủ mạnh, lúc đó còn có những hành vi trái với chuẩn mực đạo đức xã hội, có những hành động sai lầm thì lương tâm vị cắn rứt, không yên ổn.
Khi một người nào đó thường xuyên làm điều ác mà không ăn năn, hối hận, bực bội với chính mình vì đã mắc sai lầm, không biết xấu hổ sợ xã hội chê trách, lên án, làm hoen ố nhân phẩm và danh dự của chính mình, không có sự cắn rứt lương tâm thì người đó là người vô đạo đức.
Lương tâm là một tình cảm tốt đẹp, thôi thúc con người vươn lên những giá trị đạo đức đẹp đẽ, cao thượng giữ được lương tâm trong sạch.
e. Nhân phẩm và danh dự:
Nhân phẩm là giá trị đạo đức cao đẹp của mỗi người, là điều mà ai cũng quan tâm và chăm lo giữ gìn trừ một kẻ đặc biệt xấu xa. Những giữ được nhân phẩm đó ở mọi nơi mọi lúc trong hoàn cảnh là một điều khó khăn.
Nhân phẩm (còn gọi là phẩm giá) của con người là toàn bộ những giá trị đạo đức cao đẹp mà con người đó đã đạt được, là giá trị làm người của mỗi con người.
Người có nhân phẩm là người có những hiểu biết tốt đẹp sau:
- Có lương tâm trong sáng, động cơ hành vi hợp đạo đức, có nhu cầu và tinh thần và xã hội phát triển cao, lành mạnh.
- Thực hiện tốt các nghĩa vụ đạo đức đối với xã hội đối với người khác.
- Thực hiện tốt các chuẩn mực đạo đức tiến bộ.
Xã hội đánh giá cao người có nhân phẩm, được kính trọng và có vinh dự lớn. Người không có nhân phẩm sẽ bị xã hội coi thường, thậm chí khinh rẻ.
Danh dự là nhân phẩm của con người đã được xã hội cũng như chính bản thân người đó đánh giá, công nhận. Mỗi người đều có quyền đánh giá công dân nhân phẩm của mình, nhưng sự đánh giá và công nhận của xã hội thường vẫn có ý nghĩa quyết định.
Danh dự có ý nghĩa rất lớn đối với con người. Trừ một số kẻ đặc biệt xấu, người ta ai cũng có danh dự mà chính mọi người phải giữ gìn và mọi người trong xã hội phải tôn trọng, không được xúc phạm. Giữ gìn danh dự là sức mạnh tinh thần thúc đẩy con người làm điều tốt và ngăn cản con người làm điều xấu.
Con người cũng phải có lòng tự trọng, chăm lo tự trọng, chăm lo giữ gìn nhân phẩm và danh dự của mình đồng thời luôn luôn tôn tạo nhân phẩm, danh dự của người khác, không được có hành vi thô bạo xúc phạm đến những giá trị đạo đức và nhân phẩm của người khác. Người có lòng tự trọng sẽ được xã hội quý trọng và sự quý trọng của xã hội càng củng cố lòng tự trọng của mỗi cá nhân. Người càng có lòng tự trọng cao càng biết quý nhân phẩm và danh dự của người khác.
f. Hạnh phúc và tình yêu:
Trong cuộc sống của cá nhân, những kích thích bên ngoài, những tác động của hiện thực khách quan đã ảnh hưởng tới con người và gây ra những cảm xúc rung cảm, làm cho con người vui sướng hoặc đau khổ ở nhiều mức độ khác nhau, tuỳ theo con người được thoả mãn hoặc không thoả mãn nhu cầu lợi ích, những mong ước chủ quan để đảm bảo sự sống và phát triển của mình.
Nhu cầu của con người rất phong phú và đa dạng, có thể gồm: nhu cầu vật chất (như ăn, mặc, ở, đi lại...) nhu cầu tinh thần (như học tập, nghiên cứu sáng tạo, thưởng thức văn hoá nghệ thuật ...), nhu cầu giao tiếp và hoạt động xã hội. Con người luôn vươn tới sự thoả mãn nhu cầu vì khi đã thoả mãn được nhu cầu này thì con người lại nảy sinh những nhu cầu mới cao hơn, phức tạp hơn đòi hỏi được thoả mãn giao tiếp.
Khi con người được thoả mãn nhu cầu lợi ích của mình thì con người có cảm xúc vui sướng, thích thú, khoan khoái... và thoả mãn v.v.. lúc đó con người cảm thấy hạnh phúc..
Cảm xúc của con người luôn gắn với từng cá nhân cụ thể cho nên nói đến hạnh phúc trước tiên là nói đến hạnh phúc cá nhân. Tuy vậy con người sống trong xã hội phải có nghĩa vụ đối với mọi người đem lại lợi ích và hạnh phúc cho mọi người, phục vụ lợi ích và hạnh phúc của xã hội. Vì vậy con người phải chăm lo xây dựng hạnh phúc cho mình và cho mọi người.
Con người sống không thể tách khỏi xã hội, tách khỏi môi trường hoạt động đó là đất nước, núi sông, vùng trời, vùng biển, đảo và quần đảo. Trong môi trường đó có chế độ chính trị và quan hệ xã hội, có tiếng nói, chữ viết, có phong tục tập quán tôn giáo và nền văn hoá lâu đời được gọi là Tổ Quốc, là từ để gọi đất nước một cách thiêng liêng trừu mến.
Lòng yêu nước là một tình cảm tự nhiên đã có từ lâu đời, nó được lớn dần lên cùng với sự mở rộng quan hệ của con người với đất nước. Qua nhiều thế hệ tình yêu được củng cố, được kế thừa những giá trị tinh hoa và được nâng lên mãi, có xu hướng mong muỗn đem toàn bộ hoạt động của mình phục vụ lợi ích của Tổ Quốc.
Tình yêu đất nước bắt nguồn từ:
- Tình yêu đối với những người thân thiết nhất, gần gũi nhất của mỗi người trong xã hội như: Tình yêu cha mẹ, vợ con, chị em, họ hàng, tình yêu lứa đôi và những người xung quanh mình.
- Tình yêu quê hương, lúc đầu là thôn xóm, lãng xã nơi mình sinh ra, nơi gắn bó những kỷ niệm thời thơ ấu. Khi con người lớn lên, hoạt động xã hội mở rộng thì quê hương là huyện, tỉnh hoặc thành phố của mình và lớn nhất là đất nước.
- Từ tình yêu người thân, yêu xung quanh và yêu quê hương, mỗi người tiến dần đến tình yêu đất nước, yêu nhân dân.
2.2. Khái niệm về đạo đức con người mới xã hội chủ nghĩa:
Phẩm chất đạo đức con người mới xã hội chủ nghĩa cũng bao gồm đầy đủ các phạm trù đạo đức cơ bản đã nêu ở điều 2.1. Tuy nhiên, Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo toàn dân xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vì vậy đạo đức của con người mới xã hội chủ nghĩa còn bao gồm phạm trù sau:
a. Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa Quốc tế:
Khi nói đến lòng yêu nước là nói đến tình cảm đạo đức. Nhưng khi nói đến chủ nghĩa yêu nước là nói đến một phạm vi rộng lớn, đến một nguyên tắc đạo đức và chính trị, là một tình cảm xã hội mà nội dung là tình yêu và lòng trung thành đối với Tổ Quốc, là lòng tự hào về quá khứ và hiện tại của Tổ Quốc xã hội chủ nghĩa, ý trí bảo vệ những lợi ích của Tổ Quốc xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa yêu nước chi phối mọi chuẩn mực hành vi đạo đức và hoạt động chính trị của mọi người dân trong đất nước và là một tình cảm, là một tư tưởng thiêng liêng cao quý nhất.
Trong giai đoạn hiện nay chủ nghĩa yêu nước được biểu hiện chủ yếu trên các mặt sau:
- Xây dựng đất nước giàu mạnh.
- Bảo vệ Tổ Quốc xã hội chủ nghĩa.
- Phát huy truyền thống tốt đẹp và nâng cao lòng tự hào dân tộc, khắc phục các khó khăn to lớn trước mắt, đưa đất nước tiến lên một giai đoạn phát triển mới.
Thế giới mà chúng ta đang sống gồm nhiều quốc gia và quan hệ quốc tế luôn tồn tại những mối quan hệ giữa các quốc gia và quan hệ quốc tế, chính là những mối quan hệ quốc tế và lòng nhân ái giữa người nước này với người nước khác là nền tảng của tinh thần Quốc tế và chủ nghĩa Quốc tế.
Khi nói đến tinh thần Quốc tế, mới nói đến một tình cảm đẹp đẽ, nhưng khi nói đến chủ nghĩa Quốc tế là nói đến một nguyên tắc căn bản của hệ tư tưởng của giai cấp công nhân các nước là đoàn kết, đấu tranh với chủ nghĩa Tư bản, giải phóng xã hội và giải phóng dân tộc.
Trong giai đoạn hiện nay chủ nghĩa Quốc tế được biểu hiện như sau:
- Phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng và cùng có lợi với tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị xã hội khác nhau trên cơ sở 5 nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình.
- Ủng hộ các Đảng cộng sản và công nhân, các phong trào cách mạng trong cuộc đấu tranh vì những mục tiêu chung của thời đại, thiết lập và mở rộng quan hệ các Đảng và các lực lượng đấu tranh chống các thế lực gây chiến, áp bức, bóc lột các nước chậm tiến, vì hoà bình thế giới và tiến bộ xã hội.
- Phát triển quan hệ hợp tác, hữu nghị giúp đỡ lẫn nhau với các nước đang phát tiển. Mở rộng sự hợp tác cùng có lợi với các nước phát triển.
b. Quan điểm và thái độ đúng đắn đối với lao động.
Lao động có giá trị rất to lớn. Đối với từng người, nó là nguồn gốc để có được các phương tiện sống, để nuôi bản thân và gia đình. Đối với xã hội, đó là nguồn gốc của mọi tài sản xã hội, mọi tiến bộ vật chất, làm cho xã hội ngày càng văn minh hơn, hoàn thiện hơn. Trong lao động hiểu biết được nảy sinh và trí sáng tạo được phát triển. Lao động giúp cho người ta có thể làm đẹp thêm cuộc sống của mình và tạo thêm điều kiện cho con người nâng cao thêm nhận thức về cái đẹp để ngày càng sống đẹp hơn. Thái độ với lao động là một chuẩn mực quan trọng để đo phẩm giá con người, con người chỉ được tôn trọng khi có thái độ lao động đúng đắn, thể hiện trên những điểm chủ yếu sau:
- Coi trọng cả lao động trí óc lẫn lao động chân tay.
- Lao động cần cù khoa học, lao động năng suất và chất lượng.
- Chống lười biếng và dối trá, chống làm ăn cẩu thả, tuỳ tiện.
- Chăm lo thực hành tiết kiệm, kiên quyết đấu tranh chống tham ô lãng phí.
c. Chủ nghĩa tập thể, chủ nghĩa xã hội.
Mỗi các nhân là một thành viên không thể tách rời của một giai cấp nhất định, một xã hội nhất định, một tập thể nhất định, hoạt động và giúp đỡ lẫn nhau nhằm thực hiện những nhiệm vụ chung để đạt đến những mục đích chung. Chủ nghĩa tập thể là một quan niệm sống, một tình cảm đạo đức, đòi hỏi mỗi con người phải có hiểu biết và thói quen kết hợp hài hoà lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội. Trong xã hội xã hôị chủ nghĩa, chủ nghĩa tập thể là một nguyên tắc đạo đức chi phối mọi quan hệ giữa người với người thuộc mọi lĩnh vực sinh hoạt xã hội, mọi chuẩn mực xã hội.
Một số biểu hiện chủ yếu của chủ nghĩa tập thể là:
- Tôn trọng lợi ích và các quyết định tập thể.
- Tôn trọng kỷ luật của tổ chức, pháp luật của nhà nước.
- Sự bình đẳng và giúp đỡ lẫn nhau theo tinh thần đồng chí.
- Tập thể quan tâm đến cá nhân, đến việc thoả mãn nhu cầu và phát triển năng lực của cá nhân.
d. Chủ nghĩa nhân đạo xã hội chủ nghĩa.
Người ta ai cũng có tình cảm nhân đạo hoặc lòng nhân ái. Không có lòng nhân ái con người dễ dàng trở thành kẻ ác, người vô lương tâm vì không có động lực nào đủ mạnh để ngăn cản họ làm việc tàn ác, hung bạo. Trên cơ sở tình cảm nhân đạo hình thành nên tư tưởng nhân đạo và chủ nghĩa nhân đạo thể hiện sự yêu thương, tôn trọng con người, tạo ra các điều kiện vật chất, tinh thần cho cuộc sống của con người.
Chủ nghĩa nhân đạo xã hội chủ nghĩa được thể hiện chủ yếu như sau:
- Được xây dựng trên nền tảng tư tưởng chủ nghĩa tập thể.
- Yêu thương và tôn trọng con người nói chung nhưng rất chú ý đến người lao động, đến các giai cấp bị bóc lột, đối sử nhân đạo đối với kẻ xấu, kẻ ác, giáo dục, cải tạo họ thành người tốt, người có ích cho xã hội.
- Xác định tiền đề cần thiết cho tự do chân chính và sự phát triển toàn diện, hài hoà của mỗi con người là sự giải phóng người lao động khỏi áp bức bóc lột.
- Chăm lo nâng cao chất lượng cuộc sống và hạnh phúc của con người, tạo điều kiện để phát triển đầy đủ các năng lực thể chất và tinh thần của con người.
e. Tình bạn, tình đồng chí.
Trong giao tiếp tình bạn được nảy sinh, là tình cảm giữa những con người trong tập thể, hoàn toàn tự nguyện và bình đẳng, vô tư và cao thượng, vì bạn quên mình không cần một sự đền bù nào cả, muốn đem đến cho bạn những điều tốt lành, giúp bạn hiểu được và khắc phục được những sai lầm của bản thân.
Cuộc đấu tranh xã hội, đấu tranh giai cấp quyết liệt đòi hỏi phải có các Đảng chính trị là bộ tham mưu tổ chức lãnh đạo, các tổ chức đoàn thể để tập hợp quần chúng... Trong cuộc đấu tranh đó tình cảm giữa những con người ở các tổ chức chính trị xuất hiện, đó là tình đồng chí.
Nét tiêu biểu về tình đồng chí của những con người cộng sản là tính tập thể, mục đích và tính tổ chức.
Hiện nay, Tổ quốc ta đang trải qua cuộc thử thách lớn, nhân dân ta đang trong cuộc đấu tranh phức tạp mỗi chúng ta cần kế thừa và rèn luyện cho mình tính đồng chí cao đẹp, cùng nhau xây dựng đất nước giàu mạnh và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
3. Một số vấn đề về truyền thống đạo đức của dân tộc ta
3.1. Quan niệm về truyền thống đạo đức của dân tộc.
Khi nói đến truyền thống đạo đức của dân tộc cần thống nhất một số nhận thức, quan niệm sau:
a. Tính nhân loại bổ biến của đạo đức.
Con người có những sự khác nhau về dân tộc về giai cấp do đó cũng có sự khác nhau nhất định trong quan niệm và trong sự quy định những chuẩn mực đạo đức. Tuy vậy loài người vẫn có những quan niệm và những chuẩn mực chung quy định hành vi của con người trong các cách xử thế tương tự giống nhau như: yêu mến, kính trọng cha mẹ, ông bà. Chính tính nhân loại phổ biến này giúp con người ở khắp nơi trên thế giới có những hiểu biết quý mến, tôn trọng nhau, hữu nghị và giúp đỡ lẫn nhau ngay cả khi ngôn ngữ bất đồng.
b. Tính dân tộc của đạo đức
Tính dân tộc là nhân tố bổ sung cho tính nhân loại phổ biến, không phủ định tính nhân loại phổ biến.
Mỗi dân tộc đều có những chuẩn mực cụ thể về loại hành vi này hay hành vi khác mà dân tộc khác không có như: Người Việt Nam thường thờ cúng tổ tiên để tỏ lòng nhớ ơn nhưng không phải dân tộc nào cũng làm thế.
c. Tính giai cấp của đạo đức.
Mỗi con người không chỉ thuộc một dân tộc cụ thể mà còn thuộc một giai cấp nhất định của dân tộc đó: Vì vậy trên một số phạm vi nhất định các quan hệ đối xử gắn bó chặt chẽ với quyền lợi giai cấp và địa vị giai cấp mà người đó sinh ra.
d. Tính lịch sử và truyền thống đạo đức
Đạo đức luôn mang tính lịch sử như gặp nhau là chắp tay vái chào hoặc bắt tay nhau và ôm hôn nhau. Bên cạnh những chuẩn mực có tính lịch sử đó, dân tộc nào cũng có những chuẩn mực có tính bền vững tồn tại lâu dài và trở thành truyền thống đạo đức của dân tộc thể hiện trong các phong tục đồng thời cũng có những truyền thống không tốt thể hiện trong các hủ tục.
3.2. Một số nét truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
Những nội dung cơ bản về truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là:
a. Trọng nhân nghĩa
Người Việt Nam rất coi trọng nhân nghĩa, ai làm điều nhân nghĩa được cả xã hội kính trọng, ai không làm điều nhân nghĩa sẽ bị mọi người kinh bỉ và lương tâm cắn rứt.
Nền tảng của nhân nghĩa là quan niệm lấy dân làm gốc, là lòng nhân ái của nhân dân.
b. Trọng lễ độ.
Người Việt Nam rất coi trọng lễ độ, coi trọng hành vi nhã nhặn, lịch sự, khiêm tốn, thể hiện là con người văn hoá, biết tôn trọng những người trên, quý mến người dưới và người ngang hàng, tôn trọng chính mình, giữ gìn tư cách, phẩm hạnh để người khác tôn trọng và không khinh thường mình.
c. Trọng chữ tín.
Tín là giữ lòng tin của mọi người, làm cho mọi người tin tưởng ở đức độ, lời nói, việc làm của mình và phải trung thực không gian dối.
d. Cần kiệm.
Người Việt Nam vốn có tính cần kiệm từ lâu đời, có tình cảm, ý thức và thái độ lao động nghiêm túc, chuyên cần, làm tròn trách nhiệm và sự phân công lao động mà xã hội đã giao cho mình, thực hiện tiêu dùng hợp lý, đúng mức độ cần thiết cho mỗi công việc, phù hợp với khả năng tài chính và vật chất của mỗi người có được.
e. Liêm chính.
Nhân dân ta rất coi trọng liêm chính, luôn đề cao người có đạo đức cá nhân trong sạch, không tham của người khác, đề cao các quan thanh liêm, chê bai, ghét bỏ những kẻ trộm cắp, tham nhũng, đề cao những người ngay thẳng, trung thực luôn nói đúng sự thật, không xuyên tạc, gian dối.
f. Chí công vô tư
Chí công vô tư là yêu cầu đối với các quan chức trước đây, cán bộ ngày nay và mỗi người dân đều phải hết lòng vì việc công, vì sự công bằng mà không thiên vị riêng tư, không để lợi ích riêng tư làm lệch cán cân công lý.
Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư là những truyền thống về đạo lý làm người Việt Nam, nhưng đặc biệt có liên quan nhiều đến đạo lý làm quan chức nhà nước và các đoàn thể.
4. Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
4.1. Khái niệm lao động.
Lao động là hành động có mục đích của con người, dùng công cụ lao động tác động vào tự nhiên để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ cho nhu cầu sống của mình.
Trong quá trình phát triển lịch sử, loài người đã dần dần hình thành hai loại lao động đó là lao động chân tay và lao động trí óc. Lao động chân tay là lao động chủ yếu dựa vào sức của cơ bắp, tiêu phí sức cơ bắp. Lao động trí óc là loại lao động chủ yếu dựa vào năng lực của bộ óc con người, tiêu phí sức lực, trí óc của con người.
Lao động có giá trị kinh tế rất to lớn. Đối với từng người nó là nguồn gốc để có các phương tiện sống nhằm nuôi dưỡng bản thân và gia đình. Đối với xã hội nó là nguồn gốc của mọi tài sản xã hội, mọi tiến bộ vật chất làm cho xã hội ngày càng văn minh hơn, hoàn thiện hơn.
Hiến pháp nước ta đã quy định: Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân. Nhà nước và xã hội có kế hoạch tạo ra ngày càng nhiều việc làm cho người lao động.
4.2. Việc làm và quyền lao động.
Việc làm là một dạng hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập cho bản thân gia đình và xã hội, không bị pháp luật truy cứu.
Mỗi công dân có sức lao động đều là chủ sức lao động của mình.
Quyền lao động của công dân là quyền tự do sử dụng sức lao động của mình trong việc tìm kiếm, lựa chọn việc làm để có ích cho xã hội, có thu nhập cho bản thân gia đình mình, thực hiện quyền lao động của mình một cách bình đẳng, không bị phân biệt đối sử theo giới tính, tín ngưỡng, nguồn gốc gia đình, chính trị, thành phần kinh tế.
4.3. Quyền tạo ra việc làm và quyền sử dụng lao động
Pháp luật nước ta đã quy định: giải quyết việc làm, đảm bảo cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm là trách nhiệm của nhà nước, của các doanh nghiệp và toàn xã hội. Công dân có quyền tạo ra việc làm cho chính mình và cho người khác với sự khuyến khích bảo hộ của nhà nước, pháp luật bảo đảm cho công dân quyền được tự do hành nghề, tự do kinh doanh, đồng thời được quyền sử dụng lao động không hạn chế về số lượng tuỳ theo nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh và theo đúng phát luật.
4.4. Luật lao động
Luật lao động là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm những quy định và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động, các tiêu chuẩn lao động và nguyên tắc sử dụng quản lý lao động.
4.5. Hợp đồng lao động
Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa của mỗi bên trong quan hệ lao động.
4.6. Các bên giao kết hợp đồng lao động
a. Các bên giao kết hợp đồng lao động là người lao động và người sử dụng lao động phải có năng lực thực tế và các điều kiện do Luật định.
b. Người lao động là người đủ 15 tuổi trở lên mới được ký kết hợp đồng lao động.
c. Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức cá nhân (nếu là cá nhân phải đủ 18 tuổi) có thuê mướn, sử dụng và trả đúng pháp luật.
d. Các loại hợp đồng lao động
Pháp luật nước ta quy định có 3 loại hợp đồng lao động:
- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
- Hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 1 năm đến 3 năm.
- Hợp đồng thời hạn theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định mà thời hạn dưới một năm.
e. Nội dung của hợp đồng lao động
Hợp đồng lao động phải có nội dung chủ yếu sau đây:
- Công việc phải làm.
- Thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi.
- Tiền lương, thời hạn hợp đồng.
- Đại điểm làm việc, điều kiện về an toàn lao động và bảo hiểm xã hội đối với người lao động.
Các bên không được ký hợp đồng lao động có những nội dung quy định về quyền lợi người lao động thấp hơn mức quy định trong pháp luật lao động và trong các thoả ước khác ký giữa người sử dụng lao động với tập thể lao động trong doanh nghiệp.