Chuyên
16/6/22
572
482
63
Theo bà Dương Thuỳ Dung, Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam, cái khó nhất của thị trường lúc này là muốn vay ngân hàng cũng không được. Thậm chí, muốn bán cũng rất khó khăn thời điểm này.
Hơn 50% nhà đầu tư bất động sản tại TP.HCM đang "mắc kẹt" tại thời điểm này


Chia sẻ về tâm lý, động thái của các nhà đầu tư trong bối cảnh thị trường khó khăn như hiện nay, bà Dương Thuỳ Dung, Giám đốc cấp cao CBRE chia sẻ, khoảng thời gian này, các nhà đầu tư phải vượt qua tâm lý hoang mang, xáo trộn.

Điều hoang mang lớn nhất là khó tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng. Theo bà Dung, việc nới room tín dụng chưa giải quyết được vấn đề của thị trường BĐS ở thời điểm này. Nhiều nhà đầu tư tiếp tục rơi vào trạng thái xáo trộn tâm lý, quan sát nghe ngóng, thậm chí hoang mang.
"Tôi cho rằng ít nhất 50% nhà đầu tư đang mắc kẹt vào điểm này vì họ định vay vốn tạm nhưng gặp thanh khoản kém, chi phí lại tăng cao mà bản thân họ cũng không trả lại sản phẩm cho nhà đầu tư vì như vậy họ sẽ bị thiệt. Năm 2023, Nhà nước không có chính sách gì mới để nới lỏng tiền tệ thì nhiều người sẽ gặp khó. Nếu nhà đầu tư không chịu đựng được, không tìm lối ra thì thị trường sẽ xáo trộn. Còn nếu tín dụng cải thiện, có sức mua thì có thể giảm áp lực hơn"- bà Dung nhấn mạnh.

Theo chuyên gia CBRE, với những nhà đầu tư chưa mua BĐS thì có động thái nghe ngóng, chờ đợi, chưa đầu tư. Còn khó nhất với những nhà đầu tư đã vay ngân hàng để mua BĐS thì loay hoay vì không biết sẽ được vay tiếp hay không, lãi vay có tăng lên không…

“Có không ít nhà đầu tư vay ngân hàng, ý định sẽ bán tài sản trong vòng một năm nhưng thị trường gặp khó không ra được hàng, nên mắc kẹt lại. Bán không được, trong khi chi phí vốn tăng lên đang tạo nên áp lực lớn cho cả nhà đầu tư lẫn chủ đầu tư dự án”, chuyên gia CBRE chia sẻ.

Theo bà Dung, không tiếp cận được nguồn vốn vay chính là bài toán của các nhà đầu tư cá nhân và chủ đầu tư thời điểm này. Lúc thị trường khó khăn, nguồn vốn từ đâu, giải pháp vốn là gì đang khiến nhiều nhà đầu tư đau đầu. Chưa kể, nỗi lo của người đã vay mua nhà là họ nghĩ vay sau đó bán ra sẽ trả nợ nhưng hiện tại thanh khoản cũng giảm.

Với nhà đầu tư cá nhân đã vay ngân hàng để mua BĐS, nếu trả lại cho chủ đầu tư thì dễ gặp rủi ro khi trong hợp đồng mua bán có phần phạt. Rất ít nhà đầu tư để ý điều này. Từ đó, dẫn đến câu chuyện, nhiều nhà đầu tư đang cố “gồng”, và không rõ sẽ gồng được đến khi nào. “Rất có thể sẽ có đợt giảm giá bán tháo trong thời gian tới khi mà chính sách tín dụng không được nới đúng nghĩa. Mặc dù sức mua trên thị trường vẫn có nhưng không có nguồn hàng để mua và nhà đầu tư không tìm được vốn vay chính là nguyên nhân khiến một số BĐS có thể đổ vỡ”, bà Dung nhận định.

Vị này chia sẻ, đây là thời điểm khá nhạy cảm của thị trường BĐS. Phân khúc BĐS liền thổ, căn hộ cao cấp, hạng sang là những loại hình bị ảnh hưởng rõ nét nhất. Nguyên nhân đây là các phân khúc có mức tăng giá nhanh, giá trị cao, kén sức mua lúc thị trường khó khăn. Rất có thể, mức giá các phân khúc này có thể giảm hoặc điều chỉnh lại trong thời gian tới khi mà thanh khoản chậm.
Hơn 50% nhà đầu tư bất động sản tại TP.HCM đang "mắc kẹt" tại thời điểm này


“Dĩ nhiên, BĐS vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn nhưng nhà đầu tư nên thận trọng. Đầu tư BĐS hay chứng khoán, vàng… nhà đầu tư không thể nóng vội như thời điểm. Và tôi nhắc lại, nguồn vốn để đầu tư chính là rào cản lớn nhất thời điểm này”, Bà Dung cho hay.

Cùng quan điểm, Ông Troy Griffiths, Phó tổng giám đốc, Bộ phận Quản lý Cấp cao Savills Việt Nam cho hay, cái khó của thị trường BĐS hiện nay là tiếp cận nguồn vốn để mua nhà, đầu tư hoặc phát triển dự án. Nếu chính sách tín dụng tiếp tục trở ngại, thị trường BĐS sẽ khó khăn hơn trong thời gian tới. Dĩ nhiên, trong quý 3/2022, các phân khúc như bán lẻ, văn phòng, căn hộ, nhà phố - biệt thự vẫn có những điểm sáng nhất định, hoạt động thị trường dần phục hồi về mức trước đại dịch Covid-19.

Trong báo cáo quý 3/2022 mới đây của CBRE Việt Nam cũng dự đoán, thị trường BĐS cuối năm 2022 sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách.
Trong đó, nguồn cung sẽ tiếp tục hạn chế, đặc biệt là phân khúc trung cấp và bình dân sẽ tiếp tục không có nhiều lựa chọn với hầu hết nguồn cung mới tập trung ở phân khúc cấp cao. Mặc dù chính sách thắt chặt tín dụng đang dần được nới lỏng nhưng việc tiếp cận nguồn vốn vẫn đang rất khó khăn.

Theo đại diện đơn vị này, mặc dù chính sách thắt chặt tín dụng đang dần được nới lỏng nhưng việc tiếp cận nguồn vốn vẫn vô cùng khó khăn đối với cả nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư thể chế (chủ đầu tư dự án). Việc khó tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng kết hợp giá nhà tiếp tục gia tăng khiến tính thanh khoản của thị trường bị suy giảm ít nhiều. Tuy nhiên do nguồn cung hạn chế trong khi sức cầu vẫn được duy trì nên sức hấp thụ trên thị trường vẫn ở mức khả quan.

Ngoài ra, những thông tin trên thị trường liên quan đến các thay đổi pháp lý (quy định về thời hạn sở hữu chung cư, áp dụng thuế tài sản….) cũng như những cuộc điều tra trên thị trường về các sai phạm của chủ đầu tư có thể gây ảnh hưởng tới tâm lý người mua trong giai đoạn tới.​

=>>> Các bác cảm thấy thế nào về nhận định của các chuyên gia bất động sản này?

Xem thêm:
 
  • Wow
Reactions: Tommyteo
Hạng D
10/7/10
1.232
1.626
113
Cái nào nặng về đầu cơ, ít nhu cầu thật sẽ ảnh hưởng nhiều. Nhu cầu sử dụng thực tế thì thanh khoản vẫn tốt thôi. Thị trường nguội lạnh cũng tốt, quả bom trái phiếu mà phình to nữa thì chắc chắc sẽ vỡ, lúc đó còn khủng khiếp hơn
 
Hạng F
3/10/15
9.734
11.965
113
Cái nào nặng về đầu cơ, ít nhu cầu thật sẽ ảnh hưởng nhiều. Nhu cầu sử dụng thực tế thì thanh khoản vẫn tốt thôi. Thị trường nguội lạnh cũng tốt, quả bom trái phiếu mà phình to nữa thì chắc chắc sẽ vỡ, lúc đó còn khủng khiếp hơn
Nghe ớn quá luôn, cứ nghĩ hàng vạn trái chủ không biết xin lại tiền từ ai...
 
Hạng D
10/7/10
1.232
1.626
113
Nghe ớn quá luôn, cứ nghĩ hàng vạn trái chủ không biết xin lại tiền từ ai...
Họ bán trái phiếu nhưng thế chấp bằng BDS. Cho nên là vẫn có tài sản đảm bảo. Và hy vọng là số tài sản đảm bảo này có tính thanh khoản cao để có thể bán và trả tiền được cho trái chủ. Cùng lắm thì vỡ nợ trái phiếu, các nhà đầu tư chịu lỗ thôi. Ngân hàng đã thẩm định chắc cũng đỡ rủi ro phần nào. Bài học cho quản lý nhà nước và sự tham vọng của công ty BDS. Hy vọng là sẽ ổn
 
Hạng C
21/7/20
857
9.749
93
Mấy vùng mình đang theo dõi, chả ai cắt lỗ. Thôi ráng đợi vậy.