Bước 2: kiểm tra mặt trong vỏ xe (capô, cánh cửa, tai xe, cốp sau)
Mục đích của bước này: các va chạm có hay không sẽ rõ nhất ở bước này, đánh giá mức độ và phạm vi va chạm. Các chi tiết này có thể thay thế mới nếu phạm vi va chạm rộng. Đối với các xe phổ thông nếu bị va vào các phần này thường bị giảm giá khoảng 10 – 40 triệu.
1. Ốc bắt cánh cửa
Ốc cánh cửa zin của Kia Rondo 2015 và Lexus LS460 2008Kiểm tra ốc bắt cánh cửa, capô, tai xe với khung xe đã có vết vặn hay chưa?
Nếu đã vặn toét ốc là dấu hiệu đã tháo ra để sơn lại hoặc gò…
Ví dụ ốc capo Mazda 3 2015 đã bị tháo2. Kiểm tra bề mặt sơn bên trong
Do không phải tiếp xúc thường xuyên với môi trường bên ngoài nên bề mặt sơn bên trong (cánh cửa, capo, cốp sau) rất ít khi phải sơn.
Nếu bề mặt sơn bị nứt, bong tróc, han gỉ chứng tỏ đã bị va chạm
Ví dụ cánh cửa xe Innova 20083. Kiểm tra keo chỉ
Keo chỉ (sùng chỉ, theo cách gọi trong Nam) là 1 loại keo dùng trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô, dùng để che lên các mép cánh cửa và nắp capô nhằm tránh gỉ và tạo thẩm mỹ. Từ ‘keo chỉ’ có thể khá xa lạ với người mua xe nhưng phổ biến nhất trong nghề kinh doanh ô tô cũ hiện nay. Thợ buôn xe cũ thường hỏi nhau: xe có mất phân keo chỉ nào không? Tại sao vậy
Trong quá trình sử dụng, nếu ô tô va chạm gây móp méo hoặc tai nạn cần sử dụng đến gò hoặc hàn những chỗ này, keo chỉ này sẽ bị nứt vỡ. Như vậy đây sẽ là 1 điểm để nhận biết giữa xe va chạm và xe nguyên bản. Nhiều gara sau khi phục hồi xong cánh cửa hoặc nắp ca pô sẽ chạy lại đường chỉ này. Làm thế nào để phân biệt keo chỉ xịn hay đểu. Keo xịn sẽ có độ cứng nhất định và chạy đồng nhất.
Ảnh minh họa keo nguyên bản Ford Everest AT 2014Căn cứ vào 3 tiêu chí: độ cứng, độ dày, thẩm mỹ, chúng ta hãy cùng xem các cách gara thường làm:
Cách 1: đơn giản nhất là dùng ma tít bả lên và sơn lại. Tuy nhiên cách này sẽ có nhược điểm sau khi sờ lên sẽ rất cứng. Nếu lấy móng tay ấn nhẹ sẽ không có dấu móng tay hiện lên.
Ví dụ capô Kia Morning SLX 2008 (bên trái nguyên bản, bên phải đã phục hồi sau va chạm)Cách 2: dùng keo silicon. So với dùng ma tít, cách này có vẻ hiệu quả hơn. Đường chỉ chạy trông mềm mại và giống thật, chi phí thấp. Tuy nhiên nhìn rất nhợt nhạt và sờ lên sẽ rất mềm, cảm giác như bấm vào xốp vậy.
Cách 3: dùng keo xịn, bắt buộc người xem xe phải có nhiều kinh nghiệm, nhìn vào đường chạy, vết cắt, độ dày, sự đồng đều giữa 2 bên để phân biệt. Mẹo: nhìn vào vết gấp các mép, các vết cắt, mối hàn điểm
4. Kiểm tra mối hàn điểm
Hàn điểm (spot welding) dùng trong sản xuất khung vỏ ô tô, thực hiện bởi robot tự động hoặc thợ hàn. Mối hàn không thực hiện liên tục trên toàn bộ bề mặt tiếp xúc, mà chỉ thực hiện theo từng điểm riêng biệt gọi là điểm hàn.
Hàn điểm trên cánh cửa lái Toyota Vios E 2013Quan sát các điểm này, nếu không có chứng tỏ đã bị thợ sơn bả ma tít và sơn phủ lên.
5. Kiểm tra các vết cắt
Các vết cắt phải còn nguyên hình dạng như của nhà sản xuất, hoặc tròn, hoặc vuông…Các điểm này rất khó để phục hồi lại như ban đầu nếu đã bị méo do va chạm.
Ví dụ cánh cửa xe chạy lại chỉ nhưng vẫn còn sơ hở6. Mẹo kiểm tra xe đi ít
Nhìn độ mòn của ngoàm các cánh cửa, các xe đi nhiều sẽ có độ mòn cao, đóng mở cửa sẽ cảm thấy bản lề hơi lỏng lẻo.
Ví dụ độ mòn của Mercedes C200 2011 đi được 110.000 km
Mục đích của bước này: các va chạm có hay không sẽ rõ nhất ở bước này, đánh giá mức độ và phạm vi va chạm. Các chi tiết này có thể thay thế mới nếu phạm vi va chạm rộng. Đối với các xe phổ thông nếu bị va vào các phần này thường bị giảm giá khoảng 10 – 40 triệu.
1. Ốc bắt cánh cửa

Ốc cánh cửa zin của Kia Rondo 2015 và Lexus LS460 2008
Nếu đã vặn toét ốc là dấu hiệu đã tháo ra để sơn lại hoặc gò…

Ví dụ ốc capo Mazda 3 2015 đã bị tháo
Do không phải tiếp xúc thường xuyên với môi trường bên ngoài nên bề mặt sơn bên trong (cánh cửa, capo, cốp sau) rất ít khi phải sơn.
Nếu bề mặt sơn bị nứt, bong tróc, han gỉ chứng tỏ đã bị va chạm

Ví dụ cánh cửa xe Innova 2008
Keo chỉ (sùng chỉ, theo cách gọi trong Nam) là 1 loại keo dùng trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô, dùng để che lên các mép cánh cửa và nắp capô nhằm tránh gỉ và tạo thẩm mỹ. Từ ‘keo chỉ’ có thể khá xa lạ với người mua xe nhưng phổ biến nhất trong nghề kinh doanh ô tô cũ hiện nay. Thợ buôn xe cũ thường hỏi nhau: xe có mất phân keo chỉ nào không? Tại sao vậy
Trong quá trình sử dụng, nếu ô tô va chạm gây móp méo hoặc tai nạn cần sử dụng đến gò hoặc hàn những chỗ này, keo chỉ này sẽ bị nứt vỡ. Như vậy đây sẽ là 1 điểm để nhận biết giữa xe va chạm và xe nguyên bản. Nhiều gara sau khi phục hồi xong cánh cửa hoặc nắp ca pô sẽ chạy lại đường chỉ này. Làm thế nào để phân biệt keo chỉ xịn hay đểu. Keo xịn sẽ có độ cứng nhất định và chạy đồng nhất.

Ảnh minh họa keo nguyên bản Ford Everest AT 2014
Cách 1: đơn giản nhất là dùng ma tít bả lên và sơn lại. Tuy nhiên cách này sẽ có nhược điểm sau khi sờ lên sẽ rất cứng. Nếu lấy móng tay ấn nhẹ sẽ không có dấu móng tay hiện lên.

Ví dụ capô Kia Morning SLX 2008 (bên trái nguyên bản, bên phải đã phục hồi sau va chạm)
Cách 3: dùng keo xịn, bắt buộc người xem xe phải có nhiều kinh nghiệm, nhìn vào đường chạy, vết cắt, độ dày, sự đồng đều giữa 2 bên để phân biệt. Mẹo: nhìn vào vết gấp các mép, các vết cắt, mối hàn điểm
4. Kiểm tra mối hàn điểm
Hàn điểm (spot welding) dùng trong sản xuất khung vỏ ô tô, thực hiện bởi robot tự động hoặc thợ hàn. Mối hàn không thực hiện liên tục trên toàn bộ bề mặt tiếp xúc, mà chỉ thực hiện theo từng điểm riêng biệt gọi là điểm hàn.

Hàn điểm trên cánh cửa lái Toyota Vios E 2013
5. Kiểm tra các vết cắt
Các vết cắt phải còn nguyên hình dạng như của nhà sản xuất, hoặc tròn, hoặc vuông…Các điểm này rất khó để phục hồi lại như ban đầu nếu đã bị méo do va chạm.

Ví dụ cánh cửa xe chạy lại chỉ nhưng vẫn còn sơ hở
Nhìn độ mòn của ngoàm các cánh cửa, các xe đi nhiều sẽ có độ mòn cao, đóng mở cửa sẽ cảm thấy bản lề hơi lỏng lẻo.

Ví dụ độ mòn của Mercedes C200 2011 đi được 110.000 km
Chỉnh sửa cuối:
Bước 3: kiểm tra khung xe
Mục đích của bước 3: nếu đã phát hiện va chạm ở bước 2 hoặc còn nghi ngờ, bước 3 sẽ giúp bạn đánh giá va chạm có vào đến khung xe không?
Mua các xe bị va chạm nặng đến khung xe là điều tối kỵ. Dù có thể sửa chữa nhưng sẽ ảnh hưởng đến an toàn của bạn nếu chẳng may có va chạm tiếp theo, ảnh hưởng đến vận hành của xe. Tùy mức độ va chạm vào khung xe (đặc biệt khoang động cơ) sẽ làm xe mất giá từ 50 – 200 triệu đối với xe phổ thông.
Nguyên tắc kiểm tra:
- Kiểm tra các mối hàn điểm có rõ nét, vì khung xe có rất nhiều mối hàn.
- Keo chống gỉ giữa các điểm tiếp nối.
- Khe hở giữa các miếng thép phải khít và đều nhau, không có xô lệch.
- Các điểm han gỉ do gò hàn (không phải do gỉ tự nhiên), các vết cắt bị méo mó là bằng chứng va chạm.
1. Khoang động cơ
Cần bật đèn pin hoặc đèn flash của điện thoại để quan sát rõ
- Thanh cản / xương giằng trước

Xương giằng trước của Innova đang được làm lại

Đầu sắt xi Hyundai i30 2010 đã làm và sơn lại

Xương tai Toyota Corolla 2008 nguyên bản

Va chạm vào đến bát bèo Mazda Premacy 2005

Ví dụ Vios E 2015 bị đập gầm
2. Khoang người lái
- Trụ A/B/C/D và viền xung quanh

Viền khung zin của Kia Cerato 2016

Va chạm tác động vào trụ A xe Daewoo Lacetti CDX 2010 (các điểm hàn, khe hở đã bị sơn phủ)
3. Khoang lốp sơ cua
- Viền khung khoang lốp sơ cua sẽ bị xô lệch dù là va chạm nhẹ, nếu chỉ bị 1 đoạn ngắn và chưa vào đến khoang trong chúng ta có thể chấp nhận được.

Viền cốp sau Innova bị chạm nhẹ

Viền cốp sau zin của Mitsubishi Outlander Sport 2014

Khoang lốp zin của Toyota Vios E 2013
Chỉnh sửa cuối: