Tập Lái
27/9/15
14
15
3
Cảm ơn bác đã chia sẻ! Bài viết rất đơn giản, dễ hiểu.Phù hợp cho các newbie như em. Chúc bác vui, khỏe và tiếp tục có những bài viết tiếp theo. Do bài này của bác quá hấp dẫn mà em phải đăng kí để like mạnh cho bác đây:3dup::3dup:
Chào các anh chị em - những người mà khi mở nắp capo (hay thậm chí còn ko biết nắp capo là cái gì) thấy một mớ hỗn độn các máy móc chi tiết trong đó mà ko phân biệt được cái gì ra cái gì, thì đây chính là loạt những bài học về cấu tạo ô tô được viết dưới dạng nền tảng căn bản nhất.[pagebreak][/pagebreak]

Em mạn phép các cụ nhà ta được làm cái topic này dành cho các newbie mới bắt đầu đam mê về xe cộ, kể cả chị em đều có thể học được. Đây sẽ là toàn bộ những kiến thức mà e học được, nghiên cứu và chắt lọc tổng hợp lại theo ngôn ngữ đơn giản nhất để 1 người nông dân cũng có thể hiểu được. Bài viết có thể sẽ được sửa đổi theo sự góp ý các bậc cao nhân nhà ta.

Trước khi học thì mình cần đưa ra 1 số nguyên tắc học để đảm bảo học hiểu nhanh nhất có thể:

Nguyên tắc 1: Học theo phương pháp diễn dịch: Có nghĩa là đi từ vấn đề lớn đến vấn đề nhỏ. Ví dụ học về động cơ thì trong động cơ có xi lanh, trong xi lanh có pít tông, trên pít tông thì có xéc măng...

Nguyên tắc 2: Học kiến thức nền ko lan man. Ví dụ chúng ta tạm thời ko quan tâm có bao nhiêu loại động cơ và vị trí đặt ở đâu trên từng loại xe, chỉ cần quan tâm 1 loại cơ bản và 1 ví trị cơ bản thông dụng nhất mà thôi.

Bài 1: Tổng quan cấu tạo chung ô tô

Trên ô tô có rất nhiều hệ thống làm việc đồng thời: động cơ, hệ thống bôi trơn, hệ thống điều hòa, hệ thống điện...Nói chúng là chúng ta chưa cần quan tâm gì tới tất cả các hệ thống đó. Chỉ biết rằng là nó liên quan tới nhau và giúp cho chiếc xe có thể chuyển động được 1 cách an toàn và tiện nghi cho con người.

Đầu tiên và quan trọng nhất cần phải học, đó chính là ĐỘNG CƠ - ĐÓ LÀ TRÁI TIM CỦA XE. Ta sẽ học về động cơ trước sau đó sẽ học các hệ thống phụ trợ liên quan động cơ, rồi mở rộng ra dần...

Bạn có biết: Chiếc xe ôtô chạy bằng xăng đầu tiên đã được vận hành vào năm 1887, tác giả của nó là ông Gotlib Daimler, người Đức.

Hết bài 1 / HV - Còn nữa...

Phần cập nhật bài mới nhất dành cho các thành viên đã theo dõi do bài bị đẩy qua nhiều trang, các newbie chưa cần quan tâm tới phần này
Bài 8 (Phần 3) - Chu trình 2: Lược dầu đến bơm dầu
Bài mới nhất - Bài 8 (Phần 4) - Chu trình 3: Bơm dầu đến lọc dầu và két làm mát
 
Chỉnh sửa cuối:
Tập Lái
27/9/15
49
46
18
em theo dõi diễn đàn OS cũng như OF đã lâu, nay vì bài này của bác mà phải đăng kí để like cảm ơn bác đây.
Hóng bài cấu tạo và hoạt động của li hợp và hộp số của bác

P/S: mọi người nếu thấy bài của bác HV hay và bổ ích thì tiếc j để lại Like cho bác ấy có tinh thần viết tiếp nhỉ, bản thân em khi viết bài gì trên các diễn đàn cũng mong muốn có nhiều like, vì điều đó có nghĩa là bài viết của mình có gì đó bổ ích và được mọi người quan tâm:3dcuoi:.
 
Hạng B2
17/9/15
130
2.950
93
XXXX
Xem bài trước tại đây: Bài 8 (Phần cuối) - Nguyên lý dầu bôi trơn
Bài 9: Kỹ thuật kiểm tra dầu động cơ và thay dầu động cơ

Vậy là các bác đã hình dung được toàn bộ hệ thống bôi trơn động cơ chưa? Giờ chúng ta sẽ tìm hiểu cách thay dầu nhớt động cơ nhé. Thường 3000-5000km hoặc 3 tháng nên thay dầu 1 lần, tuy nhiên xe đời giờ thì lâu hơn, cái này các bác tự tìm hiểu.

Bước 1: Tháo dầu cũ
Trong bài 8 (phần cuối), video tháo động cơ, các bác thấy trên các te có cái ốc to to ko, e có chú thích là chỗ tháo dầu đó, các bác xem lại nhé. Và ở bài 8 (phần 2) trong video lắp sinh hàn cho động cơ, các bác để ý phần đầu cách người ta tháo dầu trong các te và lọc dầu nhé. Đơn giản thôi mà. Chỉ lưu ý các bác khi tháo dầu nên để máy nóng nhé, dầu nó loãng dễ chảy hơn. Và các bác cứ 2 lần thay dầu thì nên thay 1 lần lọc dầu.

Bước 2: Đổ dầu vào
Cứ mở nắp trên động cơ đổ dầu vào thôi. Bác nào ko biết thì nghỉ bà nó đi, đọc từ bài đầu đến giờ mà còn chưa biết đổ dầu vào chỗ nào thì hết chỗ nói. Ha ha.
Tổng lượng dầu trong động cơ khoảng 3 đến 5 lít.

Bước 3: Thăm dầu
Hầu như tất cả các động cơ đều có que thăm dầu với cái tay núm màu vàng, đỏ ở trên.
M-F17-1.JPG

Khi rút ra thì em nó như thế này
653829_x800.jpg

Khi đổ dầu mới vào xong, các bác lấy thăm dầu ra, lấy giẻ lau sạch cái đầu còn bám dầu. Sau đó thọc lại, rồi lấy ra, các bác để ý
oil-dipstick-25550681.jpg

Trên tất cả đầu que thăm dầu đều có hai nấc max và min, nhiều loại thì chỉ có 2 cái chấm lồi ra (nói chung là rất dễ nhận biết) dầu phải nằm trong mức này mới đảm bảo động cơ hoạt động tốt. Nếu nằm ngoài, thấp quá hoặc cao quá đều không tốt. Cách kiểm tra tốt nhất là khi động cơ nguội, dầu ko được thấp hơn min, và khi động cơ nóng thì dầu không được cao hơn max.

Bảng kết quả thăm dầu cho các bác, đen thui là nên thay, màu da cam là ok...
oldNewOilDipStick.jpg


Làm phát video nữa cho dễ hiểu
Rất đơn giản phải ko các bác, vậy là xong toàn bộ về dầu nhớt động cơ nhé.
Hết bài 9/ HV - Còn nữa

Xem bài 10 tại đây Bài 10 - Hệ thống làm mát động cơ
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng B2
14/7/15
172
136
43
Con 67 này nó cũng độ hệ thống sinh hàn như bác nói nè.View attachment 346994
Mình nhớ cái ống bô mà cong lên trên này không phải xe 67 thì phải.
Hồi xưa xoáy nòng con em suốt mà.
Nhưng cái vụ sinh hàn, giải nhiệt nhớt máy này hay đấy, kéo liên tục SG - Đà Lạt không cần nghỉ dội nước.
 
  • Like
Reactions: tien dat
Hạng B2
2/3/15
265
310
63
tphcm
Mình nhớ cái ống bô mà cong lên trên này không phải xe 67 thì phải.
Hồi xưa xoáy nòng con em suốt mà.
Nhưng cái vụ sinh hàn, giải nhiệt nhớt máy này hay đấy, kéo liên tục SG - Đà Lạt không cần nghỉ dội nước.
ưh, 67, 68 hay 72 gì đó bạn ý mình chỉ dẫn dụng cái bộ phận tản nhiệt cho nhớt mà bác HV nói ấy mà, thân...... Thực ra trên các dòng xe oto phổ thông bây giờ và ngay cả xe máy tay ga đời mới họ cũng dùng nước để giải nhiệt ,nó có nhiều ưu điểm hơn. Hệ thống ống dẫn nước nằm ngầm và lòng vòng trong thân máy. khi đ/cơ chạy hệ thống bơm nước sẽ hoạt động đẩy dòng nước lưu chuyển tuần hoàn, qua một van hằng nhiệt rồi chạy ra hệ thống két làm mát ở đầu xe, sau đó lại quay về làm mát máy.khi vận hành động cơ cần có 1nhiet độ làm việc ổn định( em nhớ ko nhầm khoảng trên dưới 80 độ C ) khi nhiệt độ dưới ngưỡng này thì van hằng nhiệt đóng ko cho nước chạy ra két làm mát để giữ n/ độ ổn định cho đ/ cơ l/ việc. khi nhiệt độ tăng quá ngưỡng này thì van hằng nhiệt sẽ mở để cho nước chạy ra két làm mát, lúc này quạt két nước sẽ chạy để làm mát nước=>làm mát đ/ cơ ,cũng là làm mát nhớt. Đại khái vậy.
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng B2
17/9/15
130
2.950
93
XXXX
Cảm ơn tất cả các bác đã đọc, ủng hộ và động viên nhé. Vì nhiều bác quá e ko thể cảm ơn lại hết được, e chỉ biết nhấn nút "Thích" thôi, e cảm ơn chung tất cả mọi người nhé. Chúc mọi người tuần mới ngập tràn năng lượng và nhiều niềm vui.

Thân ái
HV