ngày ấy toàn về nhà vào những lúc cao điểm, nên không bao giờ thiếu cái cảnh kẹt phà chờ phà,
nắng nóng hầm hập, hàng quán nhếch nhác, người qua lại xao xác bồn chồn, đoàn xe nối đuôi nhau dài hàng km phơi nắng và nhích từng chút một , có khi kẹt xe dài đến tận thị trấn Cái Vồn, khoảng 5-6km là chuyện bình thường, (các bác phát âm cho chính xác dùm em kẻo bà con miền Tây bùn he! thật ra người địa phương đọc là Cái Dzồn ), khách bộ hành phải xuống xe đợi chờ trong các hàng ăn uống hai bên phà, tạo doanh thu cho bà con địa phương.
cả quãng đường mấy cây số ấy thơm lừng mùi thức ăn và ồn ào tiếng mời chào khách, cảnh chèo kéo ăn cơm, giải khát, vé số, giác hơi, tắm rửa và cả... tiêu tiểu!
món canh chua cá bông lau béo ngậy ngot ngào ăn với cơm trắng và dĩa nước mắm mặn với vài lát ớt đỏ tươi, em đã ăn lần đầu tiên trong đời ở tại bến bắc này đây, khi còn là một cô bé...
ai đi xuôi ngươc qua hai bến phà này cũng đều gặp món nem của ông Hai mập...
rồi đây, cái xóm ven phà chuyên sống bằng dịch vụ cho người qua sông này sẽ không còn sầm uất như trước nữa...
nhiều gđ sẽ phải trôi dạt sang nghề khác hay về nơi khác... âu cũng là cái giá phải trả cho sự đi lên và phát triển. Có niêm vui nào mà không đượm nỗi buồn đau!
cái mới tốt đẹp hơn, rực rõ hơn, hoành tráng hơn, mạnh mẽ, ngạo nghễ kiêu hãnh hơn... cái cũ thì nhếch nhác, eo sèo, lam lũ tần tảo... thế mà khi mất đi, vẫn không khỏi gợi lên nỗi bùi ngùi thương cảm! lòng nguời thật lạ... phải chăng vì thứ cảm xúc lạ lùng và thiếu thực tế đó, có một số kẻ sẽ không bao giờ dứt dạc được với quá khứ , một số sẽ lớn lên, lao tới, bươn bả bước đi với sự thúc đẩy mê hoặc không cưỡng được của tương lai và sự phát triển, nhưng vẫn không bao giờ thôi ngoái nhìn lại đàng sau...