Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng B2
23/10/09
421
2.859
93
Chào các bác, em đặt cái tựa nhìn kêu quá chắc các bác nghĩ e phải pờ-rồ lắm, nhưng e chỉ là sv thôi, chả có tý kinh nghiệm nào cả. Mạn phép đặt tựa kêu như vậy để các bác vào ném đá cho khôn ra thôi. Đây là những vấn đề em tạm hiểu, một vài chỗ thắc mắc, vài chỗ thể có sai sót, mong các bác nhẹ tay.Em xin bắt đầu ạ.

Nông dân ta xưa nay đều mang tiếng là lam lũ, bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Ngày xưa thì sống vào cây lúa là chính. Ngày nay thì ngoài lúa thì còn cá, tôm, cà phê,... Cuộc sống nông dân cũng ngày càng khấm khá hơn, tuy nhiên, nông dân vẫn mang tiếng nghèo.


Nước ta theo đuổi cơ chế kinh tế thị trường nên chịu sự chi phối của thị trường và nông dân cũng ko ngoại lệ. Ngày nay, nông dân càng bị chi phối nhiều hơn bởi thị trường và sống chết nhờ nó. Tuy nhiên, nông dân ta ngèo bởi vì cái đầu chạy theo ko kịp kinh tế thị trường. Ngươi nông dân sản xuất ra lúa gạo thì vẫn coi là sản xuất hàng hóa, nhưng họ ko quan tâm lắm về đầu ra của sản phẩm của mình. Họ chỉ mong sao được mùa, rồi còn chất lượng, giá cả, đầu ra... thì họ phó mặc cho ý trời. Bởi vậy mới có chuyện khi trúng mùa bán thì lỗ, ko bán thì lỗ hơn hay thấy trồng cây này hiện tại đang có lời họ dẹp hết, đốn hết để trồng, tới lúc họ thu hoạch thì qua cơn sốt.

Một vấn đề em ko hiểu là nông dân thường hay bán qua thương lái. Mặc dù biết thường bị thương lái ép giá nhưng họ vẫn cắn răn chịu đựng mà ko chịu đột phá, tự tìm thị trường cho mình. Lúc đó mọi phần thiệt đều rơi về nông dân. Vấn đề khác là sự cẩu thả của nông dân ta. Lúa chất lượng thấp, cá tra, tôm nhiễm tạp chất đều gây tổn thất cho chính họ nhưng họ vẫn ko sợ, vẫn tiếp tục con đường của mình.

Vậy bây giờ phải làm gì đây các bác ??? Em thấy nhữgn vấn đề trên, đúng là bỏ thì thương mà vương thì tội. Cách tốt nhất bây giờ là ai lỗ thì cho lỗ, làm chủ trên mảnh ruộng của mình ko được thì đi làm công. Còn ai có khả năng, nắm bắt thị trường thì tiếp tục mở rộng. Chứ dung dưỡng kiểu này thì khó lòng lên nổi.
 
Hạng D
14/8/09
1.278
4.315
113
42
Biên Hoà
Anh sẽ cố gắng trả lời từng vấn đề 1:
kimlong501 nói:
Tuy nhiên, nông dân ta ngèo bởi vì cái đầu chạy theo ko kịp kinh tế thị trường. Ngươi nông dân sản xuất ra lúa gạo thì vẫn coi là sản xuất hàng hóa, nhưng họ ko quan tâm lắm về đầu ra của sản phẩm của mình. Họ chỉ mong sao được mùa, rồi còn chất lượng, giá cả, đầu ra... thì họ phó mặc cho ý trời. Bởi vậy mới có chuyện khi trúng mùa bán thì lỗ, ko bán thì lỗ hơn hay thấy trồng cây này hiện tại đang có lời họ dẹp hết, đốn hết để trồng, tới lúc họ thu hoạch thì qua cơn sốt.

Đầu tiên anh sẽ nói vể chỗ anh bôi đậm. Em suy nghĩ như thế là 1 sai sót trầm trọng. Như mọi nhà kinh doanh khác, nông dân luôn "muốn" quan tâm đến thị trường sản phẩm của họ hay còn gọi là thị trường nông sản. Họ cũng muốn mùa vụ có năng suất cao, giá bán ra cao để có tý lận lưng cho những ngày giáp hạt. Nhưng không có tiền thì không thể làm gỉ nhiều. Hay sự thiếu sót về thông tin là thực trạng đau lòng dành cho người nông dân. Người nông dân rất muốn biết giá xuất khẩu nông sản của các công ty xuất ra nước ngoài là nhiêu lắm, nhưng ai cho họ biết. Đây chính là 1 điểm không được của chính phủ. Còn chưa xây dựng được 1 trung tâm thông tin cho nông dân, thì nông dân còn thiệt hại dài dài.
Còn những vấn đề về chất lượng sản phẩm thì em nói như thế tội nghiệp cho nông dân lắm. Họ có được đào tạo bài bản đâu, mà ép người ta thế. Cái này là do mấy xxx của hội khuyến nông lãnh lương xong mà không làm tròn trách nhiệm, chứ có phải do lỗi nông dân đâu.

kimlong501 nói:
Một vấn đề em ko hiểu là nông dân thường hay bán qua thương lái. Mặc dù biết thường bị thương lái ép giá nhưng họ vẫn cắn răn chịu đựng mà ko chịu đột phá, tự tìm thị trường cho mình. Lúc đó mọi phần thiệt đều rơi về nông dân. Vấn đề khác là sự cẩu thả của nông dân ta. Lúa chất lượng thấp, cá tra, tôm nhiễm tạp chất đều gây tổn thất cho chính họ nhưng họ vẫn ko sợ, vẫn tiếp tục con đường của mình.

Họ không bán cho thương lái thì bán cho ai ?????
Chỗ bôi đen, em nói như thế thì đẩy hết tội lỗi cho nông dân rồi còn gì. Ngoại trừ những trường hợp cố tính làm sai anh không nhắc đến. Còn muốn thực hiện được những điều đó cần 1 sự hỗ trợ về kỹ thuật của nhà nước và các công ty xnk hải sản. Đồng thời cần 1 lượng vốn đủ để giảm tải cho nông dân.

kimlong501 nói:
Vậy bây giờ phải làm gì đây các bác ??? Em thấy nhữgn vấn đề trên, đúng là bỏ thì thương mà vương thì tội. Cách tốt nhất bây giờ là ai lỗ thì cho lỗ, làm chủ trên mảnh ruộng của mình ko được thì đi làm công. Còn ai có khả năng, nắm bắt thị trường thì tiếp tục mở rộng. Chứ dung dưỡng kiểu này thì khó lòng lên nổi.

Đừng nghĩ vậy em à, hạt gạo em ăn để em có sức vào đây lạm bàn với anh là do nông dân tần tảo làm ra đó em. Họ không cày cuốc dưới ruộng thì làm gì có gạo để ta ăn, phải không em ?
 
Hạng B2
4/4/07
301
2
16
54
Đời sống nông dân đúng là có khá hơn nhưng nghèo vẫn là nghèo.
Em đồng ý với bác Phi_Tran, người nông dân không có lỗi trong vấn đề trồng trọt chăn nuôi, chỉ đáng nói là chúng ta chưa có cơ chế để đảm bảo cuộc sống cho Nông dân( về kĩ thuật chăn nuôi trồng trọt, định hướng, tiêu thụ sản phẩm) cho nên khu vực nông thôn không phát triển được.
Bác chủ có nhắc đến cá tra, cái này hay nè. Hàng năm thuỷ sản VN xuất khẩu khoảng 4.5tỉ usd trong đó cá tra 1,4tỉ với khoảng 100 nhà máy chế biến và 200k công nhân.
Do lúc đầu xuất khẩu thấy ngon ăn (giá 3,4usd/kg từ 2005 và tại thời điểm này còn 2.9usd/kg thành phẩm). Nên rất nhiều người nuôi cá tra bị phá sản. Nguyên nhân do đâu? Nhiều người sẽ cho rằng do nông dân, quả thật do nông dân thấy cái gì có lời là làm dẫn đến cung vượt cầu. Mà để đào được ao nuôi cá thì phải xin phép hẳn hoi, Vấn đề định hướng và qui hoạch bị quên lãng=> nông dân mãi nghèo.
Vài thiển ý của em.
 
Hạng D
13/1/10
2.009
46.456
113
54
kimlong501 nói:
Một vấn đề em ko hiểu là nông dân thường hay bán qua thương lái. Mặc dù biết thường bị thương lái ép giá nhưng họ vẫn cắn răn chịu đựng mà ko chịu đột phá, tự tìm thị trường cho mình. Lúc đó mọi phần thiệt đều rơi về nông dân. Vấn đề khác là sự cẩu thả của nông dân ta. Lúa chất lượng thấp, cá tra, <span style=""color: #ff0000;"">tôm nhiễm tạp chất</span> đều gây tổn thất cho chính họ nhưng họ vẫn ko sợ, vẫn tiếp tục con đường của mình.
Cái này là do mấy ông thương lái làm đó theo khuyến khích của thương gia Trung Quốc, em hỏi Jangnhut hay Trương Đức Hải - người Cà Mau thì rõ
 
Hạng B2
4/4/07
301
2
16
54
tutucungtoi nói:
kimlong501 nói:
Một vấn đề em ko hiểu là nông dân thường hay bán qua thương lái. Mặc dù biết thường bị thương lái ép giá nhưng họ vẫn cắn răn chịu đựng mà ko chịu đột phá, tự tìm thị trường cho mình. Lúc đó mọi phần thiệt đều rơi về nông dân. Vấn đề khác là sự cẩu thả của nông dân ta. Lúa chất lượng thấp, cá tra, <span style=""color: #ff0000;"">tôm nhiễm tạp chất</span> đều gây tổn thất cho chính họ nhưng họ vẫn ko sợ, vẫn tiếp tục con đường của mình.
Cái này là do mấy ông thương lái làm đó theo khuyến khích của thương gia Trung Quốc, em hỏi Jangnhut hay Trương Đức Hải - người Cà Mau thì rõ

Cái này là chính xác nè, nhưng mà tạp chất thì dân TQ ăn mà, em dzọt đây
 
Hạng B2
23/10/09
421
2.859
93
@Phi_tran: Như vậy, việc ngèo của nông dân là do lỗi của xxx ta, từ thiếu thông tin đến hỗ trợ cho nông dân đúng ko a ?? Nếu như a sản xuất những sản phẩm khác, khi a gặp khó khăn thì a có đổ lỗi là do xxx cung cấp thông tin thiếu cho a ko ??? Quan điểm của e là xxx phải hỗ trợ nhưng mà phần nào thôi, chứ ko phải mình ngèo là do lỗi của họ.
 
Hạng C
14/6/11
695
34.180
93
Long An
Em ghét nghe cái điệp khúc tại xxx không a, b, c, ... nên người dân mới chịu thiệt x, y, z, ... "Tiên trách kỉ, hậu trách nhân", việc của mình mình phải tự tìm hướng đi chứ có chuyện thì đổ cho người khác mà tại sao không chính ở bản thân mình?!
 
Hạng D
13/1/10
2.009
46.456
113
54
Nói chung, cuộc chơi nào cũng phải có luật, để tiết kiệm tài nguyên và nguyên khí quốc gia. Đánh bài cũng vậy, nhiều người chơi quá, nhưng chỉ có 1 bộ bài, thì ai có nhiều hơn xxx$ mới được vào sòng. Ở đây Nhà nước làm người tổ chức sòng chưa chuyên nghiệp lắm
 
Hạng B2
25/3/11
409
22
18
Nông dân nhà mình thiếu vốn, tư duy & kỹ năng quản lý để phát triển sản phẩm thô thành 1 thương hiệu hoàn chỉnh nên cái vòng luẩn quẩn đói nghèo, dc giá mất mùa - dc mùa mất giá vẫn bám theo họ suốt bao năm qua. Chính quyền thì 0 có chính sách hỗ trợ thiết thực nên tất cả phụ thuộc vào thương lái hoặc các DN thu mua nên bao nhiêu lợi nhuận đều vào tay họ cả. Các bác có biết người phụ nữ VN nào giàu nhất hay xếp hạng cũng thuộc vào hàng tỷ phú bên Tây là 1 Mama tổng quản toàn bộ lúa gạo DBSCL 0 ? Bạn mẹ em là cố viện trưởng CN sinh học, ông ấy là 1 trong những nhà khoa học nổi tiếng nhất VN kể lại khi dc bà trùm gạo kia mời về tư vấn phát triển cây lúa mới thấy thương lái ở VN giàu khủng khiếp cho dù có lẽ chả mấy ai biết đến họ là ai ;)
 
Status
Không mở trả lời sau này.