Hạng B2
21/8/12
448
360
63
50
Mỹ Tho Tiền Giang
(Tin Nóng) Họa vô đơn chí đã xảy đến với "cậu nhỏ" của anh chàng Alan Parke đúng lúc anh ta đang "lên đỉnh": một tiếng "rắc" và sau đó là cơn đau chưa từng có.
Kể lại mọi chuyện với báo Irish Mirror, khổ chủ vẫn chưa thể quên nỗi kinh hoàng: "Tôi chưa bao giờ đau đến như thế. Chúng tôi đang quan hệ - tôi ở dưới và Clarissa ở trên - thì bỗng nhiên tôi nghe như có tiếng kêu "rắc"".
Nhưng sự đau đớn chưa phải là nỗi khổ duy nhất. Cảnh phải bó bột ở chỗ ấy và phải chịu đựng những nụ cười cố nén của các bệnh nhân khác không dễ chịu tí nào với "bệnh nhân đặc biệt
 
Hạng B2
21/8/12
448
360
63
50
Mỹ Tho Tiền Giang
Nhiều cây xanh bật gốc lộ nguyên bọc nylon
Cây mới trồng trên phố Hà Nội bị đổ sau cơn giông chiều 13/6 lộ ra bầu đất bọc túi nylon và bao dứa. Chuyên gia thực vật cho rằng trồng như vậy là sai quy trình, khiến cây chậm phát triển, thậm chí chết.
Anh em Hội accord Hà Nội chú ý đậu xe nhe

Lượm lặt,chia sẽ...
 
Hạng F
19/6/12
15.298
2.503
113
Nhiều cây xanh bật gốc lộ nguyên bọc nylon
Cây mới trồng trên phố Hà Nội bị đổ sau cơn giông chiều 13/6 lộ ra bầu đất bọc túi nylon và bao dứa. Chuyên gia thực vật cho rằng trồng như vậy là sai quy trình, khiến cây chậm phát triển, thậm chí chết.
Anh em Hội accord Hà Nội chú ý đậu xe nhe

View attachment 280163
Chỉ có Thủ đô ngàn năm văn hiến mới thực hiện được những việc ... quá sức ... phi thường này ...
AI PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM HAY LẠI ĐỔ CHO NGƯỜI
 
Hạng B2
29/1/15
210
104
43
47
Nhiều cây xanh bật gốc lộ nguyên bọc nylon
Cây mới trồng trên phố Hà Nội bị đổ sau cơn giông chiều 13/6 lộ ra bầu đất bọc túi nylon và bao dứa. Chuyên gia thực vật cho rằng trồng như vậy là sai quy trình, khiến cây chậm phát triển, thậm chí chết.
Anh em Hội accord Hà Nội chú ý đậu xe nhe

View attachment 280163

Làm dối, nói láo báo cáo hay. Gặp vụ thiên tai này nên mấy chú mới bị lật tẩy dối trá rồi.
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng F
7/11/11
5.168
712
113
Biên hòa, Đồng nai
[BCOLOR=#ffffff][BCOLOR=#ffffff]Người tu và Danh-vọng[/BCOLOR][/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff][BCOLOR=#ffffff] Chợt nhớ trước đây có lần tôi được đọc một câu chuyện, tên gì tôi chẳng nhớ rõ, nhưng đại khái câu chuyện kể về một vị thầy sau thời gian tu hành nghiêm mật trên núi nên bèn hạ sơn hoàng đạo dưới chốn kinh kỳ. Sau một thời gian hoằng hóa độ sinh, thầy được mọi người biết tiếng và ngưỡng mộ vô cùng vì đức hạnh và sự uyên bác kinh luật của ngài. Được vua sắc phong làm quốc sư, và mỗi lần thầy thuyết giảng đều được ngồi trên những pháp tòa trang nghiêm, bằng gỗ trầm thơm. Sau một thời gian hoàng đạo ở chốn kinh kỳ, thầy ra đi để tìm cách độ những người ở các nơi khác. Một hôm ngang qua một dòng suối thầy xuống tắm và đắm chìm trong cái sảng khoái giữa dòng nước mát, cảnh vật thiên nhiên xinh đẹp của núi rừng. Đột nhiên thầy giựt mình vì nghe những tiếng la ó của một bọn trẻ. Chúng nó thì cũng ngạc nhiên vì bất chợt trông thấy thầy nên bật la lên: [/BCOLOR][/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff][BCOLOR=#ffffff] [/BCOLOR][/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff][BCOLOR=#ffffff] "Ê tụi mày ơi! Xem kìa, có ông thầy chùa đầu trọc đằng kia."

Khi vừa thoáng nghe, cơn giận từ đâu tràn đến và như xâm chiếm toàn bộ cõi lòng thầy. Thầy thấy mình bị xúc phạm, bị hủy nhục và chê bai. "Ta đây là đường đường một vị quốc sư, ngay cả vua cũng phải kính nể quỳ lạy, người người ai ai cũng tôn kính đảnh lễ, mà nay tụi nhóc này dám nói mình là thầy chùa đầu trọc". Nhưng rồi chỉ trong khoảng khắc sau đó, thầy chợt nhiên bật cười với chính mình vì sự giác ngộ kịp lúc:

"Mình là thầy chùa có đầu trọc, thì tụi nhỏ gọi là thầy chùa đầu trọc, chứ có gì đâu mà phải buồn, phải giận trong lòng."

Bỗng chốc thầy thấy được cái vô thường và giả tạo của cuộc đời. Những cái danh vị của quốc sư, của hòa thượng, những sự cung kính, khen ngợi, đảnh lễ, cúng dường từ mọi người bỗng trở thành huyễn hoặc và giả tạm. Cái còn lại trong thầy là sự an nhiên, như như tự tại của một người thoát khỏi mọi phiền trược tranh đua của cuộc đời. Câu chuyện tôi chỉ nhớ được đến đó, nhưng nó đã gợi cho tôi những hình ảnh và ý nghĩa thật đẹp của nội dung câu chuyện, về cái tâm tham danh vọng, chấp chước của người tu đối với cuộc đời.

Thật ra những ước vọng thầm kín trong mỗi con người là thích được người khác chú ý, tôn trọng và kính nể; dù người đó là một người thường hay một người tu. Có những danh vọng và chức vị nhỏ người ta muốn được tôn trọng và kính nể theo mức độ nhỏ; có danh cao, chức lớn thì người ta cũng muốn người khác biết đến và kính nể nhiều hơn. Thế nên theo thời gian tu hành nhiều năm, có phẩm bậc cao hơn thì người tu muốn được xem trọng cũng là chuyện thường tình; nhưng nếu lấy Phật pháp làm thước đo cho việc này, thì việc mong muốn được người tôn kính và trọng nể nhiều hơn qua lâu năm tu hành; thì đây quả là một mong muốn của bản ngã do thiếu chất liệu tu hành mà ra.

Khi người ta không có sự tu và hành trì thật sự thì người ta sẽ thấy cái danh vọng này là thật có, thấy có mình đáng hưởng cái danh này và thấy cuộc đời là thật và thường tại. Chỉ có cái nhìn và thấy như vậy thì người ta mới ham cái danh hão huyền để phải buồn, phải vui và tìm cầu chạy theo nó. Còn nếu luôn luôn nghĩ đến sự tu hành, nghĩ đến sự khổ não của chúng sinh mà hằng khởi những niệm từ, tâm bi mong cứu độ mọi loài, thường nghĩ đến giải thoát thì người ta sẽ đâu ham những cái danh giả tạo mà người khác ban tặng cho. Dù tôi vẫn biết tự trong thâm tâm và đáy lòng rằng, tôi còn rất ham thích những cái danh vọng của chức vị nọ kia, và các phẩm bậc của người tu, nhưng tôi mặt khác lại sợ nó vì những tác động tâm lý tiêu cực, để từ đó nó đưa đẩy tôi đi vào con đường sai lạc.

Nếu có những hành động nào cao cả và đẹp đẽ nhất trong sự gạt bỏ và chối từ danh vọng cuộc đời, để tôi lấy đó làm gương mà noi, thì đó là hành động ra đi của đức Phật trong quá khứ và đức Dalai Lama trong hiện tại. Có ai có danh vọng và quyền lực hơn đức Phật thuở bấy giờ, có ai có đầy đủ cuộc sống và sung sướng như Ngài vậy mà Ngài vẫn chối từ và thản nhiên ra đi. Trong kinh Tứ thập nhị chương đức Phật nói:

"Ta coi ngôi vị vương hầu như bụi qua kẻ hở; coi vàng ngọc châu báu như ngói gạch; coi lụa là như vải thô; coi đại thiên thế giới như hạt tiêu... ; coi thịnh suy như cây bốn mùa".

Đức Dalai Lama thì ngài cũng tỏ vẻ thản nhiên không kém khi rời ngôi vị lúc bỏ xứ ra đi. Gần đây ngài lại tuyên bố sẽ từ chức, một khi dành lại được độc lập cho Tây Tạng, trên hết dù được hàng bao nhiêu triệu người tôn sùng như là một hóa thân của đức Bồ tát Quán thế âm, ngài vẫn luôn luôn tỏ ra bình dị và tầm thường như một người tu tầm thường. Trước mọi người bao giờ ngài cũng nói rằng: "Tôi chỉ là một tu sĩ bình thường, như mọi người chứ chẳng khác." Như vậy mới thấy rằng một vị chân tu thật sự bao giờ cũng luôn luôn hạ mình xuống trước mọi người, nâng mọi người lên được qua lời nói và việc làm khi có thể; và hay thay là chính khi những vị ấy hạ mình xuống thì các ngài càng được người khác tôn sùng và nâng lên cao. Còn với tôi một người thiếu sự tu học và hành trì thì không hiểu sao lại cứ thích và tham những danh vọng hảo huyền, cầu sự cung kính tôn trọng của mọi người. Nếu có những ân phước nào lớn nhất, nếu có những nguồn cảm hứng nào thiêng liêng nhất cho tôi ngưỡng mộ nhìn lên để học theo những công hạnh và đức độ của các ngài, thì đó chính là đức Dalai Lama, một bậc thầy vĩ đại của nhiều người và cũng là thầy của tôi, người tôi hằng tôn sùng.

Nhân danh các điều thiện, các điều lành lợi ích cho mọi loài ấy, bản ngã dẫn ta đi và đi mãi với những cái tốt và đẹp nhất cho mọi loài. Nhưng để rồi một ngày nào đó khi ta trong một lúc tu hành quán chiếu lấy chính mình, mới chợt nhận ra rằng tất cả những ý tưởng, niệm lành cho người, cho mọi loài trước kia của mình chỉ là cái thực chất của bản ngã, nó mang mặt nạ vì lợi ích cho Phật pháp và chúng sinh ở bên ngoài. Xét và tìm đến cái bản ngã sâu tận bên trong của con người, thì ta mới có thể thấy nó luôn luôn gian manh và quỷ quyệt, nó có đủ mọi ma chước để quyến rũ và dẫn dụ những người tu đi vào con đường sai lạc và sa đọa. [BCOLOR=#ffffff]Thế nên tôi cũng hay dặn lấy chính tôi rằng: "Hãy coi chừng cái bản ngã của ngươi."[/BCOLOR]

Nếu những người tu hành vì lòng từ bi thương xót thật sự với những nỗi khổ đau và mê lầm của cuộc đời, nên xông xáo lao vào cõi trần tục này để cứu độ mọi người, thì cái động cơ tâm lý ấy quả thật đáng tán thán và đảnh lễ. Nhưng nếu để lao vào cuộc đời này với mục tiêu có được những danh vọng, sự tôn kính và cúng dường thì dù những việc làm phật sự, hoằng pháp lợi sinh kia mang ý nghĩa cao cả bao nhiêu đi nữa cũng là vô ích, vì nó đưa đẩy người tu ấy vào đường danh lợi khác gì thế gian.

Ngày nay, những người tu có thể nhân danh những cấp bằng cao học, hay tiến sĩ để vươn mình ra đời, làm việc phật sự lợi ích cho chúng sinh. Nhưng liệu những cấp bằng cao học, tiến sĩ ấy có đủ làm đại diện duy nhất cho tâm Bồ đề , tâm từ bi thương xót muốn thật sự cứu độ các chúng sinh hay không? Xã hội con người ngày nay là xã hội của danh và vọng, ai không có danh vọng người đó không được tôn trọng và nể vì, thế nên con người ta đua nhau truy tìm nó và gán lên người đủ thứ các chức vị, thanh danh. Nếu để đi vào cuộc thế và song song hành đạo giữa những người có nhiều danh vọng, mà người tu phải phương tiện dùng cái danh học, danh tu của mình để cảm hóa và nhiếp phục mọi người thì điều ấy chẳng trái; nhưng nếu lấy đó làm phương tiện tiến thân để có lợi, được danh, thì thật là sai hẳn cái mục tiêu mà người tu ấy ấy phát nguyện lúc ban đầu.
[/BCOLOR]
[/BCOLOR]
 
Hạng F
7/11/11
5.168
712
113
Biên hòa, Đồng nai
[BCOLOR=#ffffff]Đức Dalai Lama nói:[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff] "Nếu một người tu mà trải qua bao tháng năm hành đạo không thấy mình tầm thường hơn, giản dị hơn và khiêm tốn hơn thời gian ban đầu, thì có lẽ là người tu đó đã đi lạc rồi!"[/BCOLOR]
 
Hạng F
7/11/11
5.168
712
113
Biên hòa, Đồng nai
Đời ta còn gặp bố mẹ được mấy lần ??

Có người mỗi năm chỉ về thăm bố mẹ được một lần. Nếu bố mẹ còn sống được 20 năm nữa thì họ cũng chỉ được gặp 20 lần. Nhưng với nhiều người, bố mẹ có thể còn sống trên đời này khoảng 10 năm nữa thôi, vậy là chỉ còn 10 lần gặp mặt bố mẹ. Khoảng thời gian bố mẹ còn trên đời này của mỗi người có thể ngắn hơn nữa; chắc có người trong chúng ta không dám nghĩ tiếp!

Chủ đề mà chương trình phát thanh đưa ra trò chuyện cùng thính giả xoay quanh câu chuyện của một chàng trai từ miền quê tới thành phố xa xôi lập nghiệp. Sau khi học xong, anh ở lại thành phố và bắt đầu đi làm. Rồi thời gian trôi đi; 5 năm liền anh không về quê thăm bố mẹ được một lần.

Mới đây, anh đón được bố mẹ mình đến sống cùng mình ở thành phố thì không lâu sau, người mẹ được phát hiện là bị ung thư giai đoạn cuối. Theo lời bác sĩ, thời gian cho mẹ anh chỉ còn khoảng 1 năm, và khoảng thời gian đó đang từ từ ngắn lại khi mỗi ngày trôi qua…
Giờ đây, ngoài lúc đi làm, anh dành tất cả thời gian còn lại để ở bên mẹ mình. Anh nhớ lại tất cả những gì mà bố mẹ đã dành cho anh từ thuở ấu thơ và nhận ra rằng mình thật có lỗi với bố mẹ. Lúc này, anh mới thấy được sự quý giá của những khoảnh khắc được ở bên bố mẹ mình.
Trên đất bạn (Trung Quốc) mà sao nghe câu chuyện lại thấy giống với cuộc sống đang diễn ra trên quê hương mình đến vậy! Đời này ta sẽ còn được gặp bố mẹ mình bao nhiêu lần? Chàng trai kia cũng sẽ giống như đa số chúng ta. Nếu như mẹ anh không lâm bệnh nặng, cuộc sống cứ đều đều trôi qua thì anh cũng chẳng thể nào nhận ra được những gì quý giá đang dần rời bỏ mình.
Xã hội không ngừng phát triển, cuộc sống ngày càng nhiều áp lực. Mỗi người đều mãi lo cho sự nghiệp và cuộc sống bề bộn của mình: Bàn chuyện làm ăn, tìm kiếm cơ hội, quan hệ xã hội, tiếp khách khứa bạn bè, rồi học thêm cái này cái kia… Nhiều người ở xa quê, mỗi năm chỉ về thăm bố mẹ được một vài lần. Nhưng cũng có người sống gần bố mẹ ngay trong cùng một thành phố mà cũng chẳng có thời gian tới thăm bố mẹ được vài lần trong năm.
Chúng ta có thực sự là bận đến mức không còn thời gian để giành cho bố mẹ mình không? Có phải như thế thật không nhỉ?
Nhớ có lần bạn tôi cũng đã hỏi: “Mỗi năm anh về thăm gia đình, thăm bố mẹ được mấy lần?”. Nhưng lúc đó tôi cũng không để tâm, chỉ trả lời là “hai, ba lần gì đó” rồi chẳng nghĩ ngợi gì nữa. Mới đây thôi, ngồi trò chuyện cùng anh giám đốc công ty, anh ấy bảo “các cụ cứ thích tất cả các con ở loanh quanh đâu đấy không xa nhà mình để khi muốn là gặp được ngay mới thoả”. Tôi nghe xong cũng cười đồng ý rồi chẳng nghĩ ngợi gì nữa.
Lúc trước tôi chẳng hiểu sao cứ mỗi dịp có một trong 3 anh em về thăm nhà là y như rằng, mẹ tôi lại hỏi sao cả mấy đứa không cùng về, hay là “chúng nó bận việc không về được à?”. Tôi chỉ cười mẹ tôi sao hay “thắc mắc” vậy, rồi cũng chẳng nghĩ ngợi gì nữa… Còn bây giờ thì tôi cũng đang nghĩ: Đời này mình còn được gặp bố mẹ bao nhiêu lần?
Cách đây 2 năm, tôi tham gia một lớp học tâm lý. Cô giáo đã đưa ra hàng loạt các câu hỏi về sự quan tâm của con cái dành cho cha mẹ. Câu hỏi đầu tiên và cũng là dễ nhất: “Bạn có tin rằng mình yêu ba mẹ không?”. Ngay lập tức, cả hội trường nhốn nháo: “Tất nhiên là có. Không yêu họ thì còn yêu ai, hỏi gì kỳ vậy”. Câu hỏi tiếp theo: “Bạn đã làm những gì để thể hiện tình yêu đó?”.
Hàng loạt cánh tay giơ lên: Ờ thì dịp lễ tết mua hoa, mua quà tặng, rồi về thăm, rồi chia sẻ, tâm sự, thi thoảng đỡ đần việc nhà, việc cửa… Có người thì chia sẻ thành thật: “Tôi ở xa nhà nên thường xuyên gửi tiền về, hỏi xem ông bà thích gì thì mình mua cho, rồi thuê ôsin để phục vụ, hàn huyên cho ông bà đỡ buồn”… Câu hỏi sau đó: “Bao nhiêu người nhớ đến sinh nhật của ba mẹ và tặng quà, hoặc những lời chúc tốt đẹp?”.
Số cánh tay lần này đã ít đi. Câu hỏi kế tiếp: “Bao nhiêu người biết đến ngày cưới của ba mẹ, và giúp ba mẹ tổ chức lễ kỷ niệm?”. Nhiều người đã lắc đầu, số cánh tay giảm hẳn. Một câu hỏi tiếp: “Bao nhiêu người hay tâm sự với ba mẹ, biết đến niềm đam mê, sở thích khi bé của ba mẹ, và thông cảm nếu họ chưa thực hiện được?”.
Chỉ còn vài cánh tay sót lại. Câu hỏi cuối cùng: “Bạn đã bao giờ ôm ba mẹ, và nói rằng con yêu ba mẹ, xin lỗi về những điều đã sai, và cảm ơn vì tất cả những gì họ đã làm cho bạn?”. Không còn cánh tay nào, tất cả đều im lặng. Chúng ta ai cũng đều yêu bố mẹ của mình nhưng để nói cho bố mẹ rằng con yêu bố mẹ thì dường như quá khó khăn.

.....Lượm đọc và chia sẻ...
 
Chi Hội Trưởng HFC
19/12/08
18.853
3.970
113
56
chắc cà đao
dạo này.....VNB ...nghiên cứu ...dzữ quá..

Đức Dalai Lama nói về Phật giáo ứng dụng
Tuệ Uyển dịch

dalialama-010231237.jpg
HỎI: Tại sao đức Phật Thích Ca đã im lặng một tuần lễ sau khi Ngài đã trở nên giác ngộ?

ĐĐLLM: Có một câu chuyện của đức Phật đã duy trì sự im lặng và không thuyết giáo trong bảy tuần. Đức Phật, theo kinh điển, đã nói rằng, "Ta đã tìm ra một giáo huấn, một con đường thậm thâm, hòa bình, và tự do khỏi mọi tạo tác, vô vi. Ta đã tìm thấy một giáo huấn như cam lồ. Nhưng nếu ta cố gắng để giải thích và giáo hóa người khác, không ai có thể thấu hiểu. Thế nên, ta sẽ tiếp tục im lặng và ngơi nghỉ trong rừng". Vào lúc ấy, không có phương tiện truyền thông nên không có ai có thể tuyên cáo sự giác ngộ của đức Phật. Vì vậy, sau sự giác ngộ của Ngài, có một sự trì hoãn dài. Dần dần, ngày càng nhiều người trở nên nhận thức rằng đức Phật Thích Ca có một loại kinh nghiệm đặc biệt nào đấy. Sau đó một số người đã bắt đầu tiếp nhận giáo huấn từ Ngài và hỏi đạo với Ngài.
 
Hạng D
20/10/11
2.563
958
113
Đà Nẵng
www.otosaigon.com
Các bác xử như thế nào khi gặp tình huống nầy!
Số là mấy hôm gần đây mang xe ra ngoài rữa và hút bụi. Tình cờ phát hiện một thỏi son nằm trong sàn xe. Phân vân mãi không biết của ai, nghỉ đi nghỉ lại có thể là của bà cả nên cầm về.
- Em ơi làm sao mà thỏi son của em lại bỏ trong sàn xe? Em làm rơi vào đó mà không biết là đã mất sao?
- Em có bao giờ dùng loại nầy đâu! Với lại em không đủ tiền để mua nó. Cái nầy rất đắt có khi mất đến nữa tháng lương của anh không chừng. Thích lắm nhưng em đâu dám dùng nó, hay là anh có chở ai trên xe không?
- Em àh! anh chưa bao giờ chở phụ nữ bao giờ nên anh mới mang về tưởng của em chứ anh đã chở ai thì anh vứt phén đi cho rồi chứ mang về làm gì thêm phiền phứt.
- Rứa thì anh cũng đã từng rồi phải không???????????
- !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!! Làm gì có chuyện đó. (và thật sự là không có nha các bác)!
Thôi thì anh vứt mẹ đi cho xong nhé!
- Đừng vứt nó, nó có tội tình gì đâu mà phải vứt bỏ, cứ để đó cho em. Chỉ có điều lần sau anh nên cẩn thận hơn chút.
- Trời ạ!!! Ai làm gì đâu mà cẩn thận!!!
Tự hôm ấy đến giờ vẫn mãi thắc mắc, không biết từ đâu mà đến. Hay là có kẻ hại mình? Mà hại để làm gì! Với lại tại sao lại đêm một thỏi son đắt tiền đến thế dùng để hại người khác chứ.
Nhờ các bác tư vấn để còn có bề đối phó. Vì tự hôm đó đến giờ không khí gia đình có phần trầm lắng.
Xin cảm ơn các bác!!!