Chủ đề tương tự
Ngày đăng:
Bác chủ xuống Lấp Vò học hỏi kinh nghiệm của anh Út Thẳng....thắng chắc.Hi các bác, em thấy có thread hỏi về cách mở nhà hàng nhưng chưa thấy ý kiến các cao nhân góp vào để làm sao đạt được tiêu chí nhà hàng kinh doanh ổn định, có khách, em mạo muội tạo thread và mang ý kiến cá nhân em vào, các bác cao nhân thảo luận thêm ạ.
====================================================
Em xin góp vài ý kiến về việc kinh doanh, em tạm nói riêng về lĩnh vực ăn uống thôi nhe các bác.
Có vài tiêu chí cơ bản theo em nghĩ cần phải đạt được trước rồi mới nghĩ đến thành công
A- Khi một quán ăn muốn mở ra, người chủ kinh doanh phải đạt là người xác định được phân khúc khách hàng, nếu cái này không xác định rõ thì chiến lược kinh doanh sẽ dậm chận nhau giữa các phân khúc.
Về phân khúc khách hàng em tạm chia làm 3 cấp: Trung bình & Khá, Khá & Gần Giàu, Giàu Thật & Thích thể hiện
Khi xác định được phân khúc khách hàng thì chủ kinh doanh sẽ xác định được mức giá hợp lý, khi có mức giá hợp lý sẽ chọn ra được những món ăn hợp lý.
Đương nhiên các khách hàng ngoài phân khúc đó vẫn có thể ghé quán theo kiểu vãng lai, bài phân tích dưới đây em nói về phân khúc “Khá & Gần Giàu” nhé các bác.
B- Khi đã xác định duoc phân khúc thì tiếp theo phải đạt những tiêu chí sau theo thứ tự: Góc nhìn - Chất lượng – Dịch Vụ - Giá cả
Em đi sâu theo từng yếu tố:
1- Góc nhìn: Hầu hết chúng ta đều biết, hiện nay, khi muốn rủ bạn bè, gia đình ra 1 quán ăn nào đó, đa số chúng ta sẽ tìm hiểu đầu tiên về cách bày trí quán, phong cách dễ nhìn, nếu so sánh 2 quán ăn đạt về chất lượng nhưng nếu quán nào có view ổn hơn thì khách hàng sẽ nghiêng hơn về quán có view đẹp
2- Chất lượng: đây là yếu tố làm nên sự khác biệt của quán, hiện nay rất nhiều nhà hàng ăn uống mọc lên như nấm nhưng để duy trì được tiêu chí "chất lượng món ăn" thì là bài toán ko dễ của bất kì chủ kinh doanh nào, nói thật là do hiện nay nhu cầu ẩm thực của con người có phần đòi hỏi hơn nhưng không có nghĩa là sẽ sang trọng hơn, họ thích những quán ăn có chất lượng ổn định, về ẩm thực thì ko có thang điểm 10 cho món ăn mà chỉ đạt về gu ẩm thực của 7 /10 khách có mặt tại bàn thì bạn đã tạm ổn rồi
3- Dịch vụ: ở đây tạm hiểu là thái độ phục vụ nhân viên và dịch ụ tiện nghi của quán, e không muốn nói đến các dịch vụ 5 sao, ở 1 quán ăn thì tiêu chí dịch vụ có phần cởi mở hơn, chỉ cần 1 nhân viên có thái độ vui vẻ, nhanh nhạy khi tiếp cận khách thì điều này cộng thêm khá nhiều điểm cho 1 món ăn
4- Giá cả: Cả 3 tiêu chí nêu trên nếu chủ kinh doanh đạt được thì tiêu chí cuối cùng chỉ là thứ yếu, yêu tố “Giá cả” sẽ không còn quan trọng khi thực khách hài lòng về không gian quán, chất lượng món ăn và dịch vụ họ nhận được, nhưng không vì thế mà chủ kinh doanh coi thường yêu tố giá cả, em lấy ví dụ:
“Nếu phân khúc khách của chúng ta là nhóm “Khá & Gần giàu”, họ xác định 1 tô phở có giá dao động từ 30 – 50k, nếu quán anh đạt 3 tiêu chí nêu trên thì thực khách ở mức “khá” chấp nhận trả 45k cho tô phở và thực khách “Gần Giàu” sẽ sẵn sàng thanh toán 50k và ra về với lời khen: quán này bày trí ổn đó chứ, phở nêm nêm đậm đà, nhân viên cũng vui vẻ, 50k cũng đáng chứ ko tệ”. Đương nhiên bữa sau có thể họ ko ghé quán mình ăn Phở tiếp đâu, họ sẽ ghé 1 quán khác cùng phân khúc để cảm nhận, nếu quán kia thua quán mình chỉ cần 1 trong 3 tiêu chí nêu trên, các bác yên tâm lần tiếp theo họ sẽ về lại quán bác khi cần dắt ai đó đi ăn Phở.
Có 1 điều mà không phải người chủ nào cũng bình tĩnh nhận ra, khi có duyên quán đông khách nườm nượp thì tiêu chí 2&3 bắt đầu bỏ ngõ cộng theo làm lệch cán cân về tiêu chí 4, tức là tăng giá sản phẩm => Đây là con dao cứa ngọt nhất mà nói ở đây ai cũng nghĩ là “xì” nhưng khi có đồng tiền vào thì họ quên hết những cái căn bản lúc khỏi nghiệp.
C- Các yếu tố chủ quan: Có tâm – Có kĩ năng - Có mặt bằng
1- Có tâm: em nói thật nếu các bác kinh doanh bất kỳ lĩnh vực nào, nếu không có tâm, em khuyên các bác nên dẹp ngay, đừng cố đua theo trào lưu để chứng minh chúng ta có tiền, người ko có tâm, ko có nhiệt huyết với lĩnh vực đang theo đuổi thì chỉ hại bản thân mà thôi.
2- Có Kĩ năng: kĩ năng ở đây tức là chủ kinh doanh phải am hiểu về lĩnh vực mình chuẩn bị làm, ví dụ về ẩm thực, nếu chủ kinh doanh chỉ thuê đầu bếp và không rõ tiêu chí chất lượng món ăn như thế nào thì em cũng khuyên nên đóng cửa ngay.
3- Có mặt bằng: điều này nói thêm thừa,rõ rang muốn kinh doanh ẩm thực hay bất kỳ lĩnh vực nào cũng cần có mặt bằng, nhưng nếu mặt bằng đó có sự bấp bênh thì chúng ta cũng nên suy xét trước khi dốc toàn lực đầu tư, sẽ rất đau lòng khi bao mồ hôi công sức dồn vào thì đùng 1 cái bị lấy lại mặt bằng, điều này thì chỉ có luyện “Uất Ức Thần Chưởng” may ra tránh đập đầu vào tường.
D- Yếu tố cuối cùng: HÊN XUI
Em nói dài quá, thực ra còn dài nữa, nhưng mà thôi, em nói nữa các bác lại nói em nói dài, mà ko biết các bác thấy có dài không chứ em là em thấy dài rồi đó,bữa nào ra café cái bàn dài em nói dài dòng xíu nữa chứ ở đây …dài quá rồi.
Em phắn đây.
Sáng mượn 10 chiếc oto, 30 xe mô tô đậu và dựng trước quán..Có liền luôn, đặt tên quán là ĐÔNG KHÁCH![]()