Hạng D
15/8/15
1.187
980
113
Trường hợp chung chi để bỏ qua nếu có tặng biên bản cầm về chỉ là những lỗi vớ vẩn vài chục nghìn.
 
Hạng D
5/5/07
1.347
15.883
113
Bác nhầm rồi.
Trường hợp này là đóng dấu treo trên đầu Quyết định, phù hợp quy định.
Trường hợp bác nói là đóng dấu tại nơi chữ ký của người có thẩm quyền mà người có thẩm quyền chưa ký.

Lỗi ở đây là các xxx không ghi nội dung và không đưa biên lai thu tiền phạt.
Nhưng khi về đội, liên 1 sẽ có đầy đủ thông tin (các xxx tự hoàn chỉnh). Có điều, số tiền phạt sẽ ở khung thấp hơn (80K chẳng hạn.)
Bác lại nhầm
Theo Điểm 2.2 Khoản 2, Mục III của Thông tư số 07/2002/TT-LT ngày 06 tháng 5 năm 2002 giữa Bộ Công an và Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ hướng dẫn thực hiện một số quy định tại Nghị định số 58/2001/NNĐ-CP ngày 24/8/2001 của Chính phủ về quản lý và sử dụng con dấu và Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 về công tác văn thư “con dấu chỉ được đóng lên các văn bản, giấy tờ sau khi các văn bản, giấy tờ đó đã có chữ ký của cấp có thẩm quyền” và “không được đóng dấu khống chỉ”.
Có thể hiểu rằng, bản thân con dấu chưa phản ánh được giá trị pháp lý của văn bản, mà phải “được đóng lên các văn bản, giấy tờ sau khi các văn bản, giấy tờ đó đã có chữ ký của cấp có thẩm quyền” thì con dấu sử dụng mới hợp lệ. Nếu một văn bản được đóng dấu khi không có chữ ký của người có thẩm quyền sẽ là một văn bản “sai luật”
 
Hạng D
25/2/11
1.764
1.421
113
48
Bác lại nhầm
Theo Điểm 2.2 Khoản 2, Mục III của Thông tư số 07/2002/TT-LT ngày 06 tháng 5 năm 2002 giữa Bộ Công an và Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ hướng dẫn thực hiện một số quy định tại Nghị định số 58/2001/NNĐ-CP ngày 24/8/2001 của Chính phủ về quản lý và sử dụng con dấu và Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 về công tác văn thư “con dấu chỉ được đóng lên các văn bản, giấy tờ sau khi các văn bản, giấy tờ đó đã có chữ ký của cấp có thẩm quyền” và “không được đóng dấu khống chỉ”.
Có thể hiểu rằng, bản thân con dấu chưa phản ánh được giá trị pháp lý của văn bản, mà phải “được đóng lên các văn bản, giấy tờ sau khi các văn bản, giấy tờ đó đã có chữ ký của cấp có thẩm quyền” thì con dấu sử dụng mới hợp lệ. Nếu một văn bản được đóng dấu khi không có chữ ký của người có thẩm quyền sẽ là một văn bản “sai luật”
Khoản 3 Điều 26 của Nghị định 110/2004/NĐ-CP quy định về việc đóng dấu treo như sau: “việc đóng dấu lên các phụ lục kèm theo văn bản chính do người ký văn bản quyết định và dấu được đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục kèm theo”.
Đóng dấu treo là dùng con dấu cơ quan, tổ chức đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục kèm theo văn bản chính. Đóng dấu treo trên văn bản không khẳng định giá trị pháp lý của văn bản mà chỉ nhằm khẳng định văn bản được đóng dầu treo là một bộ phận của văn bản chính.
 
  • Like
Reactions: VTVN
Hạng D
5/5/07
1.347
15.883
113
Khoản 3 Điều 26 của Nghị định 110/2004/NĐ-CP quy định về việc đóng dấu treo như sau: “việc đóng dấu lên các phụ lục kèm theo văn bản chính do người ký văn bản quyết định và dấu được đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục kèm theo”.
Đóng dấu treo là dùng con dấu cơ quan, tổ chức đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục kèm theo văn bản chính. Đóng dấu treo trên văn bản không khẳng định giá trị pháp lý của văn bản mà chỉ nhằm khẳng định văn bản được đóng dầu treo là một bộ phận của văn bản chính.
Đấy là PHỤ LỤC còn đây là bản chính đó bác
 
Hạng B2
18/2/15
414
675
93
36
Thủ Đức
Lại thêm chiêu mới. Đến khổ, ko khác gì ăn mày vật vã, la liếm. Cảm thấy ko liêm khiết đc thì bấm hết. Vào chỉ để giàu lên bất chính.đã vậy còn Tự cho mình oai lắm.
 
Hạng D
7/4/14
1.349
1.911
113
Hôm rồi em bị CSGT bắt lỗi chuyển hướng ko báo tín hiệu, em xác định đúng lỗi sẽ ăn BB chứ ko tập hư cho xxx.
...
CSGT : anh rẽ ko xi nhan.
Em: đây là đường cong, tôi đang đi trên đường chính, bên phải tôi là đường nhánh nên ko cần phải xi nhan ( trước đó em quan sát thấy biển báo đường nhánh bên phải và biển ngã ba.)
CSGT : a đi như vậy ko đúng, a coi có ai đi như a ko.
Em: quan điểm của tôi đi như vậy là ko sai. Các anh cứ lập BB tôi sẽ ghi ý kiến,
CSGT : ý kiến gì? Ai cho ghi? Ông có vi phạm ko?
Em: quan điểm của tôi là ko vi phạm.
CSGT: nè ông nhìn đi (chỉ vào chỗ lời khai của người vi phạm). Chỗ này dành cho người vi phạm, ông không vi phạm ko đc ghi.
Em: nếu vậy tôi ký BB đồng nghĩa tôi thừa nhận mình vi phạm.
CSGT : vậy thôi ông khỏi ký.

Trong lúc tranh luận thì CSGT chặn 2 xe tải lại và cho các anh ấy ký vào mục người làm chứng. Nhìn mặt a tài xế ngơ ngác ko hiểu gì e thấy tội tội.

Em: các anh dừng xe người ta chỉ để ký vào mục người làm chứng thôi hả?
CSGT : ừ, vậy mới bắt đc ông chứ.
Em: mấy ông ngon lắm, thông tư 65-BCA mấy anh để đâu?
CSGT : biết được bao nhiêu luật mà nói.

Sau đó trả giấy tờ, giữ gplx của em biến mất.
Em lên đội làm việc nhiều lần rồi cũng lấy QĐ xử phạt đi đóng 700k.

Coi như xong, lỗi thì chịu. Nhưng em ghét thái độ của tổ CSGT khi làm việc với em.

Giờ em muốn khiếu nại về 2 việc sau có được ko các bác.
1. Ko cho ghi ý kiến, tự ý giữ GPLX mà ko bàn giao BB.
2. Dừng 2 xe tải chỉ để ký vào mục người làm chứng như vậy có sai so với TT 65-BCA.

Em có camera hành trình quay cảnh làm việc thời điểm đó.