Hạng D
17/8/14
1.920
2.229
113
Các bác cho em hỏi tí, cái này liên quan đến việc phân biệt ô tô con và ô tô tải. Theo QCVN-41-2012 thì:
-Điều 4.23: Ô tô con là chỉ ô tô chỉ chở người không quá 9 chỗ ngồi kể cả lái xe, hoặc ô tô chở hàng với trọng tải không quá 1,5 tấn ...
-Điều 4.24: Ô tô tải là chỉ ô tô chở hàng hoặc thiết bị chuyên dùng có trọng tải từ 1,5 tấn trở lên;
Vậy nếu ô tô chở hàng có trọng tại đúng 1,5 tấn thì sao? Được tính là ô tô con hay ô tô tải vì thỏa cả 2 điều 4.23 và 4.24?
 
Hạng F
23/3/12
9.236
19.442
113
TP. HCM
Không quá có nghĩa là nhỏ hơn 1500kg vậy thì xe nào= 1499kg là xe ô tô con.
xe nào đúng 1500kg là xe ô tô tải.
Xe tải có tổng tải trọng= 1499kg thôi là xe ô tô con.
 
Hạng D
17/8/14
1.920
2.229
113
Không quá có nghĩa là nhỏ hơn 1500kg vậy thì xe nào= 1499kg là xe ô tô con.
xe nào đúng 1500kg là xe ô tô tải.
Xe tải có tổng tải trọng= 1499kg thôi là xe ô tô con.
Giả sử có quy định: "Mỗi bộ có không quá 4 thứ trưởng" thì theo bác nếu có 4 thứ trưởng có vi phạm không?
Hoặc: "Thuốc ngừa thai khẩn cấp: Uống không quá 2 viên mỗi tháng" thì uống 2 viên vẫn được đó chứ!
Em thì không đồng ý "không quá" nghĩa là dưới rồi.
 
Hạng F
23/3/12
9.236
19.442
113
TP. HCM
Giả sử có quy định: "Mỗi bộ có không quá 4 thứ trưởng" thì theo bác nếu có 4 thứ trưởng có vi phạm không?
Hoặc: "Thuốc ngừa thai khẩn cấp: Uống không quá 2 viên mỗi tháng" thì uống 2 viên vẫn được đó chứ!
Em thì không đồng ý "không quá" nghĩa là dưới rồi.
Cái qui định này mấy ảnh viết cho vui, để lòe thiên hạ thôi chứ ko phải để thực hiện. Đây là chơi chữ, vì thứ trưởng ko có số lẽ, nên không quá thì chỉ được 3 thôi, nhưng nhiều Bộ vẫn cho 4, chắc để có người chạy chọt lên, mà vẫn ko bị gì. Không quá thường chỉ áp dụng cho đối tượng có số lẽ, e nghĩ vậy.
Đúng ra, qui định muốn thực hiện được rõ ràng thì phải ghi "Mỗi bộ được có nhiều nhất 3 thứ trưởng".
 
  • Like
Reactions: Duong Hiep
Hạng D
17/8/14
1.920
2.229
113
Em là em chỉ phân tích tiếng Việt thôi bác ợ, không chỉ cái quy định thứ trưởng đó, mà theo tiếng Việt "không quá" nghĩa là bằng vẫn được. Ví dụ như tuyển người không quá 30 tuổi thì 30 tuổi vẫn được. Ngay trong điểm 4.23 nói trên: "Xe ô tô con là chỉ ô tô chỉ chở người không quá 9 chỗ ngồi kể cả lái xe" thì 9 người vẫn được, cớ gì 1.500kg không được bác nhỉ?
 
Hạng C
29/9/07
677
98
28
Sai Gon
Thì... là... xe gì cũng được! Bị lỗi vì cấm xe tải thì nói là xe con, cấm xe con thì nói là xe tải. Vì luật "cho phép"!
 
  • Like
Reactions: Duong Hiep
Hạng D
8/6/12
1.193
1.762
113
Với câu hỏi bác chủ về xe đúng trọng tải 1,5 tấn là xe gì (không tính đến các yếu tố khác như : tính năng, cấu tạo, thiết kế .. của xe) --> theo em đó là xe tải vì :
- Theo quy chuẩn 4.24 : trọng tải từ 1,5 tấn trở lên (xác định mức cụ thể) ---> tức từ đúng 1,5 tấn trở lên sẽ được gọi là xe tải.
- Với quy chuẩn 4.23 : trọng tải có thể nhỏ hơn hoặc bằng 1,5 tấn (không xác định mức cụ thể) --> tuy nhiên do có quy chuẩn 4.24 đã xác định cụ thể trọng tải từ 1,5 tấn trở đi --> quy chuẩn 4.23 này áp dụng cho xe có trọng tải nhỏ hơn 1,5 tấn.
==> là cách áp dụng văn bản pháp luật thôi.
 
  • Like
Reactions: Duong Hiep
Hạng F
23/3/12
9.236
19.442
113
TP. HCM
Em là em chỉ phân tích tiếng Việt thôi bác ợ, không chỉ cái quy định thứ trưởng đó, mà theo tiếng Việt "không quá" nghĩa là bằng vẫn được. Ví dụ như tuyển người không quá 30 tuổi thì 30 tuổi vẫn được. Ngay trong điểm 4.23 nói trên: "Xe ô tô con là chỉ ô tô chỉ chở người không quá 9 chỗ ngồi kể cả lái xe" thì 9 người vẫn được, cớ gì 1.500kg không được bác nhỉ?
Bác nói cũng có lý, rõ ràng là mấy cha nội viết luật, QC ko chính xác với từ "không quá" này.
Đúng ra nên viết là :
Điều 4.23: Ô tô con là chỉ ô tô chỉ chở người không quá đến 9 chỗ ngồi kể cả lái xe, hoặc ô tô chở hàng với trọng tải không quá dưới 1,5 tấn ...
-Điều 4.24: Ô tô tải là chỉ ô tô chở hàng hoặc thiết bị chuyên dùng có trọng tải từ 1,5 tấn trở lên;
 
Hạng C
24/6/10
512
3.904
93
Bác chủ théc méc đúng rồi, mấy cha soạn thảo VB dốt thật. Vế trước dùng "không quá/đến" thì vế sau phải là " trên", hoặc vế trước dùng "dưới" thì vế sau là "từ".
 
  • Like
Reactions: Duong Hiep