nhà nổi của kiều bào VN tại biển hồ
Sau hành trình từ núi Kulen trở về lại khách sạn, đúng 3 giờ chiều các thành viên tiếp tục chương trình thăm quan biển hồ bằng xe buýt do đường xá đến khu vực biển hồ có nhiều đoạn đang sửa chữa. Các thành viên trong đoàn mỗi người một tay vác 1 túi quần áo trẻ em với số lượng 1,000 bộ do thành viên Huyanh tài trợ dành cho các đồng bào Việt Nam đang sinh sống tại Biển Hồ. Đoạn đường từ khách sạn đến khu bến tàu của biển hồ chỉ mất tầm 15-20 phút với tổng đoạn đường tầm 8 cây số.
Vài thông tin biển hồ Tonlé Sap từ Wiki
Biển hồ hay còn gọi Tonlé Sap là một hệ thống kết hợp giữa hồ và sông có tầm quan trọng to lớn đối với Campuchia. Đây là hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á và được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới năm 1997.
Thủy văn
Thường thì vào mùa khô từ Tháng Mười Một đến Tháng Năm hồ khá hẹp và nông, tầm sâu chỉ khoảng 1 m với diện tích 10.000 km². Vào mùa mưa bắt đầu từ Tháng Sáu, thay vì sông Tonle Sap rút nước từ hồ ra sông Mê Kông thì sông chảy ngược dòng, tiếp nước vào hồ khiến mực nước hồ dâng cao và tăng diện tích hồ thành 16.000 km². Với lượng nước đó, hồ có thể sâu đến 9 m, làm ngập lụt đồng ruộng và cây rừng trong khu vực. Vùng ngập nước biến thành nơi sinh sản lý tưởng của nhiều loài cá nước ngọt. Đến Tháng Mười thì nước lại rút xuống theo sông Tonle Sap ra sông Mê Kông.
Vì địa thế đặc biệt với hệ thống thủy văn đổi dòng hai lần mỗi năm hồ Tonle Sap là một trong những hồ nước ngọt có hệ sinh thái đa dạng và phong phú. Phù sa cùng chất bổ từ hạ lưu bồi bổ lòng hồ nên Tonle Sap có sản lượng cá lớn đáng kể trên thế giới. Ngư nghiệp trên hồ nuôi sống 3 triệu người và cung cấp 75% sản lượng cá nước ngọt cùng 60% lượng chất đạm cho dân Campuchia.
Có nguồn cho rằng vì lượng phù sa đổ vào hồ, Tonle đang bị lấp cạn dần. Tuy nhiên các cuộc khảo cứu cho biết lòng hồ chỉ nhận khoảng 0,1-0,16 mm/năm từ hơn 5.000 năm nay nên nguy cơ hồ bị lấp cạn không đúng. Lượng phù sa không những không làm hại mà còn giúp ích giữ môi trường Tonle Sap luân chuyển.
Cũng vì hồ Tonle Sap điều tiết mà hạ lưu sông Mê Kông bớt nạn lũ lụt vào mùa mưa, và ngược lại vào mùa khô khoảng 50% lượng nước sông ở châu thổ sông Cửu Long là do hồ Tonle Sap bù vào.
Dân cư
Quanh hồ tập trung nhiều cộng đồng người Việt và người Chăm, sinh sống tại các làng nổi bên hồ.
mùa khô và mực nước sông thấp nên các "tài công" phải nhảy xuống kéo tàu..
Nhà thờ nổi do Hàn Quốc tài trợ ...
Xa xa la bác Cướp Biển OS đang quay film...
Các thành viên trong đoàn ...
Tranh thủ 1 phút quảng cáo cho chương trình ... OS Caravan 2009
Một bóng hồng trong đoàn OS
Một nhà thờ VN tại trên biển hồ
Trường học Việt Nam có sự đóng góp của OS vào năm 2007
Các thành viên trong đoàn OS thăm trường học và trao 1000 quần áo trẻ em tại trường, do máy em không co flash nên không chụp ảnh trao tặng quà phòng học rất tối, bác nào chụp up cho anh em xem nhé..
Một cảnh tưởng thật đáng buồn cho số phận tha phương của các đồng bào Việt Nam chúng ta đang sinh sống tại Biển Hồ... họ không được cấp đất mà chỉ có thể sống lênh đênh trên nước và hàng năm phải thanh toán phí "bảo kê" vài đô la mỹ cho cảnh sát địa phương. Khi có đoàn đến thăm thì hầu hết các chị em phụ nữ tay lái xuồng tay bế con.. .và kêu gọi xin tiền ủng hộ của khách tham quan trong đoàn .. một văn hóa đặc trưng rất của "Việt Nam"..
1 người mẹ tay bế con cùng với người con thứ 2 cố gắng bám theo tàu khách tham qua để xin tiền
Nhìn đồng bào Việt Nam tại đây thật đáng thương và tội nghiệp, không biết tương lai con em của họ sẽ ra sao khi không có 1 mảnh đất để cắm dùi?
2 Lơ xe OS ...