chắc cũng có nhiều bạn mới làm quen với chiếc xe, mình xin giới thiệu qua các bộ phận chủ yếu của xe [8|]
a. Bảng táp lô.
Là bảng nhựa trên có đó gắn: Bảng đồng hồ, bảng điều khiển, các đèn báo tình trạng hoạt động của xe, công tắc điều khiển máy lạnh, quạt gió, xông kính chống mờ sương, công tắc đèn báo nguy, núm mồi thuốc, núm tay ga, khay gạt tàn, cốp tài liệu, rađio, cửa sổ gió máy lạnh…
- Đồng hồ đo tốc độ: Thể hiện tốc độ xe chạy bằng Km/h, ghi lại tổng số km xe đã chạy, đo cự ly một quãng đường.
- Đồng hồ đo tốc độ động cơ: Thể hiện tốc độ quay của động cơ tính bằng 1000v/phút, vùng màu đỏ báo tốc độ nguy hiểm.
- Đồng hồ báo mức nhiên liệu: Báo mức dầu thực tế trong thùng chứa.
- Đồng hồ báo nhiệt độ nước làm mát: Nhiệt độ để để động cơ làm việc tốt nhất khoảng 800C, phía chữ C = lạnh, phía chữ H = nóng.
- Đèn báo rẽ, báo pha/ cốt, báo phanh khí xả: Sáng lên khi các chế độ đó đang làm việc.
- Đèn báo mức nhiên liệu: Sáng lên khi mức dầu trong thùng chứa ít hơn quy định.
- Đèn báo áp lực dầu bôi trơn: Sáng lên khi mở công tắc chính và tắt khi máy nổ, khi máy đang làm việc mà đèn sáng là hệ thống bôi trơn có vấn đề, cần kiểm tra lại.
- Đèn báo xạc bình/ máy phát điện: Sáng lên khi mở công tắc chính và tắt ngay khi nổ, khi máy đang làm việc mà đèn sáng là hệ thống điện có vấn đề cần kiểm tra lại.
- Đèn báo tình trạng củ bộ lọc nước: Sáng lên khi cốc lọc đầy nước cần xả hết nước.
- Đèn báo bugi xông máy: Sáng lên khi mở công tắc chính, tắt đI khi máy được xông nóng.
- Đèn báo mức dầu phanh và gài phanh tay: Sáng khi mở công tắc chính và tắt khi máy đã nổ. Khi máy nổ mà đèn sáng là dầu cạn hoặc phanh đang gài.
- Đèn “ BRAKE BOOSTEE” báo bộ trợ lực phanh: Đèn báo sáng, đồng thời kèn báo kêu là áp suất trong bầu trợ lực yếu hay mức dầu trong bình chứa thấp. Chú ý áp suất hơI, dầu thiếu sẽ làm cho phanh không đạt hiệu quả cao, nguy hiểm.
b. Cần điều khiển đèn.
- Núm cần: Có 3 nấc: Nấc 1: OFF = Tắt, nấc 2 = Mở, các đèn gầm, kích thước, đèn sau, đèn soi bảng số, các đèn trên bảng điều khiển, Nấc 3 Mở đèn pha/ cốt cùng các đèn trên.
- Đẩy cần ra trước, kéo ra sau là mở các đèn báo rẽ, nâng lên hạ xuống là nháy đèn xin đường, nháy (cốt/ pha).
c. Điều khiển gạt nước mưa.
Có 4 nấc: Nấc 1: Tắt, nấc 2: quét gián đoạn, nấc 3: Quét chậm, nấc 4: Quét nhanh, bấm vào núm đầu cần là mở khoá bơm nước rửa kính, nâng vành phía tay lái là mở khoá hãm bô. (Công tắc phanh khí xả) khoá hãm bô chỉ hoạt động khi máy còn nổ, khi không tác dụng vào bàn đạp ly hợp, bàn đạp ga và cần số không ở vị trí số 0.
d. Công tắc chính (khoá điện).
Nằm ở cổ trục tay lái. Có 4 nấc LOCK = khoá tay lái, chìa khoá chỉ đút vào rút ra ở nấc này, ACC = cấp điện hạn chế cho một số thiết bị, ON = cấp điện lúc xông máy, lúc máy hoạt động, START = vị trí khởi động máy, chìa khoá tự động trả về vị trí ON khi bỏ tay ra.
e. Ghế lái.
Đặt bên trái buồng lái điều chỉnh dọc được nhờ ray trượt và cơ cấu hãm, lưng ghế cũng được điều chỉnh để phù hợp với kích thước của người lái nhờ chốt hãm.
f. Bàn đạp ly hợp.
Gắn trên giá đỡ bên tráI trục tay lái. Có nhiệm vụ điều khiển ly hợp nối, ngắt truyền động từ động cơ đến hộp số và hệ thống truyền động phía sau.
g. Bàn đạp phanh.
Gắn trên giá đỡ bên phải trục tay lái, có nhiệm vụ điều khiển hệ thống phanh làm việc.
h. Bàn đạp ga.
Gắn trên sàn xe nhờ khớp bản lề, có nhiệm vụ điều khiển hệ thống cung cấp nhiên liệu làm việc.
i. Phanh tay.
Dùng cố định xe khi dừng, đỗ, phối hợp phanh chân khi dừng xe khẩn cấp.
j. Cần điều khiển số.
Nằm ở bên phảI người lái, dùng điều khiển sự ăn khớp của các bánh răng trong hộp số làm thay đổi tốc độ chuyển động của xe.Khi thay đổi số, lòng tay phải để lên núm cần số, dùng lực cánh tay tác động để thay đổi số. Chú ý: Tay tráI cầm chặt tay lái, người ngồi thẳng, thả lỏng cơ thể tránh trường hợp vào số kéo theo vành tay lái.