Re:Ung thư gan giai đoạn cuối ( xin mod lưu thớt này vài ngày)
ý kiến cá nhân mình sau rất nhiều quan sát bệnh nhân UT và kinh nghiệm chăm sóc bệnh nhân UT (người thân mình mắc bệnh UT 2 lần, cách nhau 10 năm, cả 2 lần đều đi qua đủ tất cả các loại hình điều trị đang áp dụng ở VN):
-nếu chắc chắn đã ở giai đoạn cuối, không điều trị tấn công nữa, chỉ giảm đau, chăm sóc nâng đỡ tinh thần và thể lực cho bệnh nhân, tăng chất lượng sống kéo dài và an ủi...người thân mình khi mới măc bệnh lần đầu có nói một ý rất đúng: khi không thể sống lâu, thì sống đàng hoàng, sống đẹp, sống có ích và có ý nghĩa là điều duy nhất ta vẫn có thể làm được bất chấp bệnh tật
-----------------------
Mợ tài nói chính xác theo hiểu biết của em.
Nhân tiện đề tài này nhiều người quan tâm, em xin chia sẽ kinh nghiệm của mình về bệnh UT.
1. Hiểu về cách phát triển của bệnh.
KHi đã xác định bị UT, việc đánh giá đúng giai đoạn bệnh là quan trọng nhất, vì căn cứ vào giai đoạn sớm hay trễ, bs sẽ có phác đồ điều trị phù hợp.
Vấn đề nảy sinh là mỗi bv lại chẩn đoán ra 1 giai đoạn bệnh khác nhau. Có người từng được bv ở VN nói giai đoạn 3, qua Sin họ nói giai đoạn 1. vậy biết tin ai?
Lý do có kết quả khác nhau là bởi vì họ xác định giai đoạn bệnh không phải thuần túy do máy, mà còn do xét nghiệm nhiều loại để tổng hợp. Nó gồm có việc xác định mật độ khối u, kích cỡ khối u, xét nghiệm tế bào để xem độ dị biệt giữa tế bào u và tế bào gốc khác nhau nhiều hay ít.
Đại khái là kết quả để xác định giai đoạn bệnh phụ thuộc vào độ nhạy của máy xét nghiệm, và kết quả soi hiển vi của bs để đọc tế bào. Cho nên không có sự chính xác tuyệt đối giữa nhiều bv.
Tới đây mọi người thấy việc tìm đúng bv để chữa, đúng bs nó quan trọng mức nào.
Khi đã xác định đúng giai đoạn, thì bs mới căn cứ vào đó để tính toán liều thuốc thích hợp. Nếu u cục bộ thì sẽ cắt khối u, sau đó xạ trị, hóa trị để diệt tế bào. tái khám để xem tế bào phát triển...
Lâu lâu các bác sẽ nghe tin, ông A bị UT, bs mổ thấy di căn nhiều quá, không cắt mà đóng lại, trả về, bó tay.
Đó là biểu hiện của việc khám ko chính xác, tiên lượng ko đúng dẫn tới chỉ định điều trị sai.
2. Như vậy khi mình hiểu được các gai đoạn bệnh nó quan trọng thế nào, thì bước tiếp theo là phải chuyên tâm điều trị đúng phác đồ.
Tâm lý chung của dân mình là nghe UT thì mất lòng tin, khám búa xua cầu may. Và khi ko có kết quả, thị họ coi như tới số. Làm cho tâm lý các bệnh nhân đồn nhau thầy lang ABC chữa quá trời bệnh nhân. Mà ko ai biết có bao nhiêu % khỏi- kéo dài cuộc sống?
Như đã nói ở trên, khi biết giai đoạn bệnh thì bs sẽ căn cứ vào đó để cho liều thuốc nặng hay nhẹ. Cho nên khi đã chọn đúng bv, đúng bs thì mình phải đi theo họ. Giờ phút này sống chết gì là do bs phán.
Khi mình chữa bệnh nửa vời, nạp tùm lum thuốc, kết quả khỏi nói cũng hiểu, chỉ làm bệnh khó kiểm soát thêm mà thôi.
Trong điều trị UT, xạ trị hay háo trị đều làm giảm hệ miễn dịch trầm trọng. Vì nó giết chết nhiều tế bào lành và bệnh, họ chưa thể cô lập để diệt riêng tế bào bệnh. Cho nên việc dùng đúng loại thuốc cũng rất quan trọng.
Trớ trêu là ở VN, bs chữa bệnh theo túi tiền bệnh nhân.
Người thân em khi bệnh, họ hỏi muốn mua thuốc loại nào, A, B, C cứ chọn. Em tự hỏi Bn thì biết quái gì loại thuốc ABC mà hỏi họ? Nhưng đó là sự thực, các bác nên hiểu để chuẩn bị.
Vấn đề tiếp theo là dinh dưỡng. Ở nước ngoài họ có chuyên gia dinh dưỡng chữa kèm với bs UT. Vì ông bs dinh dưỡng mới hiểu tầm quan trọng của việc hóa trị, xạ trị và dinh dưỡng. Ở vn theo em hiểu hình như chưa ai kết hợp. Cứ vô thuốc, xạ trị xong bệnh nhân tự lo. Tới kỳ khám.
Khi vô đúng thuốc, tế bào UT sẽ giảm, đồng thời là hệ miễn dịch giảm theo. Lúc này cơ thể rất yếu, dễ bị bệnh viêm nhiễm. Tương tự như bệnh nhân HIV, họ ko chết vì con HIV mà chết vì lao, vì tiêu chảy, vì viêm phổi...
Bệnh nhân UT cũng vậy, khi cơ thể yếu, bệnh khác nhập vào làm họ kiệt quệ. dẫn tới cơ thể không chống lại tế bào bệnh được.
ý kiến cá nhân mình sau rất nhiều quan sát bệnh nhân UT và kinh nghiệm chăm sóc bệnh nhân UT (người thân mình mắc bệnh UT 2 lần, cách nhau 10 năm, cả 2 lần đều đi qua đủ tất cả các loại hình điều trị đang áp dụng ở VN):
-nếu chắc chắn đã ở giai đoạn cuối, không điều trị tấn công nữa, chỉ giảm đau, chăm sóc nâng đỡ tinh thần và thể lực cho bệnh nhân, tăng chất lượng sống kéo dài và an ủi...người thân mình khi mới măc bệnh lần đầu có nói một ý rất đúng: khi không thể sống lâu, thì sống đàng hoàng, sống đẹp, sống có ích và có ý nghĩa là điều duy nhất ta vẫn có thể làm được bất chấp bệnh tật
-----------------------
Mợ tài nói chính xác theo hiểu biết của em.
Nhân tiện đề tài này nhiều người quan tâm, em xin chia sẽ kinh nghiệm của mình về bệnh UT.
1. Hiểu về cách phát triển của bệnh.
KHi đã xác định bị UT, việc đánh giá đúng giai đoạn bệnh là quan trọng nhất, vì căn cứ vào giai đoạn sớm hay trễ, bs sẽ có phác đồ điều trị phù hợp.
Vấn đề nảy sinh là mỗi bv lại chẩn đoán ra 1 giai đoạn bệnh khác nhau. Có người từng được bv ở VN nói giai đoạn 3, qua Sin họ nói giai đoạn 1. vậy biết tin ai?
Lý do có kết quả khác nhau là bởi vì họ xác định giai đoạn bệnh không phải thuần túy do máy, mà còn do xét nghiệm nhiều loại để tổng hợp. Nó gồm có việc xác định mật độ khối u, kích cỡ khối u, xét nghiệm tế bào để xem độ dị biệt giữa tế bào u và tế bào gốc khác nhau nhiều hay ít.
Đại khái là kết quả để xác định giai đoạn bệnh phụ thuộc vào độ nhạy của máy xét nghiệm, và kết quả soi hiển vi của bs để đọc tế bào. Cho nên không có sự chính xác tuyệt đối giữa nhiều bv.
Tới đây mọi người thấy việc tìm đúng bv để chữa, đúng bs nó quan trọng mức nào.
Khi đã xác định đúng giai đoạn, thì bs mới căn cứ vào đó để tính toán liều thuốc thích hợp. Nếu u cục bộ thì sẽ cắt khối u, sau đó xạ trị, hóa trị để diệt tế bào. tái khám để xem tế bào phát triển...
Lâu lâu các bác sẽ nghe tin, ông A bị UT, bs mổ thấy di căn nhiều quá, không cắt mà đóng lại, trả về, bó tay.
Đó là biểu hiện của việc khám ko chính xác, tiên lượng ko đúng dẫn tới chỉ định điều trị sai.
2. Như vậy khi mình hiểu được các gai đoạn bệnh nó quan trọng thế nào, thì bước tiếp theo là phải chuyên tâm điều trị đúng phác đồ.
Tâm lý chung của dân mình là nghe UT thì mất lòng tin, khám búa xua cầu may. Và khi ko có kết quả, thị họ coi như tới số. Làm cho tâm lý các bệnh nhân đồn nhau thầy lang ABC chữa quá trời bệnh nhân. Mà ko ai biết có bao nhiêu % khỏi- kéo dài cuộc sống?
Như đã nói ở trên, khi biết giai đoạn bệnh thì bs sẽ căn cứ vào đó để cho liều thuốc nặng hay nhẹ. Cho nên khi đã chọn đúng bv, đúng bs thì mình phải đi theo họ. Giờ phút này sống chết gì là do bs phán.
Khi mình chữa bệnh nửa vời, nạp tùm lum thuốc, kết quả khỏi nói cũng hiểu, chỉ làm bệnh khó kiểm soát thêm mà thôi.
Trong điều trị UT, xạ trị hay háo trị đều làm giảm hệ miễn dịch trầm trọng. Vì nó giết chết nhiều tế bào lành và bệnh, họ chưa thể cô lập để diệt riêng tế bào bệnh. Cho nên việc dùng đúng loại thuốc cũng rất quan trọng.
Trớ trêu là ở VN, bs chữa bệnh theo túi tiền bệnh nhân.
Người thân em khi bệnh, họ hỏi muốn mua thuốc loại nào, A, B, C cứ chọn. Em tự hỏi Bn thì biết quái gì loại thuốc ABC mà hỏi họ? Nhưng đó là sự thực, các bác nên hiểu để chuẩn bị.
Vấn đề tiếp theo là dinh dưỡng. Ở nước ngoài họ có chuyên gia dinh dưỡng chữa kèm với bs UT. Vì ông bs dinh dưỡng mới hiểu tầm quan trọng của việc hóa trị, xạ trị và dinh dưỡng. Ở vn theo em hiểu hình như chưa ai kết hợp. Cứ vô thuốc, xạ trị xong bệnh nhân tự lo. Tới kỳ khám.
Khi vô đúng thuốc, tế bào UT sẽ giảm, đồng thời là hệ miễn dịch giảm theo. Lúc này cơ thể rất yếu, dễ bị bệnh viêm nhiễm. Tương tự như bệnh nhân HIV, họ ko chết vì con HIV mà chết vì lao, vì tiêu chảy, vì viêm phổi...
Bệnh nhân UT cũng vậy, khi cơ thể yếu, bệnh khác nhập vào làm họ kiệt quệ. dẫn tới cơ thể không chống lại tế bào bệnh được.