Tập Lái
6/9/18
2
12
5
1. Chiến thuật dàn hàng
Một cách khá phổ biến, khi các đội quân đối mặt nhau, họ dàn quân thành hàng ngang đối mặt. Lí do là để đối phương không bao vây được. Không thể dàn quân quá mỏng vì đối thủ có thể sử dụng chiến thuật áp đảo lực lượng. Mặt khác, không thể tập trung lực lượng quá tập trung dẫn đến bị bao vây hoặc trở thành đích bắn dễ dàng của địch. Rất nhiều cuốn sách được viết, bàn luận về dàn quân sao cho hợp lý.

2.Giữ khoảng cách
Các đội quân, khi dàn quân thành hàng ngang, thường dàn quân ngoài tầm phát huy hiệu quả của vũ khí đối phương. Thực tế này là bất biến trong suốt lịch sử quân sự. Điều này là bởi người lính sẽ được an toàn cho đến khi đội quân sẵn sàng giao chiến. Ngay khi một toán quân nào tiến lên gần tầm phát huy của vũ khí đối phương, nó sẽ bị tiêu diệt. Tuy vậy, nếu đối phương không nhận ra sự tiếp cận này hoặc bởi toán quân kia ẩn náu và tấn công bí mật hoặc tấn công quá nhanh khiến đối thủ không phản ứng kịp, toán quân nhỏ có thể gây thiệt hại to lớn cho đối thủ. Khi toán quân này tiếp cận được đối phương, các thành phần lực lượng khác sẽ tiến theo sau và nhanh chóng tràn qua lỗ thủng trên trận tuyến đối phương, quay trở lại tấn công từ phía sau, tạo thành thế trận bao vây.
Giữ khoảng cách là vấn đề chung của nghệ thuật quân sự- kể cả kỹ năng chiến đấu cá nhân, như quyền Anh, Taekwondo hoặc đấu kiếm, khoảng cách là vấn đề tối quan trọng. Một lưu ý rất cần thiết là không có hai người, hai trung đội, hay hai đội quân có khoảng cách tác chiến và năng lực giống nhau (nhận biết khác biệt này là nền tảng trong chiến lược, nó cũng quan trọng với chiến thuật). Một cách để nghĩ về khoảng cách và tầm quan trọng của nó là tưởng tượng hai võ sĩ quyền Anh đối mặt nhau. Một người có cánh tay dài hơn đối phương tới 15 cm, anh ta sẽ có thể đánh trúng đối phương trong khi không bị với tới. Trong nhiều bài học quân sự về chênh lệch khoảng cách có trận đánh Agincourt, trong đó các cung thủ Anh được sử dụng trước tiên để đối phó với các hiệp sĩ cưỡi ngựa. Địa thế cũng là môt yếu tố trong trận đánh kinh điển đó.Đôi khi khoảng cách gần lại có lợi như kị binh ,bộ binh tấn công tầm rất gần làm cho cung thủ không làm gì được;lính vác bom ba càng tấng công xe tăng tầm gần ngay cạnh xe tăng làm cho xe tăng nổ tung vi vòi xe tăng dài không tấn công đựơc khoảng cách gần nhu vậy.

3. Cơ động
Một trong những cách tốt nhất để xuyên thủng chiến tuyến hoặc vây hãm đối phương là sử dụng các phương tiện vận chuyển. Trong quá khứ, phương tiện vận chuyển cơ bản là ngựa. Ngày nay, xe tăng, các phương tiện thiết giáp chở người, máy bay, máy bay lên thẳng và máy bay thả dù được huy động. Những phương tiện này cho phép binh lính bao vây hoặc vòng ra phía sau đối phương, tiếp cận các lực lượng từ phía sau trong khi khối quân cơ bản vẫn đang tấn công trực diện. Các phương tiện vận chuyển luôn tốn kém hơn là xây dựng lực lượng bộ binh, vì thế, các lực lượng cơ động cao chỉ chiếm một phần trong tổng số quân đội. Tính hữu dụng của những đội quân này là ở tính cơ động và với trường hợp cơ động trên mặt đất, chúng nhanh chóng xuyên thủng chiến tuyến đối phương, áp đảo, chia cắt và tiến ra phía sau kẻ thù. Xe tăng hiện đại được sử dụng gần giống như ngựa trong các chiến trận cổ đại; kỵ binh có thể tạo ưu thế cho bất kỳ đội quân nào. Trước kia, có ý kiến rằng tính cơ động chỉ phục vụ các mục đích di chuyển và trinh sát. Điều này không đúng, bởi vì kỵ binh trong mọi thời đại đều có mục đích đầu tiên và trên hết là vượt lên trên đối phương và chia cắt chúng, làm chúng trở nên yếu thế rồi sau đó bị áp đảo và đè bẹp. Cơ động hàng không cũng hữu dụng bởi một cuộc đột kích từ 10.000 m trên cao là rất khó kháng cự.
4. Bảo vệ
Trên chiến trường, việc bảo vệ hiển nhiên là rất cần thiết. Có một số biện pháp bảo vệ là để quân đội:
- Ngoài tầm phát huy của vũ khí đối phương
- Ẩn náu, không bị phát hiện thì không bị tấn công
- Mang giáp có thế chống đỡ được vũ khí đối phương ở một mức độ nào đó. Xe tăng là một ví dụ về hình thức giáp bảo vệ
- Xây dựng đồn lũy, tường, hào, bãi mìn ngăn cản đối phương và phòng thủ chống lại vũ khí đối phương.
Trong khi tham chiến, chiến thuật là những mưu kế sử dụng trên chiến trường để giành thắng lợi. Có hai cách cơ bản để tiêu diệt một đội quân: tiêu diệt nó bằng giao chiến hoặc cắt các nguồn tiếp tế khiến nó không duy trì được vũ khí, không còn thuốc men, lương thực, nước uống và cuối cùng là kiệt sức.

5. Vây hãm
Trong cả hai cách, vây hãm đều là phương pháp hữu dụng. Nếu giao chiến, đội quân bị vây hãm sẽ bị tấn công từ mọi hướng, khiến nó chống trả khó khăn. Nếu không giao chiến, vây hãm sẽ cắt đứt các nguồn tiếp tế. Bởi lý do đó, vây hãm là một trong những chiến thuật trung tâm trong chiến tranh. Lưu ý là vây hãm là có điều kiện, tức là chỉ là giải pháp tốt khi đó là cách thức mang lại hiệu quả nhất. Đánh vu hồi là hình thức vây hãm ở mức độ thấp hơn.

6. Áp đảo lực lượng
Đứng thứ hai sau vây hãm là chiến thuật áp đảo lực lượng, tập trung vào bộ phận yếu hơn của đối thủ, tấn công bất ngờ đến mức chúng thậm chí còn chưa sẵn sàng đối mặt với nguy cơ. Với chiến thuật này, bao vây là không cần thiết, bởi phía ta có thể tiêu diệt một phần quân địch bằng một đòn đánh đầy uy lực, rồi sau đó tập trung lại và tiếp tục áp đảo các phần khác của đội quân đối phương (còn gọi là tiêu diệt từng bộ phận). Gây bất ngờ và che giấu phân bố lực lượng, cơ động và xác định rõ mục đích là những yếu tố chủ chốt của chiến thuật này bởi nó phụ thuộc vào việc đối phương phân tán lực lượng mỏng và không biết được điểm tấn công, trong khi đó đội quân tấn công tập trung lực lượng dày đặc tại một địa điểm và tiêu diệt dứt điểm đối phương theo cách của họ.
Để đối phương phân tán lực lượng, cần phải làm chúng không xác định được khối chủ lực, mục đích và địa điểm tấn công tiếp theo. Điều này thực sự rất khó bởi đối thủ cũng có khả năng phát hiện việc tập trung lực lượng và phản ứng bằng cách đưa chủ lực tới đối mặt. Vì vậy chiến thuật này thông thường chỉ thực hiện khi có ưu thế sức mạnh nên ngay cả khi đối thủ tập trung lực lượng, chúng cũng không thể đương đầu nổi.

7. Đánh rồi rút
Nếu đối thủ yếu hơn rất nhiều và không thể chịu được đòn tấn công bằng lực lượng áp đảo, họ sẽ chia nhỏ đội quân thành những nhóm nhỏ, để không bị tiêu diệt bằng một đòn đánh. Những nhóm quân nhỏ này sẽ tiếp cận đối phương những hướng khác nhau, ở nơi mà đối phương không dự đoán được, gây thiệt hại rồi rút lui trước khi đối phương có cơ hội phản ứng. Chiến thuật này còn gọi là chiến thuật du kích.
Để đối phó với chiến thuật này, đội quân đông đảo hơn phải phái các toán do thám để xác định nơi ẩn náu của các nhóm quân đối phương rồi tiêu diệt từng nhóm một. Cách đối phó này dường như là không thể thực hiện được nếu đối phương lẩn tránh trong rừng rậm, sơn cước, thành phố hay những nơi tương tự và không có nơi chốn cố định. Trong suốt lịch sử quân sự, nhiều đội quân lớn và hùng mạnh đã bị đánh bại bởi các đội quân du kích nhỏ nhưng cơ động.
Trong khi nhiều người không nhận ra điều này, chiến thuật đánh và rút cũng hiệu quả cho các đội quân lớn. Khi đối phương tập trung chủ lực vào một vị trí phòng ngự trên mặt trận, những nhóm đột kích nhỏ với những khí tài phá hoại và những vũ khí "kì cục" (như chông tre) có thể phá hủy những vị trí phòng ngự hùng mạnh và tiêu hao nhiều sinh mạng của binh đoàn chủ lực đối phương. Có thể dùng phân ngừơi làm kẻ dịch sợ hãi
Chiến thuật quân sự (tiếng Hi Lạp: Taktikē, nghệ thuật tổ chức một quân đội) là tên chung của các biện pháp giao chiến và đánh bại đối thủ trong một trận đánh. Những thay đổi trong lý luận và kỹ thuật quân sự theo thời gian được phản ánh trong những thay đổi chiến thuật quân sự.
Cho đến thế kỷ 19, nhiều chiến thuật quân sự vẫn giới hạn trong những vấn đề trên chiến trường, đó là cách điều động các đơn vị trong trận đánh trên mặt đất. Trong tư duy quân sự ngày nay, chiến thuật bao gồm việc sử dụng các lực lượng chiến dịch trong tình huống trận đánh cụ thể. Chiến thuật khác với chiến lược - những biện pháp, kế hoạch chung nhằm giành kết cục lâu dài, và khác với nghệ thuật chiến dịch - một cấp độ trung gian mà mục đích là cụ thể hóa chiến lược thành chiến thuật.
Các chiến thuật chuyên sâu áp dụng cho các tình huống, đa dạng từ việc bảo vệ một căn phòng hay một tòa nhà, cho đến các chiến dịch qui mô lớn như giành ưu thế trên không ở một khu vực, v.v.. Ngày nay, chiến thuật quân sự được sử dụng ở mọi cấp độ chỉ huy, từ cá nhân, nhóm cho đến toàn thể các lực lượng vũ trang. Thực vậy, các đơn vị được sử dụng trong chiến tranh, xung đột luôn phản ánh các chiến thuật quân sự đương thời và cả qui mô cùng sự kết hợp của chúng cũng thay đổi theo đó.
Các chiến thuật phổ biến bao gồm tấn công chính diện, tấn công bên sườn (đánh vu hồi), gìn giữ lực lượng dự bị và phục kích. Đánh lừa ở dạng ngụy trang hoặc làm địch mất phương hướng bằng cách nghi binh được sử dụng để khiến đối phương nhầm lẫn. Một chiến thuật cơ bản khác là chiến tranh chiến hào. Chiến thuật này được sử dụng trong Thế chiến thứ nhất ở trận Galipoli và Mặt trận phía Tây. Chiến tranh chiến hào thường dẫn đến tình thế bế tắc bởi để tấn công đối phương có hào lũy bảo vệ, binh lính phải vượt qua chiến tuyến dưới làn hỏa lực của đối phương
 
Tập Lái
6/9/18
2
12
5
Tuần này chúng ta được nhận súng mới, các bác chọn nhé.
376214_341737765907880_693492341_n.jpg
 
Tập Lái
6/9/18
2
12
5
Tập dzợt tuần này là xong rồi, tuần sau không biết có hay không nhen.

babydriver nói:
Tuần sau phải tham gia mới được .
 
Tập Lái
6/9/18
2
12
5
Thể theo lời yêu cầu của hàng ngàn các Binh thủ trên mọi miền đất nước, chủ nhật tuần này chúng ta chiến tiếp, vẫn chổ củ.
Thời gian:
Chủ nhật, ngày 13/01/2013 vào lúc 9:30 sáng,

Địa điểm:
SÚNG SƠN Q7 - 300 Lê Văn Lương, Quận 7

Chi phí:
Vương quốc campuchia tài trợ.

Tuần này chúng ta sẽ tập dzợt: các chiến thuật, thể lực tác chiến,.<span style=""color: #dddddd;"">.(riêng thèng lùn và thèng ròm là để cho em nhé). </span>
 
Hạng F
28/2/11
5.112
203
63
Quận 4_ TPHCM
Tóm lại đội hình Fiat chiến vào CN này gồm những ai ?
1.Kevin Pak
2.Xeko
3.Nhật Hạ
4.Khaiman
5.Hải Ngô
6.Shop2lua
7.F1racer ( ?? )
8.Beden ( ?? )
9.Baby driver ( ??)

.......... Dự tính là vậy còn ai nũa hông