Hạng C
5/11/10
820
760
93
:D bác kebab lại cho e hỏi : năm nay đa số các đội đều thiết kế cái mũi xe kiểu giật cục gì gì đó như bác đã nói ! thế thiết kế vậy có ưu điểm gì tốt cho xe ? còn đội MCLAREN vẫn giữ t kế cũ, sao xe họ lại tỏ ra mạnh hơn ở 2 vòng vừa rồi vậy ? lẽ nào thay đổi là ko cần thiết ? than'k bác nhìu ! :D
 
Last edited by a moderator:
Re:THẮC MẮC VỀ CÁI MŨI XE CỦA CÁC ĐỘI NĂM NAY ?

Cái này hơi dài dòng mà giờ lại đang online bằng alo nên hơi khó làm, bác để cho em đến chiều em làm chi tiết, còn bây giờ thì em tạm nói nôm na nó thế này: cái này nó xuất phát cơ bản là từ triết lý thiết kế, low nose vs high nose. Sau đó là do thay đổi của luật về độ cao tối đa của phần mũi nên mới có quả step nose. Cái nào hơn cái nào...hiện còn quá sớm để trả lời.
 
Hạng C
5/11/10
820
760
93
Re:THẮC MẮC VỀ CÁI MŨI XE CỦA CÁC ĐỘI NĂM NAY ?

:) than'k bác, em đợi! :D
 
Re:THẮC MẮC VỀ CÁI MŨI XE CỦA CÁC ĐỘI NĂM NAY ?

Ở bài trước khi nói về nguyên lý hoạt động của DRS ta đã đề cập đến những vấn đề cơ bản về khí động học của chiếc xe, rằng down force (DF) được sinh ra từ cánh gió và rằng bên cạnh DF cánh gió cũng sinh ra drag như một phản ứng phụ. Bây giờ ta sẽ nói sâu hơn về khí động học của chiếc F1 và triết lý thiết kế của chiếc xe xuất phát từ những mực tiêu cơ bản về DF được thiết lập từ trước khi việc thiết kế chiếc xe được thự sự bắt đầu.

DF không chỉ được sinh ra duy nhất từ cánh gió, sàn xe và bộ khuếch tán (diffuser) cũng sinh ra DF và quan trọng hơn đây là những bộ phân sinh ra sách nhất, tức không có (hoặc rất ít) drag như phản ứng phụ. Khi chiếc xe chuyển động, nó đi xuyên qua không khí và như vậy xe có 2 luồng gió đi qua nó, "phía trên" và "phía dưới". Luồng gió đi "phía trên" đi qua cánh gió và sinh DF còn luồng gió đi "phía dưới" nó đi đâu? Câu trả lời nó đi dưới phần mũi của xe và được chia làm 2, một phần đi dưới gầm xe và một phần đi phía trên của floor. Phần đi dưới gầm xe sẽ làm tăng áp suất ở dưới gầm xe. DF là lực ép xuống, nó sinh ra bởi sự chênh lệch áp suất giữa mặt trên và mặt dưới của cánh gió, áp suất mặt trên càng cao hơn mặt dưới thì DF cũng sẽ tăng lên. Nhưng DF không thể tăng vô tận vì tăng DF đồng nghĩa tăng drag. Vậy cách "sạch" nhất để tăng DF là giảm áp suất ở dưới gầm xe. Đó là lý do ta thấy xe đua có gầm rất thấp bởi như vậy sẽ hạn chế lượng gió chạy xuống dưới đó. Vậy thì nếu tăng được lượng gió chạy dưới phần mũi của xe F1 thì sẽ là một cách tăng hiệu quả làm việc của floor và diffuser từ đó làm tăng DF.

Vậy làm cách nào để tăng lượng gió chạy dưới phần múi xe, đơn giản là nâng cao phần múi này lên tới mức tối đa trong giới hạn cho phép của luật. Giờ ta tham khảo hình vẽ minh họa để hiểu được vấn đề:

Đây là hình minh họa cho thiết kế chung của năm 2011. Trong hình ra sẽ thấy Dash bulkhead, đây là phần mép của chassis gần bánh trước nhất của khoang lái (khu vực gần chỗ gắn vô lăng của xe ý). Front bulkhead là phần của chassis mà cánh gió được gắn vào đó. front wheel centre line thì là trục của bánh trước. Nhìn hình là ta sẽ hình dung ra thiết kế chung của các đội trong năm 2011 khi đa phần các đội nâng chiều cao ở đỉnh của bulkhead lên cao nhất từ đó khoảng sáng gầm xe ở phần mũi xe sẽ cao nhất.
2011standardnosedesign.jpg


Duy nhất chỉ có Macca không đi theo triết lý này và họ thiết kế chiếc xe với phần mũi thấp hơn các đội khác. Hay xem hình minh họa:
2012 Step-nose


Đó là của năm 2011. Sang 2012, FIA quyết định thao đổi luật. Họ muốn phần mũi xe phải được hạ thấp xuống vì lý do an toàn do vậy họ quy định cao độ tối đa của Dash bulkhead là 625mm so với mặt phẳng tham chiếu. Front bulkhead vẫn nằm trước front centre line 150mm va cao độ tối đa ở đây chỉ còn 550mm trong khi chiều cao của mặt cắt ngang của front bulkhead là 270mm.

Với thay đổi này của luật thì nếu các đội vẫn muốn giữ triết lý thiết kế là tăng tối đa lượng gió chạy dưới phần mũi xe thì cách duy nhất là đẩy đỉnh của dash bulkhead và phần chassis tới front centre line lên 625mm và vì phần front bulkhead chỉ còn 550mm nên trong khu vực từ front centre line tới front bulkhead (dài 150mm) sẽ buộc phải có cái "dốc" và đó chính là lý do mà cái step-nose ra đời. Hãy thao khảo tấm hình này để hiểu rõ vấn đề hơn (lấy cái mũi của Ferrari để làm ví dụ).

Đầu tiên là hình vẽ mô tả Dash bulkhead - B-B, front bulkhead - A-A:
bildschirmfoto20120118ub.png


Còn đây là hình minh họa dùng mũi của chiếc F2012 để làm minh họa đi kèm với quy định về tiết diện của các phần A-A và B-B:
2012 Step-nose


Thêm một cái hình minh họa dùng mũi của chiếc F2012
2012 Step-nose


Vậy việc có step-nose như Ferrari, RedBull, Mercedes...hay không có step-nose như McLaren hoàn toàn phụ thuộc vào triết lý thiết kế của mỗi đội. Giờ còn quá sớm để nói thiết kế nào ưu việt hơn thiết kế nào. Dù chiếc MP4-27 của Macca hiện đang vượt trội hơn xe của các đội khác nhưng điều đó chưa thể đủ để kết luận là do triết lý thiết kế bởi RedBull và Ferrari kém bởi nhiều lý do khác.

Only time will tell...:D
 
Hạng C
5/11/10
820
760
93
Re:THẮC MẮC VỀ CÁI MŨI XE CỦA CÁC ĐỘI NĂM NAY ?

:D thank's bác ! e cũng đoán lờ mờ vậy nhưng ko giám chắc ! đúng là cái mũi chỉ là 1 trong rất nhiều các yếu tố ảnh hưởng đến chiếc xe ! giống như xe của REDBUll 2 mùa vừa rồi cũng với cái mũi đó mà vẫn vô đối nhờ cái luồng khí xả thổi vào cánh khuếch tán đuôi ! vậy chắc xe của MCLAREN mùa này còn có chiêu gì khác đây nên tỏ ra mạnh hơn, nếu bác có phát hiện họ chơi chiêu gì thì nhớ show cho a e biết với hé ! thank again ! :D
 
Last edited by a moderator:
Re:THẮC MẮC VỀ CÁI MŨI XE CỦA CÁC ĐỘI NĂM NAY ?

Phần mũi xe cộng với cánh gió trước đúng là rất quan trọng bởi nó quyết định đến việc thiết kế các thành phần khí động học khác nằm phía sau nó của chiếc xe. Tuy nhiên nó không phải là tất cả.

Thiết kế của phần sidepod (hình dáng của sidepod) cũng hết sức quan trọng bởi nó quyết định cách và hướng đi của các luồng khí chạy phía trên, phía dưới và bên hông sidepod. Cộng với vị trí của ống xả nó quyết địng cách thức mà diffuser hoạt động. Trường hợp của RedBull hiện kém hơn Macca là do vị trí của ống xả họ thiết kế không cho hiệu ứng khí động học như họ dự đoán khi chạy thử trên mô hình CFD - computational fluid dynamic.

Trường hợp của Ferrari thì phức tạp hơn. Bắt nguồn (theo quan điểm của em) từ thiết kế sidepod không cho kết quả trên thực tế như CFD và windtunnel dự tính dẫn đến vị trí đặt ống xả không hoạt động như mong đợi. Tuy nhiên xị trí đặt ống xả của Ferrari tương tự như của Macca hay nói cách khác họ có triết lý thiết kế của phần này tương tự nhau. Nếu Ferrari giải quyết được vấn đề của sidepod nó sẽ làm ống xả hoạt động tốt hơn và từ đó các vấn đề liên quan đến sự vận hành kém cỏi của chiếc F2012 sẽ được giải quyết.
 
Re:THẮC MẮC VỀ CÁI MŨI XE CỦA CÁC ĐỘI NĂM NAY ?

Nếu Ferrari có thể chỉnh phần sidepod và kéo vị trí của ống xả gần về phía trước hơn như giải pháp mà Macca đang sử dụng thì rất có thể chiếc F2012 sẽ là một chiếc xe tốt...:D

d12aus19364.jpg
 
Hạng C
5/11/10
820
760
93
Re:THẮC MẮC VỀ CÁI MŨI XE CỦA CÁC ĐỘI NĂM NAY ?

:D giả sử fer muốn làm thật thì có thể khắc phục ngay trong mùa giải đc ko bác ? hay là chỉ có thể làm trong t gian c bị cho mùa giải mới ? lý do ?:D
 
Re:THẮC MẮC VỀ CÁI MŨI XE CỦA CÁC ĐỘI NĂM NAY ?

Hoàn toàn có thể làm được nhưng mất bao lâu thì còn phụ thuộc vào một số yếu tố. Đầu tiên là vị trí đặt két nước. Tiếp đến là các hệ thống điện, thủy lực nằm hai bên sidepod. Rồi thu gọn lại hệ thống ống xả. Những việc này nếu làm khéo thì không ảnh hưởng đến hệ thống bảo vệ va chạm hai bên hông xe và chiếc xe mới sẽ không phải làm lại crash test. Như vậy có thể tới chặng Spain sẽ có sidepod mới. Ngược lại thì có thể phải mất thêm từ 2 đến 3 tháng nếu nhanh.
 
Hạng B2
1/4/11
352
23
18
Re:THẮC MẮC VỀ CÁI MŨI XE CỦA CÁC ĐỘI NĂM NAY ?

Cảm ơn bác Lân đã giải thích đầy đủ, rõ nghĩa, dễ hiểu.
Nhưng về thẩm mỹ thì xe không có mũi gãy như McLaren đẹp hơn nhỉ. Tuy nhiên, theo triết lý như chữ ký của bác thì hiện nay, Ferrari và McLaren đẹp như nhau :):):)