Hạng D
25/7/05
2.875
22
38
Bộ đàm 4so7 có 5 cái + 12long + gianua107 + tiktak2x ==> đoàn chúng ta thừa rất nhiều bộ đàm, nhà đài có cần hỗ trợ bộ đàm để giữ liên lạc biết đoàn đang đứng đâu mà lia ống kính máy quay về hướng đó không ah
24.gif


Bác gianua107 kỳ này nhớ trang phục chỉnh tề lên truyền hình tập 2 nha
033102beer_1_prv.gif
 
B
BốnMắt
Guest
pqm7777 nói:
Bộ đàm 4so7 có 5 cái + 12long + gianua107 + tiktak2x ==> đoàn chúng ta thừa rất nhiều bộ đàm, nhà đài có cần hỗ trợ bộ đàm để giữ liên lạc biết đoàn đang đứng đâu mà lia ống kính máy quay về hướng đó không ah
24.gif


Bác gianua107 kỳ này nhớ trang phục chỉnh tề lên truyền hình tập 2 nha
033102beer_1_prv.gif

Chà chà thấy đã thích quá rồi đây. Khán đài năm nay vừa mới khánh thành nên rất
080402cool_prv.gif
. 4 mắt sẽ tranh thủ thêm cho các bác thẻ phóng viên để có thể tiếp cận gần hơn chụp hình nhé và tự do đi lại. Về KS ở trung tâm thì có bãi đậu xe và thật gần khu vực đông người để đi Hội. Chỉ tiếc là năm nay đèn gió đã có qui định cấm rồi, sợ cháy. Tiêu. Ca nô mình đang liên hệ đây.
 
B
BốnMắt
Guest
Báo cáo là phòng em đã book xong. 7 người 2 phòng nhé. P116 - 216, phòng 3 người, phòng 4 người (giá 4 mấy k và 500k/phòng) KS Quê Hương đường Nguyễn Trung Trực - Em sẽ đón các Bác nếu được, còn không các Bác nói là khách của Đài PTTH Sóc Trăng là OK.
 
Hạng D
14/9/08
2.043
33
38
54
Tiếc thật! Em canh vụ này lâu lém rùi nhưng đến chừng có thì ...em bị mù mắt!
Chắc phải hẹn năm sau thôi....hic....
 
B
BốnMắt
Guest
DAI NGU nói:
Tiếc thật! Em canh vụ này lâu lém rùi nhưng đến chừng có thì ...em bị mù mắt!
Chắc phải hẹn năm sau thôi....hic....

Chà tiếc thật, thiếu phóng viên chiến trường XNL rùi. Đua bò thì Bác đi còn đua ghe thì bỏ nhe.
 
Hạng D
25/7/05
2.875
22
38
Cám ơn bác BốnMắt, mặc dù công tác chuẩn bị cho lễ hội rất bận rộn nhưng bác vẫn dành thời gian làm công tác hậu cần cho đoàn
31/10 & 1/11 Đi Xem Lễ Hội Đua Ghe Ngo Tại Sóc Trăng 2009


Để tạo điều kiện cho anh em đoàn biết mặt nhau, 4so7 post ảnh lên cho vui nhé
:

Ảnh bác gianua107 đại diện đoàn TFC kết hợp cùng đài truyền hình ST trao quà Trung thu 2009 cho các trẻ em đồng bào dân tộc Khơ-me ==> chuẩn bị lên truyền hình tập 2 vào ngày 01/11/2009
31/10 & 1/11 Đi Xem Lễ Hội Đua Ghe Ngo Tại Sóc Trăng 2009


Bác Gianua bị bắt cóc, ép buộc kịch liệt vì lý do “mắc cở quá đi”:):)
dsc0275y.jpg
dsc0345e.jpg


Bác BốnMắt đại diện đoàn TN đài truyền hình ST
dsc0348w.jpg


Bác BốnMắt giao lưu với ACE TFC
31/10 & 1/11 Đi Xem Lễ Hội Đua Ghe Ngo Tại Sóc Trăng 2009

31/10 & 1/11 Đi Xem Lễ Hội Đua Ghe Ngo Tại Sóc Trăng 2009


4so7 & bố con bác tiktak2x tại Đêm Hội Trăng Rằm Villa H2O
31/10 & 1/11 Đi Xem Lễ Hội Đua Ghe Ngo Tại Sóc Trăng 2009

31/10 & 1/11 Đi Xem Lễ Hội Đua Ghe Ngo Tại Sóc Trăng 2009

Bác Dai Ngu (ngoài cùng bên trái) trong trang phục đội cổ động viên & phóng viên chiến trường cuộc thi Hoa hậu Quý bà 2009
31/10 & 1/11 Đi Xem Lễ Hội Đua Ghe Ngo Tại Sóc Trăng 2009
, 4so7 cũng có áo đồng phục này
15.gif


12long (ngoài cùng, bên phải) luôn vui vẻ yêu đời, ảnh chụp tại trạm Tôn trước giờ chinh phục đỉnh Fansipan độ cao 3,143m
31/10 & 1/11 Đi Xem Lễ Hội Đua Ghe Ngo Tại Sóc Trăng 2009

31/10 & 1/11 Đi Xem Lễ Hội Đua Ghe Ngo Tại Sóc Trăng 2009


Bác newkinglove cùng em gái & bà cả tại Đêm Giao lưu Nối vòng tay lớn Daklak/ BMT
31/10 & 1/11 Đi Xem Lễ Hội Đua Ghe Ngo Tại Sóc Trăng 2009


bác mdhung & hikimaro xin thứ lỗi, 4so7 không có ảnh lưu lại của 2 bác!

Còn hơn 2 ngày nữa...
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
25/7/05
2.875
22
38
DAI NGU nói:
Tiếc thật! Em canh vụ này lâu lém rùi nhưng đến chừng có thì ...em bị mù mắt!
Chắc phải hẹn năm sau thôi....hic....

Theo nguồn tin tình báo thì bác Dai Ngu vừa mổ mắt (1 bên) mà chụp ảnh hình như chiên dza Dai Ngu dùng có 1 mắt thôi
35.gif
, nếu bác máu bọn em đến nhà đón bác xuống Sóc Trăng tác nghiệp ah
080402cool_prv.gif
 
B
BốnMắt
Guest
Trời ui! tới giờ em mới thấy được hình hôm giao lưu đấy. HT ém hàng kỷ quá. Cano cũng xong. Em tính nhự vầy, xem đua ghe một lúc đến khi nào chán thì lên cano ngay tại khán đài đi một vòng sông nước miền tây luôn nhe. Bác tài công cano là một Bác chuyên kinh doanh xe oto ở Sóc Trăng (tiền xăng do vương quốc Campuchia tài trợ nhé). Tiếc là cano hơi nhỏ đáp ứng được 6 người.
- PM: Vì ngày đua ghe em làm bình luận nên không theo cùng các Bác, em cử đại diện 2 người tiếp các Bác nhe, đó là Bác CL (thường gọi Cao Đại Nhân - đài ST - đã giao lưu với gianua - hội câu cá ST) và Bác Thịnh cũng dân Nhà Đài. Em tiếp tục chuẩn bị cho phần giao lưu về đêm nhé.
 
B
BốnMắt
Guest
Bổ xung một nội dung về Lễ hội đua ghe ngo để các Bác tham khảo trước khi lên đường nhe.

Về ĐBSCL vui Ook om bok cùng đồng bào Khmer
Trong một năm người Khmer Nam bộ có rất nhiều lễ hội dân gian đặc sắc, gắn liền với nghi lễ tôn giáo, sinh hoạt cộng đồng. Trong đó có 3 lễ hội quan trọng nhất: Chol ch’nam Thmay (lễ vào năm mới 12 – 14/4 Dương lịch), Dolta (lễ tưởng nhớ ông bà, đầu tháng 9 Âm lịch) và Ook om bok (lễ chào Mặt trăng, rằm tháng 10 Âm lịch).
Ai đã từng tham dự lễ hội Ook om bok một lần chắc hẳn không thể nào quên tiếng trống sa–dăm rộn ràng, điệu lăm-vông uyển chuyển, những nhịp dầm nhịp nhàng ghe ngo vun vút xé nước trên dòng sông. Tất cả, tạo nên nét sinh hoạt văn hóa dân gian đặc sắc lôi cuốn hàng chục ngàn đồng bào Khmer, Kinh, Hoa tham dự.

Lễ chào mặt trăng và tục lệ Ook om bok
Theo các tài liệu nghiên cứu văn hóa – xã hội của cộng đồng người Khmer Nam bộ và theo lời kể của ông Thạch Kim Sêng – Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng thì nguồn gốc và tên gọi của lễ hội Ook om bok như sau: “Theo sách, lễ này là Bon Sampeh Preh Khe (lễ chào Mặt trăng), còn gọi là Ook om bok (gọi tắt là Ook). Theo tiếng Khmer, cụm từ Ook om bok có nghĩa: Ook là đút vào miệng, om bok là cốm dẹp. Nguồn gốc lễ này được rút ra trong kinh Phật, nhưng không phải lễ của nhà chùa. Sự tích trong kinh Phật: Có một chú thỏ vốn là tiền kiếp của Phật Thích Ca đã liều mình nhảy vào lửa để cúng dường cho một vị tu sĩ. Chẳng ngờ vị tu sĩ ấy chính là thần Sekara giả dạng. Thần Sekara cảm động liền vẽ hình thỏ lên mặt trăng để người đời nhớ đến tấm gương tốt ấy. Dân gian tổ chức lễ này với ý nghĩa khích lệ nông dân cố gắng cày cấy, trồng tỉa trúng mùa để có lễ vật dâng Mặt trăng. Trong các dịp lễ Ook om bok người ta thường mở các cuộc triển lãm các sản phẩm nông nghiệp (gọi là Tangtoc)”.
Lễ Ook om bok người Khmer thường tổ chức tại nhà hoặc nhiều gia đình tụ họp lại trên một khoảng sân rộng (có nơi tín đồ tập trung tại chùa, các sư sãi đọc kinh cầu an trên chính điện), trải chiếu, ngồi chung quanh các món thức ăn như khoai lang, nước mía, chuối chín, dừa tươi, cốm dẹp. (không dùng các loại bánh đã chế biến) rồi thắp đèn, nhang cúng lạy Mặt trăng, cầu xin thần Mặt trăng giúp nông dân làm ăn trúng mùa. Những người già kể lại sự tích trong kinh Phật. Cúng xong người già nói lời chúc tụng Phă-thơ-mây (Đất), Pră-a-tích (Trời) đã mang đến ấm no, hạnh phúc cho con người, sau đó các cụ đút cốm dẹp vào miệng đứa trẻ và vuốt lưng chúng hỏi: “Năm nay muốn được gì ?”. Đứa bé trả lời: “Muốn được gạo, được tiền”. Như thế mọi người tin rằng trong năm mới sẽ làm ăn phát đạt. Họ làm lồng đèn giấy thả bay lên trời gọi là “đèn gió” để gởi những lời khấn nguyện, ước muốn của họ đến với thần Mặt trăng; thả đèn hoa đăng (đèn lôipratip) trên sông thể hiện lòng biết ơn đất, nước. Dịp này cac đôi trai gái yêu nhau cũng thả một chiếc đèn lôipratip nho nhỏ với lời ước cho tình duyên đôi lứa vững bền.
Trong lễ Ook om bok, hoạt động lôi cuốn đông đảo mọi người tham gia và cổ vũ nhất chính là lễ hội đua ghe ngo (um tuk ngua). Và nguồn gốc của lễ hội đua ghe ngo bắt nguồn từ một truyền thuyết rất đặc sắc.

Truyền thuyết về “Tuk Ngua”
Theo tiếng Khmer, đua ghe ngo được gọi là um tuk ngua (bơi xuồng cong). Truyền thuyết xưa kể lại: ngày xưa các sư sãi đi khất thực gặp phải nước lũ dâng cao, trời lại nổi mưa gió mịt mù khiến các sư sãi không có cách nào trở về chùa trước giờ ngọ. Trong tình cảnh ấy, các phật tử bèn kết bè rồi cùng nhau chèo chống chở các vị sư sãi đi khất thực về chùa an toàn. Để ghi nhớ sự kiện ấy, hàng năm bà con tổ chức đua ghe trên sông để diễn lại tích cũ. Còn theo truyện cổ tích Khmer: “Sự tích địa danh Bãi Xàu” thì: “Ngày xưa có Niềng Chanh – một tỳ nữ xinh đẹp, giỏi giang ở một kinh thành nọ. Vì lòng ganh ghét ti tiện nên có một tên quan đại thần vu cho nàng tội đã bỏ chất cáu bẩn ở móng tay vào nồi canh của vua. Biết mình không còn cách nào minh oan, Niềng Chanh vội vã xuống thuyền xuôi theo sông Ba Sắc chạy trốn. Tên vua cho quân lính đuổi theo bắt giết nàng. Trên những dòng sông mà thuyền nàng đi qua, những sự kiện của chuyến đuổi bắt đau xót này đều để lại dấu vết. Nơi nàng ném trả chiếc ống nhổ, vật kỷ niệm vua tặng nàng trước kia gọi là Piêm càn –thua (Vàm ống Nhổ – nay gọi Vàm Tho, Dù Tho); nơi nàng dừng lại nấu cơm nhưng cơm chưa kịp chín quân lính đã kéo tới khiến nàng phải vội vã bỏ chạy được gọi là sóc Bãi Xàu (Sóc Cơm Sống – Thị trấn Mỹ Xuyên – Sóc Trăng); nơi vàm sông nàng bị vua xử chém được người đời gọi tên là Piêm Niêng Canh (Vàm Nàng Chanh – nay là vàm Mỹ Thanh – huyện Mỹ Xuyên)”. Để tưởng nhớ Niềng Chanh, hàng năm cư dân Khmer quanh vùng tổ chức đua ghe ngo để diễn lại cảnh Niềng Chanh chạy trốn.
Ông Hữu Dal (trưởng đội ghe ngo chùa Cao Dân – Cà Mau), cho biết: “Gỗ làm ghe phải là danh mộc, phổ biến nhất là sao cổ thụ. Có chùa phải cho người lặn lội tận Tây Nguyên, miền Đông Nam bộ hoặc sang tận tận Lào, Thái Lan mới tìm được cây gỗ ưng ý để làm ghe”. Ghe ngo là dạng xuồng độc mộc. Chiều ngang vừa đủ 2 người ngồi cặp kè. Ghe lớn chở 45 – 50 người. Ghe được sơn phết màu sắc rực rỡ, trang trí hoa văn đẹp mắt. Mũi ghe có hình rồng hoặc rắn thần Naga, đầu chồm về phía trước như sẵn sàng lao tới. Ngoài các tay chèo là hàng chục trai tráng khỏe mạnh được tuyển chọn tại các phum sóc quanh chùa, trên ghe còn có 3 nhân vật chính: người chỉ huy ngồi ở mũi, người đánh cồng hoặc thổi còi, người cầm lái giỏi. Người chỉ huy đầu chít khăn đỏ, vừa múa tay, vừa hò nhịp: “Muôn ơi muôn” (có nghĩa: Một ơi một). Người ngồi giữa ghe cố gắng đánh cồng hoặc thổi còi thật đều, còn người cầm lái phải giữ cây chèo dài thọc sâu xuống nước giữ cho ghe đi thẳng nhằm giảm sức cản của nước, cũng là đề phòng ghe bạn khi biết sắp thua cuộc liều mạng quay mũi ghe đâm thẳng vào ghe mình cho cả 2 cùng chìm. Dọc theo thành ghe là gần 40 tay bơi lực lưỡng, đồng phục đen tận lực bơi bằng những chiếc dầm màu sắc sặc sỡ. Địa điểm đua là khúc sông rộng, ít gió, ít sóng (địa điểm đầu tiên là Piêm càn –thua (Vàm Tho), sau chuyển đến sông Nhu Gia (huyện Mỹ Tú) và ngày nay tổ chức đua cố định tại sông Maspero - TX Sóc Trăng). Năm 1977, lễ hội đua ghe ngo được tỉnh Sóc Trăng tổ chức theo quy mô lễ hội văn hóa – thể thao của cả vùng ĐBSCL, ban tổ chức lồng ghép nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ và thể thao đặc sắc như múa hát, thi đấu cờ ốc, đẩy cây, bóng đá, bóng chuyền... Bắt đầu từ năm 1992, các huyện Kế Sách, Long Phú, TX Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng) xuất hiện các đội đua nữ góp phần tạo thêm không khí sôi nổi, hào hứng của lễ hội Ook om bok nói chung và hội đua ghe ngo nói riêng. Năm 2001, Tổng cục Du lịch công nhận lễ hội Ook om bok và đua ghe ngo là lễ hội quốc gia. Hàng năm, lễ hội này được đồng bào Khmer các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Hậu Giang, Cần Thơ nhiệt liệt hưởng ứng và tham dự trung bình 40 – 50 ghe, trong đó những chùa có ghe hay và đội đua mạnh được các đối thủ kiêng nể như ghe chùa Tam Sóc, Xẻo Me, Bốn Mặt, Tập Rèn, Sóc Dồ, Chăm Pa, Nước Mặn, Pơ-thơ-lâng (Sóc Trăng), Cao Dân (Cà Mau). Tục lệ xưa quy định (ngày nay vẫn tuân thủ áp dụng): ghe nào gặp nước chảy ngược mạnh hoặc lực cản gió lớn hơn sẽ được đứng trước một khoảng so với ghe có thuận lợi hơn. Sau khi thỏa thuận 2 bên mới bắt đầu xuất phát. Để khẳng định phần thắng thuộc về mình thì sau khi vượt ghe thua một quãng sông không xa (vài mươi mét) ghe thắng quay mũi lại, chặn ngang ghe thua rồi tất cả tay chèo trong ghe đưa dầm lên cao, hò reo vang dậy chứng minh cho người xem là chúng tôi đã thắng cuộc. Các ghe thắng cuộc ở vòng đầu sẽ gặp nhau tranh tài ở vòng sau, cứ tiếp tục như vậy để tranh cho đến khi còn 2 ghe vào đua chung kết.

“Boòng ơi ! Tâu Sróc Khleng menh bông tuk ngua” (*)
Mùa lễ hội Ook om bok khi có dịp đến Sóc Trăng, du khách hãy một lần đến sông Maspero để chung vui lễ hội với bà con và cùng tắm mình vào không khí náo nhiệt của lễ hội với những hoạt động văn hóa –văn nghệ thể thao đậm đà bản sắc văn hóa độc đáo của cư dân Khmer miệt sông nước Nam bộ. Những ngày này, Sóc Trăng thu hút hàng chục ngàn đồng bào Khmer, Việt, Hoa từ các tỉnh ở khu vực ĐBSCL, du khách trong và ngoài nước đến thăm quan. Dịp này, bạn bè, người thân gặp nhau tay bắt mặt mừng, hàn huyên chuyện phum sóc, ruộng đồng (giao lưu văn hóa, làm ăn) và cũng từ dịp này nhiều đôi trai gái có dịp tìm hiểu nhau để rồi năm sau họ đi có cặp có đôi .
Ngoài việc đến cổ vũ cho lễ hội đua ghe ngo truyền thống, mọi người có thể tranh thủ đi thăm các ngôi chùa Khmer độc đáo tại Sóc Trăng (chùa Dơi, chùa Chén Kiểu, chùa K’leng, Bảo tàng Văn hóa Khmer), thưởng thức các món ngon của Sóc Trăng như bún nước lèo, mắm bò–hóc, cốm dẹp, bánh pía, mè láo; thả hồn theo những điệu múa lăm-vông, hát dù-kê, tiếng trống sa-đăm.
Ook om bok hấp dẫn đến thế, nên hàng năm khi đến dịp này nhiều cô gái Khmer ở các phum sóc lại nũng nịu nói với người yêu: “Boòng ơi ! Tâu Sróc Khleng menh bông tuk ngua” (Anh ơi đưa em đi Sóc Trăng coi đua ghe ngo).