Hạng D
8/2/11
1.827
20
38
49
Re:THƯ QUÁN ĐẠO TRÀ II

Võ NHư Đáng nói:
Phi thạch nói:
Ba cái đồ trung quốc : sạo bỏ mẹ. Người có lý trí nên bỏ, không tin.
Bác nầy nói đúng.
Tôi cúng nhận quà biếu 1 bộ tử sa. Thế nhưng tôi tin đồ đểu.!!!
cài em ủng hộ nè , mua đồ trung quốc là tiếp cho nó một viên đạn để nó bắn mình đấy
bash.gif
bash.gif
bash.gif
bash.gif
bash.gif
 
Hạng D
20/10/11
2.563
958
113
Đà Nẵng
www.otosaigon.com
Re:THƯ QUÁN ĐẠO TRÀ II

ộng đình bích loa xuân (洞庭碧螺春): thuộc loại thanh trà vùng Thái Hồ, tỉnh Giang Tô.
Bích Loa Xuân là một trong mười loại trà nổi tiếng Trung Quốc, cổ có tên gọi là “ Hách Sát Hương Nhân”. Xuất xứ danh trà ở vùng Thái Hồ Động Đình sơn huyện Ngô, Giang Tô. Cái tên Bích La Xuân có từ rất lâu đời. Theo ghi chép ”Thanh Gia lục”, có truyền thuyết rằng: ”Núi đông Động Đình có đỉnh Bích La, trên vách đá dựng đứng có vài cây trà mọc hoang dã. Mỗi năm, người dân trong vùng lại tới hái lá trà về uống. Bấy giờ, khi tiết hái trà đến gần, mọi người lên núi, thấy cây trà cành lá mọc xum xuê, ai cũng thi nhau lấy, giỏ tre đựng không đủ, bèn giắt cả vào ngực áo. Lá trà ấp vào ngực, gặp hơi nóng tỏa ra từ cơ thể, phát ra mùi hương kỳ lạ. Mọi người nhất loạt thốt lên: Nhân hương”. Từ đó về sau, mỗi lần hái trà, mọi người không dùng giỏ tre mà đều ôm vào ngực. Loại trà mang tên ”Nhân hương” – ý là chỉ mùi thơm lá trà phát ra từ cơ thể con người. Vùng núi có người tên là Chu Chính Nguyên rất thông thạo cách chế trà ”Nhân hương”. Nhân Hoàng đế Khang Hy du ngoạn Thái Hồ, người dân dâng trà ”Nhân hương”, vua mê mẩn với tách trà, cảm thấy tên gọi không ưu nhã, liền đổi thành ”Bích Loa xuân”.
http://iloveyoulc91.files.wordpress.com/2011/11/c491e1bb99ng-c491c3acnh-bc3adch-loa-xuc3a2n.jpg
Bích Loa Xuân được trồng tại núi Động Đình, huyện Thái Hồ, tỉnh Giang Tô, Động Đình chia làm đông sơn và tây sơn, Động Đình Đông Sơn là Uyển Như, một bán đảo lớn trên Thái Hồ, Động Đình Tây Sơn là một hòn đảo sừng sững trong hồ. Hai núi khí hậu ôn hòa, nhiệt độ không khí trung bình năm 15. 5~16. 5°C, lượng mưa trung bình1200~1500 millimet, hồ Thái Hồ, hơi nước bốc lên, sương mù dày đặc, không khí ẩm ướt, thổ nhưỡng có tính hơi chua hoặc axit yếu. Thêm tính chất tơi xốp, rất tốt cho cây trà sinh trưởng.
Những búp trà Bích Loa Xuân kết chặt, cuốn cong như con ốc, có chút trắng, trắng xen xanh, búp trà non nớt, vị trà sau khi pha từ từ tỏa ra, bay lượn trong không khí, nước trà trong mà xanh biếc, mùi thơm ngát hợp lại, vị ngọt lạnh, khiến cho người uống cam thấy thư thái, thoải mái, từ triều Đường, Tống đã liệt vào cống phẩm. Bích Loa Xuân, tên như trà, màu sắc xanh biếc, xoắn ốc, thu hái lúc đầu xuân.
Khi uống, nước đầu màu nhạt chước sắc đạm, mùi thơm, tươi mát, nước thứ 2 xanh biếc, thơm, vị thuần; nước thứ 3 xanh ngọc bích, hương mùi thơm nồng, quay về vị ngọt, thật sự là quý như trân bảo.
Thu hái Bích Loa Xuân cần có tay nghề cao, khi hái có 3 đại đặc điểm: thứ nhất là hái vào lúc sáng sớm, thứ hai là hái lá trà lúc còn non, thứ ba là hái trà sạch. Hàng năm từ tiết xuân phân đến cốc vũ, chọn ngày trong tiết xuân phân trời trong xanh mát mẻ để thu hái chế biến trà búp Minh Tiền trà phẩm chất quý nhất. Thông thường sẽ hái những lá non mới ra, 1. 6~2. 0 centimet, lá trà sau khi thành phẩm có hình dạng như móc câu, nên gọi là “móc câu”. Để sao chế 500g Bích Loa Xuân cao cấp ước chừng cần hái 6. 8~7. 4 vạn búp trà non, trong lịch sử từng làm 500g trà cần tới 9 vạn búp trà, có thể thấy được búp trà rất non, kỹ thuật hái không giống bình thường. Điều kiện thiên nhiên ưu đãi, thêm giống tiên trf chất lượng tốt nguyên liệu làm nguyên liệu, làm nên Bích Loa Xuân vang danh thiên hạ.
Hái búp trà về cũng là lúc tiến hành công việc tỉ mỉ bỏ đi những lá trà và búp trà không đạt tiêu chuẩn, sao cho nhưng búp trà còn lại có chung độ ngắn dài nhất định. Bình thường chọn lọc 1kg búp trà, cần 2~4 giờ. Thật ra, quá trình này cũng là một trong các bước tiến hành chế biến trà, có thể thúc đẩy cường độ ô-xy hoá, có lợi cho việc hình thành phẩm chất trà. Thông thường 5.00~9.00h hái, 9.00~15.00h chọn lọc, 15.00h ~ buổi tối sao chế, buổi sáng hái trà, cùng buổi tối sao chế trà, không để trà qua đêm.
Bích Loa Xuân sao chế đặc điểm là: tay không rời trà, trà không rời nồi, giữa vò có sao, trong sao có vò, sao vò kết hợp, thao tác liên tục, đến lúc nổi lên thì thành. Chủ yếu quy chế thao tác làm: sao trà, vò trà, dùng tay vê trà thành hình, sấy khô.






i

p-ab3gTb8xb3dLg.gif


Like this:</h3> Like
One blogger likes this post.
[*]http://gravatar.com/rynario [/list]
 
Hạng D
20/10/11
2.563
958
113
Đà Nẵng
www.otosaigon.com
Re:THƯ QUÁN ĐẠO TRÀ II

Chuyên những danh trà Trung Quốc</h1>
2011/6/20 12:00​
Trong ba loại đồ uống phổ biến nhất thế giới: trà, cà phê và ca cao, trà được nhiều người ưa chuộng nhất. Trung Quốc là xứ sở của trà. Trà, cùng với tơ lụa, gốm sứ Trung Quốc, nổi tiếng thế giới cách đây hơn nghìn năm. Hầu hết cây trà ở những quốc gia khác đều có nguồn gốc trực tiếp hoặc gián tiếp từ xứ sở này.
%E5%9B%BE%E7%89%873%283%29.jpg

Cách gọi trà (lá trà) ở nhiều nước bắt nguồn từ phát âm ''cha'' Trung Quốc. Người Nga gọi là "cha'i", (phát âm giống "chaye" - lá trà của cư dân phía bắc Trung Quốc). Người Anh có từ "tea", phát âm bản sao của người vùng Hạ Môn. Cách viết chữ ''trà'' Nhật Bản cũng tương tự chữ ''trà'' Trung Quốc, phát âm chỉ khác đôi chút.
Trà trở thành thứ thiết yếu trong đời sống thường nhật của người Trung Quốc từ xa xưa. Mùa hè, hương trà như xua tan không khí nóng nực và mang lại cảm giác mát mẻ, sảng khoái. Mùa đông, tách trà ấm áp giúp con người gần nhau hơn. Người Trung Quốc có câu nói thế này: "Thà ba ngày thiếu muối còn hơn một ngày vắng trà''. Trà Trung Quốc có rất nhiều loại, gắn liền với các truyền thuyết, câu chuyện kể.
%E5%9B%BE%E7%89%874%282%29.jpg
Dũng Khê Hỏa Thanh

Đó là loại trà đặc sản của huyện Kinh tỉnh An Huy. Khởi nguyên của nó bắt đầu từ thời Minh. Lai lịch Dũng Khê Hỏa Thanh là truyền thuyết: bấy giờ ở vùng Dũng Khê có một tú tài tên gọi Lưu Kim, hiệu là La Hán tiên sinh. Nhân tiết trời xuân đi tới dãy núi Dũng Khê phát hiện ra một loại cây ''Kim Ngân trà''. Loại cây này lớn lên hình dáng rất kỳ lạ, nửa phiến lá màu trắng, nửa còn lại màu vàng. Người dân quen gọi là ''Bạch trà''. La Hán tiên sinh nghe kể cảm thấy rất hứng thú, bèn lấy về mầm cây ''Kim Ngân trà'' đem về nhà, vò rồi sao trên lửa, chế thành một loại lá trà, bề ngoài ưu tú thanh nhã, sắc xanh như châu ngọc, phủ lớp lông tơ trắng mịn, lại có mùi thơm như hoa, vị ngọt tựa cam đường, và đặt tên là Hỏa Thanh. Dũng Khê Hỏa Thanh sau này trở thành trà tiến vua, nổi tiếng toàn quốc, phát triển thịnh trị nhất vào thời nhà Thanh (1851-1861).
Tây Sơn trà
Tây Sơn trà xuất phát từ vùng Tây Sơn huyện Quế Bình (Quảng Tây). Xa xưa trên núi Tây Sơn có phiến đá bàn cờ, xung quanh mọc rất nhiều cây trà. Ngày kia, hai vị thần tiên ở trời cao bay xuống núi, chơi cờ trên đá. Họ ngắt vài lá trà bên cạnh, nấu với nước suối Khổng Tuyền rồi uống. Về sau, nước suối có vị ngọt như sữa, pha với cây trà vùng núi Tây Sơn thì hương vị không thể nào quên.
%E5%9B%BE%E7%89%875%281%29.jpg
Thiết Quan Âm

Loại trà này là sản phẩm riêng của vùng An Khê (Phúc Kiến). Thời vua Càn Long nhà Thanh, ở thôn Tùng Lâm có người tên Ngụy Ẩm rất tin theo Phật. Mỗi buổi sáng sớm, thường pha một cốc trà thanh tịnh và cúng trước tượng Phật Quan Âm Đại Sĩ. Một hôm, anh lên núi kiếm củi, tìm ra một cây trà, trong ánh bình minh lóe rạng, lá trà như phát tỏa hào quang. Ngụy Ẩm đào cây mang về nhà, chăm sóc chu đáo. Lá trà sau này chế thành Ô Long trà, hương vị đặc biệt. Lá trà này sắc xanh như sắt, vị thanh, hương giống cây cỏ thơm nên gọi là ''Thiết Quan Âm''.
Hàng Châu Bích La Xuân
Xuất xứ danh trà ở vùng Thái Hồ Động Đình sơn huyện Ngô, Giang Tô. Cái tên Bích La Xuân có từ rất lâu đời. Theo ghi chép ''Thanh Gia lục'', có truyền thuyết rằng: ''Núi đông Động Đình có đỉnh Bích La, trên vách đá dựng đứng có vài cây trà mọc hoang dã. Mỗi năm, người dân trong vùng lại tới hái lá trà về uống. Bấy giờ, khi tiết hái trà đến gần, mọi người lên núi, thấy cây trà cành lá mọc xum xuê, ai cũng thi nhau lấy, giỏ tre đựng không đủ, bèn giắt cả vào ngực áo. Lá trà ấp vào ngực, gặp hơi nóng tỏa ra từ cơ thể, phát ra mùi hương kỳ lạ. Mọi người nhất loạt thốt lên: Nhân hương''. Từ đó về sau, mỗi lần hái trà, mọi người không dùng giỏ tre mà đều ôm vào ngực. Loại trà mang tên ''Nhân hương'' - ý là chỉ mùi thơm lá trà phát ra từ cơ thể con người. Vùng núi có người tên là Chu Chính Nguyên rất thông thạo cách chế trà ''Nhân hương''. Nhân Hoàng đế Khang Hy du ngoạn Thái Hồ, người dân dâng trà ''Nhân hương'', vua mê mẩn với tách trà, cảm thấy tên gọi không ưu nhã, liền đổi thành ''Bích La xuân''.
Huệ Minh Trà
Vùng núi Cảnh Ninh, Âu Giang tỉnh Chiết Giang là quê hương trà Huệ Minh, gắn liền với tên gọi một ngôi chùa sát chân núi. Tương truyền thời nhà Đường, có người tên là Lôi Thái Tổ đem bốn người con từ Quảng Đông lánh nạn đến vùng Giang Tây, rồi lại từ Giang Tây lưu lạc tới Chiết Giang. Trên đường đi gặp một vị hòa thượng, trò chuyện rất tâm đồng ý hợp. Cha con họ Lôi đến Cảnh Ninh, khai phá đất hoang, tìm cơ kiếm sống. Quan huyện sinh lòng tham, tìm cách chiếm đất đai của năm cha con, đẩy họ khỏi vùng. Cơ may họ Lôi đến trấn Nga Khê (Cảnh Ninh) lại gặp hòa thượng cũ. Đó chính là vị sư tổ chùa Huệ Minh. Xung quanh chùa đất đai rộng lớn, cây cối um tùm, vắng bóng người ở. Hòa thượng gọi cha con Lôi Thái Tổ đến chùa Huệ Minh, khai hoang trồng trà. Tên Huệ Minh trà có từ ấy.
Cửu khúc hồng mai
Cửu khúc hồng mai gọi tắt là Cửu khúc hồng còn có tên là Cửu khúc Ô long, xuất xứ ở bờ sông Tiền Đường (Hàng Châu). Tên gọi rất thi vị này bắt nguồn từ một truyền thuyết cũng là phản ánh sự đặc sắc của loại trà. Ở vùng Cửu khúc hồng mai có đôi vợ chồng già vẫn chưa sinh con, cuộc sống vô cùng nghèo khổ. May sao một năm thành tâm nguyện ý sinh được cậu con trai, vợ chồng mừng hơn bắt được châu ngọc và gọi con là A Long. A Long lớn lên thông minh đẹp đẽ, lại rất thích chơi bên bờ sông. Một hôm, A Long đang nghịch nước, thấy hai con tôm tranh nhau viên ngọc nhỏ, cậu cảm thấy rất hiếu kỳ, bèn lấy viên ngọc sung sướng chạy về nhà. Trên đường đi không cẩn thận, nuốt ngọc vào bụng. Về đến nơi, toàn thân ngứa ngáy, gọi mẹ cho đi tắm. A Long vừa vào chậu nước, hình dáng biến thành rồng nhỏ Ô Long. Hôm đó trời mưa gió, sấm chớp bão bùng, Ô Long nhe nanh múa vuốt, bay ra khỏi nhà, hướng về phía núi. Vợ chồng già thấy con biến hình, vừa thất vọng, vừa đau đớn, khóc lóc xót xa. Ô Long lưu luyến song thân, nửa muốn đi, nửa muốn ở, chốc chốc ngoái đầu lại. Nơi Ô Long dừng chân, biến thành suối Cửu khúc. Ô Long đi rồi, hai vợ chồng già càng thêm thương nhớ. Về sau mỗi tiết Thanh minh, Ô Long lại về thăm cha mẹ một lần. Truyền thuyết về suối Cửu khúc cũng vừa phù hợp với cây trà trên núi Hàng Châu. Hình thù lá trà giống như rồng nhỏ, nên mọi người gọi là ''Cửu khúc Ô long''. Lá trà sắc vàng lấp lánh, khi pha nước, màu sắc tươi hồng nên còn gọi là ''Cửu khúc hồng mai''.
%E5%9B%BE%E7%89%876%281%29.jpg
Ô Long trà

Từ rất lâu rồi, ở vùng núi sâu An Khê Phúc Kiến, có người thợ săn gọi là Hồ Lương. Một ngày trở về nhà sau khi săn thú, mặt trời lên cao, thời tiết nóng nực, Hồ Lương sợ thịt ôi hỏng, bèn tiện tay ngắt vài lá cây ven đường che đậy. Sau lại thấy nhà mình có mùi hương thơm ngát. Tìm quanh quẩn trong ngoài, mới biết hương thơm tỏa ra từ lá cây đã ngắt. Anh dùng lá cây ngâm vào nước, uống thấy tinh thần muôn phần sảng khoái. Hồ Lương không quản đường xa, tìm tới nơi, đào cây mang về trồng. Nhưng mùi vị pha không giống như trước. Anh suy nghĩ mông lung, rồi hiểu rằng, lá trà phải phơi nắng, gia công rồi mới có hương thơm. ''Hồ Lương'' phát âm ngôn ngữ địa phương gần giống ''Ô Long''. Người dân trong vùng ghi nhớ công lao Hồ Lương liền gọi loại trà này là ''Ô Long trà''.
Quân Sơn Ngân Châm
Có vị vua Minh Tông sau thời Ngũ Đại, một hôm thiết triều, thái giám dâng chén trà. Khi đổ nước pha trà, thấy bóng hạc trắng soi đáy cốc, ngước nhìn lên không trung, thấy một con hạc trắng quay đầu về phía vua, gật ba cái rồi bay đi. Chén trà đột nhiên dâng lên làn hương cùng bọt nhỏ từ dưới đáy, lăn tăn bóng nước, và chầm chầm lan tỏa không dứt, nhác trông giống bông hoa tuyết. Lại hợp với lời tâu thái giám, loại trà này pha bằng chiếc lông hạc. Vua cảm động và sung sướng, hạc trắng cúi đầu chào ba lần, ý như cung chúc vua vạn tuổi. Vua Minh Tông sau đặt tên là trà Quân Sơn Ngân Châm. Loại trà này xưa chỉ để tiến vua...
Ở Trung Quốc thời Tây Chu, trà bắt đầu được xem như một vật phẩm tiến vua. Cuối thời Tây Hán, trà là thứ hàng hóa chủ yếu. Đến thời nhà Đường, trà trở nên phổ biến với mọi người dân. Vào thế kỷ thứ 6, một vị hòa thượng đã mang trà đến Nhật Bản, thế kỷ thứ 16, một người truyền giáo Bồ Đào Nha đã giới thiệu trà Trung Quốc ở Âu châu. Trà - uống trà là nét sinh hoạt văn hóa không thể thiếu được trong đời sống hàng ngày của người dân Trung Quốc.
 
Hạng D
20/10/11
2.563
958
113
Đà Nẵng
www.otosaigon.com
Re:THƯ QUÁN ĐẠO TRÀ II

Thập đại danh trà (十大名茶) hay Trung Quốc thập đại danh trà (中国十大名茶) là một danh sách gồm 10 loại trà được coi là nổi tiếng nhất của Trung Quốc.
Trà Xuất xứ Địa phương Loại Trà Long Tỉnh
(龙井) Tây Hồ, Hàng Châu Chiết Giang Trà xanh Trà Bích Loa Xuân
(碧螺春) Động Đình hồ, Tô Châu Giang Tô Trà xanh Trà Thiết Quan Âm
(铁观音) An Khê, Tuyền Châu Phúc Kiến Trà ô long Trà Mao Phong
(毛峰) Hoàng Sơn An Huy Trà xanh Trà Ngân Châm
(银针) Quân Sơn, Nhạc Dương Hồ Nam Trà vàng Hồng trà
(祁门) Kỳ Môn An Huy Trà đen Nham trà
(岩茶) Vũ Di Sơn Phúc Kiến Trà ô long Trà Qua Phiến
(瓜片) Lục An An Huy Trà xanh Trà Mao Tiêm Đô Quân
(毛尖) Đô Quân Quý Châu Trà xanh Trà Mao Tiêm Tín Dương
(毛尖) Tín Dương Hà Nam Trà xanh
 
Hạng C
22/10/11
581
3
18
45
TPHCM
Re:THƯ QUÁN ĐẠO TRÀ II

Các giai thoại về trà của bác Đáng làm em mở mang tầm mắt,thế mới biêt xưa giờ em chỉ như ếch ngồi đáy giếng ,mắt nhìn không qua nổi cổng làng
Cảm ơn bác Đáng !
 
Hạng C
22/10/11
581
3
18
45
TPHCM
Re:THƯ QUÁN ĐẠO TRÀ II

Võ NHư Đáng nói:
Phi thạch nói:
Ba cái đồ trung quốc : sạo bỏ mẹ. Người có lý trí nên bỏ, không tin.
Bác nầy nói đúng.
Tôi cúng nhận quà biếu 1 bộ tử sa. Thế nhưng tôi tin đồ đểu.!!!

Trung Quốc nó hay ở chỗ ,mua đồ xịn về làm nhái để sài.
 
Hạng C
22/10/11
581
3
18
45
TPHCM
Re:THƯ QUÁN ĐẠO TRÀ II

Võ NHư Đáng nói:
hungnguyen1978 nói:
Uống trà nhàn nhã mới phong lưu
Khi say vật vã còn hơn rượu
Trà khởi nhân gian từ đâu nhĩ
Ba tuần trà đậm hết phân ưu
Sao rồi bác? Tìm lại Thư quán trà đạo 1 hay bỏ hẳn hả bác?
Dạ mất rồi thì đành chịu bác à,em thấy trang này bài của bác càng hay hơn nên lưu trang này xịn hơn bác nhé
 
Hạng D
20/10/11
2.563
958
113
Đà Nẵng
www.otosaigon.com
Re:THƯ QUÁN ĐẠO TRÀ II

Văn hóa trà Việt Nam với những nét đặc trưng và tinh túy riêng, đã đóng góp vào nền văn hóa trà thế giới.
Người Việt Nam luôn tự hào với công phu tẩm ướp, pha trà và thưởng thức trà. Trà Việt Nam có thể được chia làm 3 loại: trà hương, trà mạn và trà tươi.
<h3> Trà hương</h3> Đây là loại trà đặc trưng của Việt Nam vì người Việt Nam rất thích uống trà ướp hương của các loài hoa như hoa lài, hoa sói, hoa sen, hoa ngâu, hoa cúc..., thường trà được ướp hoa trước và đóng gói sẵn để dễ dùng. Nói đến trà hương là phải nói đến 3 loại trà hương rất đặc sắc: trà sen, trà ngũ hương và trà hoa sứ.
  • Trà sen: Trà sen được sử dụng phổ biến từ lâu tại Việt Nam. Đặc biệt cư dân Hà Nội luôn tự hào với cách tẩm ướp, pha trà và thưởng trà của họ[cần dẫn nguồn][/sup]. Trà sen trở thành một tinh thần đặc trưng của văn hóa trà Việt Nam, mang trong đó nhiều triết lý, lịch sự và lòng kính trọng.
Bài chi tiết: Trà sen
  • Trà ngũ hương: Là trà uống trong các dịp lễ tết, nhất là Tết Nguyên Đán. Một khay trà đặc biệt có 5 chỗ trũng, đặt vào 5 loài hoa bắt hương nhất là lài, sói, sen, ngâu và cúc. Tráng ly cho nóng và đặt úp lên các bông hoa, đợi một chút rồi lấy ly đó để thưởng thức trà.
  • Trà hoa sứ: Hoa sứ không thể ướp trực tiếp vào trà như các loài hoa trong ngũ hương, chỉ có thể thưởng hương bằng một ly nhỏ nóng úp lên hoa rồi dùng lý đó uống trà.
<h3>[sửa] Trà mạn</h3> Trà mạn là trà không ướp hương, chú trọng đến sự tinh tế trong cách thưởng thức trà. Trà mạn có những tiêu chuẩn phức tạp về trà, nước pha trà, ấm uống trà, cách pha trà và bạn thưởng trà. Trà mạn có 2 loại chính là trà Tàu và trà Thiền.
  • Trà Tàu: Ảnh hưởng nhiều từ tinh thần và phong cách của trà Trung Hoa, thường dùng trà Trung Quốc, chuộng ấm đất Nghi Hưng và rất tỉ mỉ về cách để có chén trà ngon.
  • Trà Thiền: Là cách uống trà mang nặng tính Thiền, lấy trà làm duyên để hướng vào nội tâm. Trà Thiền nhằm giáo dục con người.
<h3>[sửa] Trà tươi (chè tươi)</h3>
Một bát chè tươi


Trà tươi là cách uống trà cổ xưa nhất của người Việt. Dùng lá chè tươi, vò nhẹ và cho vào nồi nấu, sau đó thưởng thức bằng bát sành lớn bên bếp lửa. Tại những làng cổ, các gia đình trong làng thường luôn phiên nấu trà mỗi tối để thiết đãi cả làng. Trà tươi là cách thưởng trà hun đúc tình xóm, làm con người thân thiện và gần gũi nhau.
Dùng lá chè tươi rửa sạch, cũng giống như cách pha tra khô khác bằng cách hãm trà, tức là nước đun sôi rồi chế nước vào ấm. Sau 3-5 phút là có thể có chén trà ngon. Nếu pha bằng cách cho lá trà vào nồi đun lên thì nước trà có màu không đẹp và rất đắng.
 
Hạng D
20/8/10
2.181
0
0
Re:THƯ QUÁN ĐẠO TRÀ II

Nói đến nghệ thuật uống trà thì nó vô tận lắm. Các Lão tổ ngày xưa uống trà và đàm đạo thì khỏi phải nói. Riêng em không nghiện trà nhưng lại thích uống trà, mỗi lần ghé lão Hungnguyen lúc nào cũng được thưởng thức món trà của Lão thấy cũng rất hay nhưng em ít dám ghé thường vì sợ bị......ghiền....hehehe